đốc và cán bộ lãnh đạo các phòng ban
3.2.1.1. Tăng cường năng lực quản trị điều hành
Hướng quản trị kinh doanh và quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị điều hành cho các cán bộ quản lý, tăng cường quản lý nội bộ, tao cơ chế minh bạch cho hoạt đồng tín dụng, cụ thể:
51
- Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và đồng bộ trong toàn hệ thống về định hướng phát triển hoạt động ngân hàng, nhất quán trong chỉ đạo điều hành và triển khai hoạt động kinh doanh ngân theo hướng thông suốt và trực tuyến.
- Xây dựng hệ thống các công cụ để quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng hệ
thống chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, phân giao kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch,
hệ thống đánh giá chất lqợng hiệu quả hoạt động, xây dựng các giới hạn kinh doanh, quy
trình kiểm tra, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển và khai thác thông tin phục vụ quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng hiện đại nói riêng.
- Xây dựng và chuẩn hoá các thể chế, quy chế, quy định trong quản lý và kinh doanh hoạt động ngân hàng hiện đại tiến dần tới các thông lệ quốc tế và hướng tới khách hàng mục tiêu.
3.3.1.2. Quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ
Hoàn thiện chức năng và mô hình theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế. - Xây dựng và ban hành các sổ tay quản lý rủi ro, sổ tay kiểm toán nội bộ. - Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng cho từng loại rủi ro: tín dụng, thị trường và tác nghiệp.
- Xác định các hạn mức rủi ro toàn ngành cho từng giai đoạn đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Từ đó xác định các giới hạn hoạt động cho từng lĩnh vực, đơn vị thành viên và cán bộ nghiệp vụ.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý rủi ro: chỉ tiêu đo lường, chương trình quản lý.
- Tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất.
3.3.1.3. Nâng cao trình độ, kỹ năng của ban lãnh đạo cấp cao bằng việc xây dựng công cụ khung năng lực chuẩn
Người lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành của một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm đưa ra định hướng (tầm nhìn, chiến lược) và
52
điều phối, giám sát hoạt động của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng một khung năng lực chuẩn là điều rất cần thiết để nâng cao, kỹ năng của ban lãnh đạo cấp cao.
Khung năng lực lãnh đạo (Leadership Competencies Model) là một công cụ ứng dụng được nhiều tổ chức và doanh nghiệp phát triển trên nền tảng các lý thuyết năng lực lãnh đạo. Mục đích chính của việc phát triển các khung năng lực lãnh đạo nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo - quản lý, xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển lãnh đạo, xây dựng hệ thống quản lý dành cho đối tượng quản lý và lãnh đạo (Ngô Quý Nhâm, 2012). Khung năng lực (Competencies Model) hay còn gọi là hồ sơ năng lực là một tập hợp các các kiến thức, kỹ năng và đặc điểm cá nhân cần để hoàn thành tốt một vai trò/công việc. Khung năng lực chung thường bao gồm các năng lực chuyên môn và các năng lực đảm bảo hiệu cao trong các công việc như giao tiếp, làm việc nhóm, ra quyết định và giải quyết vấn đề... Khác với khung năng lực chung, khung năng lực lãnh đạo không bao gồm các năng lực chuyên môn mà chỉ tập trung vào các năng lực giúp cho một người ở vai trò lãnh đạo có thể hoàn thành tốt công việc lãnh đạo của mình. (Sơ đồ 3.1)
Sơ đồ 3.1. Mô hình kỹ năng lãnh đạo
Thuộc tính cá nhân
X________________-
Các năng lực
lãnh đạo Thành quả lãnhđạo - Năng lực tư duy tổng hợp - Năng lực tư duy tích luỹ - Động lực - Tính cánh - Kỹ năng giải quyêt vấn đề - Kỹ năng phán Giải quyết vấn đề hiệu quả và hiệu quả lãnh đạo
Kinh nghiệm nghề nghiệp
53