Tính đa dạng và các chỉ tiêu tài chính của hoạt động ngânhàng bán

Một phần của tài liệu 0549 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 50 - 69)

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Tính đến thời điểm tháng 12/2012, các sản phẩm bán lẻ hiện nay của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá gồm có trên 50 sản phẩm được phân loại chi tiết như sau:

Bảng 2.2. Danh mục sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

- Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang; - Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt; - Tiền gửi đầu tư rút gốc linh hoạt; - Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi; - Tiền gửi đầu tư lãi suất thả nổi; - Tiền gửi ký quỹ có kỳ hạn; - Tiết kiệm kiều hối;

- Tiền gửi tiết kiệm tích luỹ; - Tiết kiệm dự thưởng; - Kỳ phiếu;

- Chứng chỉ tiền gửi.

2 Sản phẩm tín dụng cá nhân:

- Cho vay sản xuất kinh doanh; - Cho vay du học;

- Cho vay mua nhà dự án; - Cho vay mua ô tô;

- Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ;

- Cho vay đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán;

- Cho vay du học trong nước trọn gói; - Cho vay cửa hàng, cửa hiệu;

- Cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở;

- Cho vay mua nhà thuộc dự án được NHCT tài trợ vốn;

- Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư sổ/ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá;

- Cho vay tiêu dùng không có bảo đảm đối với cán bộ công nhân viên;

- Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên Vietinbank; - Cho vay đối với nông dân.

15 sản phẩm 41

G-card; E-partner Pinkcard; E-partner 12 con giáp.

- Thẻ tín dụng Visa, Master Card: Thẻ xanh; Thẻ chuần; Thẻ vàng. 7 Sản phẩm ngân hàng điện tử:

- Internet Banking; - SMS Banking;

- Thông báo biến động số dư tài khoản qua SMS; - SMS CK;

- Nạp tiền cho thẻ trả trước các mạng điện thoại di động; - Vấn tin ATM online;

- Momo/M-Money; - VietinBank iPay.

8 sản phâm

~5 Các sản phẩm dịch vụ khác: Trả lương qua tài khoản; Kiều hối; Bảo lãnh; Chiết khấu giấy tờ có giá; Dịch vụ chuyển tiền...

Trên 5 sản phâm 42

Số tiền

(%) Số tiền (%) Số tiền (%)

- Tiền gửi dân cư 1.451 76,6 1.533 64.4 2.170 79.6

- Tổ chức kinh tế 431 22,8 442,6 18,6 621,7 18,0

- Tiền gửi của các tổ chức khác

11 0,6 406.1 17,0 24,3 ĨÃ

Tổng 1.893 100 2.381 100 2.816 100

Trên cơ sở các sản phâm dịch vụ mà Trụ sở chính đưa ra, Chi nhánh đã triển khai hầu hết các sản phâm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đặc biệt là sản phâm huy động vốn. Một số sản phâm cho vay do không phù hợp với điều kiện kinh doanh nên chưa được triển khai kịp thời. Các sản phâm dịch vụ ngân hàng hiện đại do còn mới mẻ để áp dụng rộng rãi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nên nhiều sản phâm còn đang trong quá trình thử nghiệm.

2.2.1.1 Dịch vụ huy động vốn

Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích luỹ của người dân địa phương cũng như nghiên cứu các sản phâm huy động vốn của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, Chi nhánh đã đưa ra nhiều sản phâm tiết kiệm đa dạng và linh hoạt. Bên cạnh các sản phàm tiết kiệm thông thường, các sản phàm tiết kiệm lãi suất linh hoạt theo số dư, theo thời gian, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm thả nổi đã được ứng dụng, những khoản tiết kiệm với thời hạn ngắn theo tuần giúp khách hàng tối ưu hoá nguồn tiền nhàn rỗi của mình để có những chuan bị,

43

dự trù kế hoạch tài chính thích hợp cho mỗi giai đoạn của cuộc sống.

Trong năm 2012, mặc dù có nhiều biến động trên thị trường tài chính, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn do tác động của thị trường bất động sản, cũng như những biến động bất thường về giá vàng, tỷ giá ngoại tệ... dẫn đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng giảm mạnh. Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá đã kịp thời theo sát chỉ đạo định hướng của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, bám sát thông tin thị trường và xu hướng thị hiếu đầu tư tích luỹ của khách hàng để có những chính sách lãi suất phù hợp đảm bảo cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Chi nhánh đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại như: Gửi tiền linh hoạt - nhận siêu lãi suất; Tặng lãi suất tri ân khách hàng; Gửi tiền sinh lộc - quà tặng trao tay; Mừng sinh nhật Vietinbank; Rồng vàng Thăng Long - đón mừng đại lễ. Kết quả các chương trình Chi nhánh đạt được đều vượt mức kế hoạch Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam giao, mang lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho nhiều khách hàng.

Kết quả công tác huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện ở số liệu sau:

Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP công thương Việt

Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Số lượng tài khoản cá nhân (TK) 1.909 2.317 2.896

Số dư trung bình (triệu đồng) 43 5,5 75

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt do ngày càng nhiều các ngân hàng mở thêm chi nhánh, việc tăng lãi suất huy động bất hợp lý, việc triển khai hàng loạt các chương trình khuyến mại rầm rộ, các sản phẩm huy động ɪii(i'i... thị phần của Chi nhánh có phần bị thu hẹp. Một phần nữa do lạm phát tăng cao nên lãi suất tiền gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn người dân, họ chuyển hình thức đầu tư từ tiết kiệm sang các hình thức kinh doanh khác như: đầu tư vào bất động sản, vàng, chứng khoán hoặc chuyển sang gửi tiết kiệm ở khối NHTM cổ phần voi mức lãi suất cao hơn.

Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt voi các NHTM cổ phần trên địa bàn về chính sách lãi suất, chính sách khuyến mại, ... nhưng voi sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nguồn vốn của Chi nhánh vẫn luôn tăng trưởng. Cuối năm 2012, tình hình huy động vốn có những diễn biến phức tạp gây không ít khó khăn cho Chi nhánh trong công tác nguồn vốn. Các ngân hàng đua nhau vượt trần lãi suất huy động 12%/năm của NHNN, ngoài ra còn các loại chi phí khuyến mại, cộng lãi suất thưởng có lúc lên toi 16%/năm. Chi nhánh đã chủ động nghiên cứu phân tích thị trường, có nhiều giải pháp phù hợp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động, thực hiện linh hoạt các chính sách nhằm thu hút tối đa lượng vốn huy động như: chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt đối voi từng đối tượng khách hàng, chính sách tiếp thị đảm bảo luôn chủ động về nguồn vốn cho đầu tư và thanh toán.

Tổng nguồn vốn của Chi nhánh đến 31/12/2012 là 2.816 tỷ đồng tăng 435 tỷ đồng, so voi đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng 18.3%, chiếm thị phần gần 10.68% trên địa bàn (tổng nguồn vốn huy động trong toàn tỉnh đạt 26.367 tỷ đồng). Năm 2011 nguồn vốn tăng trưởng 25.8% so voi năm 2010 về số tuyệt đối tăng 489 tỷ đồng. Quy mô nguồn vốn đến cuối năm 2012 gần bằng

1.5 lần nguồn vốn huy động so voi cuối năm 2010, một sự tăng trưởng cho thấy Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động vốn.

Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi dân cư qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn. Đây là nguồn vốn ổn định nên Chi nhánh luôn quan tâm khai thác. Đến cuối năm 2012, số dư huy động từ dân cư đạt 2.170 tỷ đồng tăng 41.6% so với thời điểm cuối năm 2011 chiếm đến 79,6% trong cơ cấu nguồn huy động tại Chi nhánh, so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư của năm 2011 chỉ đạt 7.9% thì đây là một con số khá ấn tượng. Tuy nhiên, với sự biến động lãi suất nhanh chóng và xu hướng các ngân hàng chạy đua lãi suất nên tâm lý người gửi tiền thường gửi ở các kỳ hạn ngắn. Chính vì vậy, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng, tại thời điểm cuối năm 2012 đạt ở mức trên 79.6% trong tổng tiền gửi dân cư. Đây là một nguồn vốn có hiệu quả nhưng tính ổn định không cao.

Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư qua các sản phẩm tiết kiệm, Chi nhánh còn tập trung vào việc tăng trưởng số lượng tài khoản cá nhân. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng về số lượng tài khoản đạt 25%. Ngoài ra, số dư trung bình trên một tài khoản cũng được tăng đáng kể. Tại thời điểm cuối năm 2010 số dư trung bình mới chỉ ở mức 4,3triệu đồng/tài khoản thì đến tháng 12/2012 đạt mức 7,5triệu đồng/tài khoản.

Bảng 2.4 Số lượng và số dư trung bình của tài khoản cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá

2.2.1.2 Sản phẩm tín dụng cá nhân

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phận dân cư đặc biệt là dân cư thành thị đang tăng lên rất nhanh với nhiều hình thức tiêu

46

dùng khác nhau. Nhận thức được tiềm năng của thị trường bán lẻ rộng lớn, tính đến tháng 12 năm 2012, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ phân đoạn theo đối tượng khách hàng như: cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay du học...

Nhóm sản phẩm cho vay mua nhà đất gồm 4 sản phẩm: Cho vay mua nhà dự án; Cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở; Cho vay mua nhà thuộc dự án được Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam tài trợ vốn; Cho vay gia đình trẻ. Trong quá trình triển khai nhóm sản phẩm cho vay mua nhà Chi nhánh chưa có sự liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án, cùng với việc chú trọng đến chất lượng tín dụng không mở rộng cho vay mua sắm bất động sản khiến cho doanh số cho vay mua nhà chưa phát triển. Sản phẩm Gia đình trẻ có một số ưu điểm nổi trội như chỉ tập trung vào nhóm gia đình trẻ, cung cấp trọn gói một khoản tài chính tuy nhiên có một số điều kiện cho vay khắt khe hơn nên hiện nay số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm này chưa cao.

Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng gồm các sản phẩm: Cho vay mua ô tô; Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Cho vay du học; Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng giấy tờ có giá. Trong nhóm sản phẩm này, sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến sản phẩm cho vay mua ô tô. Các sản phẩm khác chưa được phát triển nhiều.

Các sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên cũng được thiết kế chi tiết đến từng phân đoạn nhỏ theo nơi công tác, vị trí công tác, thu nhập hàng năm. Với sự phân đoạn thị trường phù hợp, các sản phẩm vay vốn đó sẽ tiếp cận được với thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cũng như bảo đảm quản trị rủi ro một cách hiệu quả. Đặc biệt, với mục tiêu gắn kết lâu dài với người lao động Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã triển khai gói sản phẩm hỗ trợ cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên

47

Vietinbank. Ưu điểm của gói sản phẩm là có nhiều ưu đãi về lãi suất, phí so với cho vay thông thường với mức cho vay lên tới 300 triệu đồng.

Tuy nhiên, cho vay cá nhân vẫn chưa được Chi nhánh quan tâm đúng mức đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Cũng như nhiều NHTM quốc doanh, Chi nhánh vẫn tập trung cho vay các doanh nghiệp lớn, không có chiến lược rõ ràng để chiếm lĩnh thị trường khách hàng cá nhân. Tỷ trọng cho vay cá nhân trên tổng dư nợ của Chi nhánh còn khá khiêm tốn thường chỉ chiếm khoảng 21% tổng dư nợ.

Bảng 2.5 Đầu tư tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -

Chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-2012

(%) (%) (%)

Cá nhân 574 21.4 565 37.0 616 10.9

Doanh nghiệp 2.076 783 1.669 63.0 2.764 89.1

1. Phân theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 562 555 610

Tỷ trọng trong tông dư nợ (%) 97,9 982 99,0

- Trung dài hạn 12 10 6

Tỷ trọng trong tông dư nợ (%) 2,1 1,8 10

2. Phân theo mục đích sử dụng vốn vay

- Cho vay tiêu dùng 145 115 165

Tỷ trọng trong tông dư nợ (%) 253 204 268

- Cho vay sản xuất kinh doanh 429 450 451

Tỷ trọng trong tông dư nợ (%) 74,7 79,6 73.2

3. Chất lượng nợ

- Nợ đủ tiêu chuẩn 572,8 563,1 611,9

Tỷ trọng trong tông dư nợ (%) 998 992 99,3

- Nợ cần chú ý 0-4 1,07 1,89

Tỷ trọng trong tông dư nợ (%) 0,07 0,19 0,31

- Nợ xấu 08 0,83 2,21

Tỷ trọng trong tông dư nợ (%) 0,13 0,11 0,39

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa)

Kết quả cho vay trong 3 năm vừa qua cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân bình quân của Chi nhánh thường chỉ xấp xỉ 21% trong tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 616tỷ đồng, tăng 9.0%so với dư nợ năm 2011, so với tốc độ tăng trưởng cho vay cá nhân trong năm 2010 là 7.3% cho thấy Chi nhánh đã tích cực hơn trong công tác phát triển khách hàng. Tuy nhiên, trong cho vay cá nhân thì Chi nhánh tập trung chủ yếu cho vay sản phẩm truyền thống là sản xuất kinh doanh, đầu tư và phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình. Đầu tư sản xuất, kinh doanh trong 2 năm 2010, 2011 thường chiếm tỷ trọng gần 80% trong tổng dư nợ. Sang năm

48

2012, do đã triển khai nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mà tỷ trọng này đã giảm xuống còn 73.2%.

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay cá nhân và cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-2012

- Cho vay sản xuất kinh doanh 451 73,3

- Cho vay mua nhà dự án 2Ĩ 0,34

- Cho vay mua ô tô 7 Ũ4

- Cho vay du học 05 0,08

- Cho vay CBCNV 65 Ẽ06

- Cho vay đối với người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài

1.6 026

- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

0 0

- Cho vay nhà ở, đất ở 921 1498

- Cho vay tiêu dùng có bảo đảm

bằng giấy tờ có giá 55 8,93

Tổng 616 100

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa)

49

Trong các sản phẩm tiêu dùng Chi nhánh tập trung cho vay mua nhà ở, đất ở do nhu cầu về nhà ở của dân cư đô thị tăng cao. Tỷ trọng của sản phẩm này chiếm bình quân 12,87% trong tổng dư nợ, tiếp đến là sản phẩm cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá là 10,45%. Ngoài ra, còn một số sản phẩm khác như: Cho vay cán bộ công nhân viên và Cho vay mua ô tô chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Các sản phẩm khác: Cho vay du học, Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài... Chi nhánh chưa chú trọng phát

Một phần của tài liệu 0549 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w