Môi trường hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP công

Một phần của tài liệu 0549 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 75)

thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

a/Điều kiện kinh tế xã hội

Thuận lợi

- Thanh Hoá là tỉnh cửa ngõ phía Bắc của các tỉnh Miền Trung, có vị trí chiến lược quan trọng. Thanh Hoá cũng là tỉnh đất rộng, người đông với diện tích 1.168km2 , dân số trên 3,9 triệu người, có đủ các vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng và kinh tế biển. Có thế mạnh trong sản xuất vật liệu xây dựng đặc biệt là xi măng và sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Có 4 nhà máy xi măng, 3 nhà máy đường, 2 nhà máy sản xuất tinh bột với vùng nguyên liệu dồi dào.

- Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng: Năm 2012 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh phát triển theo chiều hướng tích cực, hầu hết các các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt của tỉnh đều duy trì nhịp độ phát triển ở mức khá; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 11.5% gần bằng mục tiêu đặt ra 13,7%. Tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh dồi dào. Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn khởi công xây dựng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều dự án lớn, cũng như vốn đầu tư, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và cũng là cơ hội để Ngân hàng huy động vốn và đầu tư cho vay.

- Tình hình chính trị ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Từ năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, giá cả tăng cao, nhưng các cấp đảng ủy, chính quyền trong tỉnh đã triển khai kịp thời các giải pháp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, cộng

với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh vẫn giữ được ổn định và có bước phát triển.

Khó khăn

- Nen kinh tế của tỉnh tuy đã có sự phát triển nhưng chưa ổn định, vững chắc, lạm phát có nguy cơ tăng cao tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp.

- Thanh Hoá là một tỉnh trong những năm qua nhịp độ tăng trưởng GDP thấp hơn mức trung bình cả nước. Tốc độ tăng bình quân về công nghiệp và nông nghiệp thấp đã hạn chế sự phát triển của ngành dịch vụ. Lao động nông nghiệp chiếm 80%, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé lạc hậu nó là nhân tố kìm hãm sự phát triển của tỉnh nhà. Hơn nữa, Thanh Hoá cũng là tỉnh nằm trong khu vực của trung tâm các cơn bão, ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm đã đe doạ đến đời sống, sản xuất - kinh doanh của nhân dân trong tỉnh.

b/Đặc thù địa phương (khách hàng - ngành hàng)

Thanh Hoá là một tỉnh đông dân: dân số trung bình 3.9 triệu người do đó số lượng khách hàng rất lớn. Trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá có trên 6.000 doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trong đó có trên 5.000 doanh nghiệp và 180.000 cơ sở kinh tế cá thể đang hoạt động bình thường chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp, xây dựng. Số doang nghiệp và cơ sở kinh tế cá thể này chủ yếu tập trung tại Thành phố Thanh Hoá, Thị xã Bỉm Sơn, Huyện Hoằng Hoá, Huyện Tĩnh Gia.

Trên địa b àn có một số ngành như điện, nước, bưu điện, thuế, hải quan, xăng dầu... có số thu bằng tiền mặt lớn, nhưng chưa sẵn sàng chấp nhận các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản, mà vẫn còn dùng tiền mặt là chủ yếu.

c/Môi trường cạnh tranh

Trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá tính đến nay có 23 chi nhánh ngân hàng thương mại cấp I, gần bốn mươi chi nhánh trực thuộc chi nhánh cấp I, có 52 quĩ tín dụng nhân dân cơ sở, 26 phòng giao dịch cấp huyện của NH chính sách xã hội, 25 bưu cục huy động tiết kiệm bưu điện. Với một mạng lưới khá “ dầy đặc “ như trên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt đặc biệt là sự cạnh tranh về huy động vốn, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa có lợi thế là Ngân hàng có thị phần thứ hai trên địa bàn sau Ngân hàng nông nghiệp, có mạng lưới ở thành phố, các huyện và các khu kinh tế tập trung nhiều lợi thế trong cạnh tranh do đó có khả năng phát triển tốt hơn.

2.3.2 Kết quả đạt được của sự phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá đã và đang không ngừng phát triển, ngày càng khẳng định rõ uy tín của mình trên thị trường. Trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

- Nguồn vốn huy động dân cư ngày càng tăng trưởng

Mặc dù tình hình nền kinh tế có những biến động bất thường nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng cao, góp phần chủ động và ổn định được nguồn vốn đầu tư, thanh toán. Nguồn vốn huy động từ dân cư có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn trung dài hạn cho ngân hàng. Số dư huy động từ dân cư tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 2.170 tỷ đồng tăng 41.6% so với thời điểm cuối năm 2011, chiếm 79,6% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dân cư chỉ đạt 5.7% so với năm 2010 thì kết quả đạt được trong năm 2012 chứng tỏ Chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc duy trì và phát triển nguồn tiền gửi dân cư. Các hình thức huy động được đa dạng hoá, linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và

gốc linh hoạt.

- Những cải thiện về năng lực tài chính, quản trị điều hành, mở rộng mạng lưới phân phối.

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã có tiến bộ rõ rệt trong quản trị điều hành, nhiều cán bộ trẻ đã được quy hoạch và bổ nhiệm ở các vị trí lãnh đạo các phòng đã góp phần thay đổi phương thức làm việc năng nổ, nhiệt tình có hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong cơ chế thị trường. Việc phát triển thêm nhiều phòng giao dịch trong địa bàn thành phố và một số huyện lân cận; trang bị thêm nhiều máy ATM đã đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần người tiêu dùng hơn. Các phòng giao dịch của Chi nhánh đã được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới khang trang đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích, văn minh trong giao dịch thanh toán.

- Việc cung cấp các dịch vụ đã được thực hiện theo đúng quy trình; Trình độ cán bộ nhân viên Chi nhánh được nâng lên rõ rệt.

Chi nhánh đã nghiêm túc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ mà Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã ban hành, đồng thời thường xuyên phối hợp với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam và các phòng ban tổ chức các buổi hội nghị tập huấn nghiệp vụ theo chuyên đề và yêu cầu cán bộ nhân viên phải nâng cao tinh thần tự học hỏi, cập nhật văn bản chế độ đảm bảo việc tư vấn, bán các sản phẩm chính xác, kịp thời, đáp ứng được theo nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ, tính đến nay số cán bộ có trình độ thạc sỹ và đang theo học thạc sỹ của Chi nhánh là 25 người, chiếm tỷ lệ 15,2%, một con số khá cao trong toàn hệ thống.

- Giá cả các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được áp dụng ngày càng linh hoạt hơn

Chi nhánh đã có sự vận dụng linh hoạt các mức phí, lãi suất huy động, cho vay trên cơ sở biểu phí và sàn lãi suất huy động, cho vay mà Ngân hàng

TMCP công thương Việt Nam ban hành theo từng đối tượng khách hàng cụ thể đảm bảo đạt được lợi ích cao nhất. Với những khách hàng truyền thống, có uy tín trong giao dịch, mức độ rủi ro thấp, hoặc với những khách hàng có sử dụng nhiều loại sản phẩm thì Chi nhánh cân đối áp dụng các mức phí, lãi suất đảm bảo duy trì và phát triển được quan hệ, đồng thời vẫn đem lại lợi ích hài hoà cho cả hai bên. Đặc biệt, trong việc áp dụng lãi suất huy động vốn, Chi nhánh đã thường xuyên bám sát tình hình biến động trên thị trường để kịp thời đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, hấp dẫn khách hàng.

2.3.3 Những mặt còn hạn chế trong phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Thứ nhất, danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL còn nghèo nàn, đơn điệu, tính tiện lợi chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đến nay, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân nhưng số lượng các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ Chi nhánh cung cấp còn rất ít, chưa đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết. Các dịch vụ của Chi nhánh còn mang tính truyền thống, không phù hợp với cuộc sống hiện đại của số đông khách hàng trẻ.

- Đối với dịch vụ huy động vốn: Chi nhánh mới cung cấp những sản phẩm tiết kiệm thông thường, chưa phát triển các dịch vụ nâng cao trên nền tảng dịch vụ gốc. Các sản phẩm tiền gửi còn đơn giản, chưa phù hợp với nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng của dân cư. Trong khi các NHTM cổ phần đã đưa ra rất nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt, đa dạng, hấp dẫn khách hàng với lãi suất cao hơn như: Techcombank có hình thức huy động tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm định kỳ vì tương lai, tích lũy bảo gia; ACB, Sacombank có hình thức gửi tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm nhận tiền tại nhà... Các sản phẩm tiền gửi thanh toán chỉ áp dụng cùng một mức lãi suất, không phân biệt với tài khoản có số dư lớn, chưa áp dụng đầu tư tự động với tài khoản cá nhân.

- Đối với dịch vụ cho vay: Chi nhánh mới chỉ chú trọng phát triển cho vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình mà chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển cho vay tiêu dùng. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã đưa ra nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mới như: cho vay chứng minh tài chính, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay mua nhà dự án, cho vay lao động đi nước ngoài nhưng chưa được triển khai rộng rãi ở Chi nhánh, nhiều khách hàng còn chưa biết đến sản phẩm cho vay mới.

- Đối với dịch vụ thẻ: Chi nhánh mới chỉ chú trọng đến việc gia tăng số lượng thẻ mà chưa quan tâm đến các tiện ích, nhu cầu thực sự của khách hàng. Số lượng thẻ tín dụng phát hành nhiều nhưng tỷ lệ khách hàng không sử dụng, số thẻ tín dụng chưa được kích hoạt cũng tương đối lớn. Dịch vụ trả lương qua tài khoản đạt kết quả không cao, chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.

- Một số dịch vụ ngân hàng khác như chiết khấu chứng từ có giá, bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử như Vietinbank iPay chưa được áp dụng rộng rãi cho khách hàng cá nhân. Các tiện ích mới của dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được khai thác nhiều mà chỉ mới thực hiện được chức năng vấn tin là chủ yếu, chưa thực hiện được các giao dịch khác.

Thứ hai, kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, dịch vụ Internet Banking mới chỉ dừng lại chủ yếu ở truy cấp thông tin. Hiệu quả sử dụng hệ thống máy ATM còn thấp, đa phần khách hàng chỉ sử dụng để rút tiền mặt. Các tiện ích khác như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại rất ít người sử dụng, thậm chí có người còn không biết đến chức năng này.

Thứ ba, thị phần các mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chính còn chiếm tỷ trọng thấp, đặc biệt là cho vay cá nhân. Cho vay cá nhân chủ yếu tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đặc thù chủ yếu là cho vay cá nhân, hộ gia đình và với mạng lưới rộng khắp đến tận huyện, xã nên thị phần cho vay của 2 ngân hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2.4% nhưng dư nợ cho vay cá nhân của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá luôn xếp thứ ba. Trong năm 2012 với dư nợ đạt 616 tỷ đồng tăng 51 tỷ đồng so với năm 2011, đạt tốc độ tăng trưởng 9% trong khi tốc độ tăng trưởng chung trong toàn tỉnh đạt 29.3%, qua đó cho thấy trong những năm gần đây việc tăng trưởng dư nợ trong lĩnh vực cho vay cá nhân của ngân hàng TMCP công thương Thanh hoá đang phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thực tế trong các năm qua tỷ trọng tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức trên 30%. Trong khi tại Chi nhánh con số này chỉ chiếm khoảng 21%.

Thứ tư, Việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại thu nhập chính của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá vẫn chủ yếu là thu nhập từ lãi cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Cho đến nay, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chưa có chương trình quản lý thu nhập, chi phí theo từng dòng sản phẩm, nên việc hạch toán thu nhập và chi phí của sản phẩm bán lẻ còn bị lẫn lộn với dòng sản phẩm khác nên chưa thống kê được con số cụ thể.

2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế

a) Nguyên nhân chủ quan

- Chi nhánh chưa xây dựng được chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ riêng mà còn lồng ghép vào chiến lược kinh doanh chung nên chưa đầy đủ và toàn diện. Một phần do Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân

hàng TMCP công thương Việt Nam nên kế hoạch kinh doanh đều phải dựa trên chủ trương, đường lối của ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm bán lẻ đã được cung cấp thì Chi nhánh cũng chưa xây dựng được một chiến lược phát triển dài hạn. Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh mới chỉ tập trung chủ yếu là các chỉ tiêu định lượng về quy mô nguồn vốn, dư nợ, bảo lãnh... mà chưa cụ thể về phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chưa quan tâm đến các chỉ tiêu định tính như: lỗi rủi ro tác nghiệp, mức độ hài lòng của khách hàng...

- Hệ thống máy móc thiết bị, cơ sở vật chất của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã được đầu tư với những trang thiết bị tương đối hiện đại nhưng vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh. Trong những ngày giao dịch cao điểm hệ thống BDS thường bị timeout, không thực hiện được giao dịch nhiều khi gây nên những chậm trễ ảnh hưởng tới khách hàng.

Một phần của tài liệu 0549 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w