Định hướng phát triển hoạt động ngânhàng bán lẻ của Ngânhàng

Một phần của tài liệu 0549 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 88 - 92)

Luôn làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động.

Thứ ba: Ưu tiên đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển dịch vụ mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để phát triển, hội nhập tích cực với khu vực và quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam.

Thứ tư: Cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục cơ cấu lại nhân lực một cách mạnh mẽ, không tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàngTMCP công thương Việt Nam TMCP công thương Việt Nam

Mở rộng thị phần dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam: Giữ vững và tiếp tục phát triển đội ngũ các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng khả năng

cạnh tranh với các ngân hàng khác nhất là các ngân hàng nước ngoài đã được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Chất lượng sản phẩm phải có hàm lượng công nghệ cao, có nét hấp dẫn riêng biệt so với thị trường. Mở thêm các dịch vụ mới đi trước các ngân hàng khác để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Tập trung tiếp thị, chào bán sản phẩm tới khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ có chính sách thưởng cho các khách hàng trung thành. Tổ chức các chiến dịch quảng bá rộng rãi, bài bản về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam gắn với lợi ích khách hàng. Tăng tỷ trọng lợi nhuận thu về từ dịch vụ bán lẻ trên tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Xây dựng hệ thống công nghệ tin học hiện đại, tiên tiến: Công nghệ ngân hàng hiện đại tiên tiến cho phép xử lý hàng triệu giao dịch trong 1 giây, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh để đảm bảo các nhiệm vụ:

- Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hoà nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực.

- Đa dạng hoá các loại hình phục vụ trên nguyên tắc tiện lợi cho khách hàng mọi nơi, mọi lúc.

- Tăng cường và hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của HĐQT và Ban giám đốc.

- Đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh và trên toàn hệ thống.

Đa dạng và mở rộng kênh phân phối: Đầu tư phát triển song song hai hệ thống kênh phân phối: Kênh phân phối truyền thống thông qua các chi nhánh và Phòng giao dịch và kênh phân phối điện tử qua máy ATM, đơn vị chấp nhận thẻ, Internet, phone banking, mobile banking...

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

năm gần đây và triển vọng trong những năm tới, thị trường ngân hàng bán lẻ có cơ hội phát triển tốt. Môi trường thương mại tiếp tục phát triển với sự ra đời của hàng loạt các trung tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị, các cửa hàng tự chọn làm thay đổi tập quán của người tiêu dùng, tạo điều kiện để phát triển các công cụ thanh toán hiện đại như séc, thẻ... Công nghệ thông tin tiến bộ với tốc độ cao thúc đẩy thương mại điện tử và nhu cầu thanh toán điện tử. Xu hướng đó tạo cơ hội cho sự phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá.

Định hướng phát triển của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên là xây dựng Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa thành một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn mạnh hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường có nền tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, có thị phần xứng đáng trên địa bàn tỉnh, thực hiện mục tiêu 4 hoá: Hiện đại hóa - cổ phần hóa- chuẩn hóa các sản phẩm nghiệp vụ và quản trị điều hành - minh bạch hóa mọi hoạt động kinh doanh. Tăng trưởng mạnh về nguồn vốn, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng phát triển thị phần trên cơ sở an toàn hiệu quả bền vững, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu của Ngân hàng TMCP công thương, tạo ra môi trường kinh doanh tốt đem đến lợi ích chung cho ngân hàng cũng như lợi ích cho khách hàng. Để thực hiện tốt định hướng đặt ra thì tập chung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đóng vai trò hết sức quan trọng.

- Chi nhánh tập trung giữ vững và mở rộng nguồn khách hàng cá nhân ở những khu đô thị, vùng đông dân cư, khu công nghiệp. Trên cơ sở các dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà Trụ sở chính đã triển khai, Chi nhánh cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác nhất là trong giai đoạn hiện nay, tương lai nhiều chi nhánh ngân hàng cổ phần đã và sẽ được thành lập tại Thanh Hoá. Tổ chức các chiến dịch quảng cáo rộng rãi, bài b ản về sản phẩm, dịch vụ của

Ngân hàng TMCP công thương gắn với lợi ích khách hàng. Tập trung tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng cá nhân, nhằm mục tiêu cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng, tăng cường cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng ngày càng cao trong dân cư. Tăng tỷ trọng lợi nhuận thu được từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên tổng lợi nhuận của ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống khách hàng bền vững, phát triển số lượng khách hàng: Trên cơ sở khách hàng hiện tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là những khách hàng có thu nhập khá trở lên, có khả năng sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ ngân hàng với hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt. Tập trung khai thác tiềm năng sử dụng dịch vụ của số khách hàng hiện có sẽ tạo doanh thu lớn cho Chi nhánh. Việc xác định mục tiêu mở rộng các nhóm khách hàng khác nhau với những chiến lược sản phẩm và cách tiếp cận khác nhau. Việc phân loại khách hàng, xác định mục tiêu mở rộng thị trường theo nhóm khách hàng có ý nghĩa quan trọng giúp Chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh và thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Mở rộng và đa dạng hoá các kênh phân phối: Trong những năm tới mục tiêu của Chi nhánh là tăng cường mở rộng các phòng giao dịch, phát triển mạng lưới giao dịch đến tận cơ sở nhằm đưa sản phẩm dịch vụ NHBL tới gần với khách hàng hơn. Bên cạnh việc phát triển các kênh phân phối truyền thống thì mục tiêu quan trọng nữa là tập trung đầu tư kênh phân phối điện tử qua máy ATM, cơ sở chấp nhận thẻ, POS; ứng dụng và phát triển rộng rãi các sản phẩm ngân hàng điện tử như: phone banking, mobile banking, internet banking. Tăng cường tiếp thị các doanh nghiệp lớn, các trung tâm thương mại, trường đại học, trường dạy nghề... để phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản; thiết lập các kênh phân phối hiện đại như đặt máy ATM, mở thêm các điểm giao dịch thanh toán thẻ, xây dựng các ngân hàng tự động, mở rộng hoạt động Internet Banking, đặt mục tiêu dài hạn để hệ thống ngân hàng tự động của Ngân hàng TMCP công thương chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của khách hàng.

3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

Một phần của tài liệu 0549 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w