Các đề tài nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở giao thông vận tải lạng sơn (Trang 28 - 31)

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả đã có tham khảo một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Một số công trình nghiên cứu mà tác giảđã tham khảo như sau:

- Luận án tiến sĩ Kinh tế của Trần Kim Hải về “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ởnước ta” (năm 1999).

- Nguyễn Việt Hà (2012), “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại sân bay quốc tế Nội Bài”, Luận văn thạc sỹ ngành Quản trị Kinh doanh, Học viện bưu chính

viễn thông.

- Phạm Hải Hưng (2011), Công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh công ty HUDS - Khu đô thị mới Việt Hưng, Luận văn thạc sỹ ngành Quản trịkinh doanh, Đại học Kinh tế.

Những công trình nghiên cứu trên về cơ bản đã nêu ra được những cơ sở lý luận về

QTNNL và tầm quan trọng của QTNNL đối với từng đơn vị khác biệt.

Đối với luận án Tiến sĩ Kinh tế của Tiến sĩ Trần Kim Hải, sự phân tích về nguồn nhân lực mang tầm vĩ mô, Luận án đã đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam nhằm nâng cao khả năng thực hiện vai trò của con

người trong sản xuất. Việc tham khảo luận án giúp cho tác giả có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn để hoàn thiện đề tài. Tuy nhiên, do Luận án được tiến hành nghiên cứu vào thời điểm năm 1999, là thời điểm nước ta mới mở cửa hội nhập, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội còn nhiều lạc hậu, khó khăn hơn bây giờ, do vậy, nhiều luận điểm mà tác giả đưa ra tại thời điểm đó đã không còn nhiều tính ứng dụng và thực tế với hiện tại.

Đối với hai luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Việt Hà và Thạc sĩ Phạm Hải Hưng cũng đưa ra rất nhiều luận điểm đúng đắn về công tác QTNNT. Tác giả chọn hai luận

văn có chung đề tài nghiên cứu, tuy nhiên lại ứng dụng ở hai đơn vị khác biệt hoàn toàn về ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy mô,... Qua nghiên cứu, tác giả

nhận thấy được tầm quan trọng không thể phủ nhận của QTNNL đối với sự thành công một tổ chức không phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề,.. và nhận ra rằng nội tại mỗi tổ chức đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau. Và để khắc phục những

điểm yếu của mỗi đơn vị, hai tác giả đều đề ra rất nhiều giải pháp. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có tính ứng dụng đối với mỗi đơn vị cá biệt, không thể đưa giải pháp của đơn vị này để áp dụng vào đơn vịkhác. Hơn nữa, những giải pháp được đưa ra để giải quyết những khó khăn của năm 2011-2012, nên cũng giống luận văn của

Tiến sĩ Trần Kim Hải, những nội dung của hai bài luận văn đã có phần không theo kịp được sự phát triển của xã hội hiện đại.

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu công tác hoàn thiện QTNNL tại sở GTVT Lạng Sơn. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa và phát triển những luận điểm của các công trình trên, tác giả hy vọng sẽ có một cái nhìn sâu sắc nhất đối với vấn đề QTNNL tại Sở GTVT Lạng Sơn.

Kết luận chương 1

Ở chương này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ

bản về cán bộ, công chức hành chính nhà nước và chất lượng CBCC; vai trò của đội

ngũ cán bộ, công chức hành chính, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và doanh nghiệp, công tác quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang tầm quyết định nhất,

Chương 1 đóng vai trò làm tiền đề lý luận để nghiên cứu và làm rõ các nội dung liên

quan đến đề tài: "Hoàn thiện công tác QTNNL tại Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn"

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ GTVT LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở giao thông vận tải lạng sơn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)