Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 0534 Giải pháp xử lí nợ quá hạn tại NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 30 - 31)

1.3.2.1. Nguyên nhân thuộc về Khách hàng a. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Khách hàng sử dụng vốn không đúng như khế ước trên hợp đồng, vốn vay được sử dụng vào các hoạt động đầu tư rủi ro lớn. Để đạt được mục đích của mình, Khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng như: cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ tín dụng, v.v... Đến khi hoạt động đầu tư này thất bại, Khách hàng vay không còn khả năng trả nợ cho Ngân hàng, kết quả là nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên.

b. Khách hàng cố tình lừa đảo

Khách hàng cố tình xây dựng một bộ hồ sơ hoàn hảo, có kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận tối đa trong tương lai để lừa gạt Ngân hàng, nhưng hiệu quả thực tế lại khác xa. Khách hàng sử dụng tài sản thế chấp để vay nhiều nơi với tổng số tiền lớn hơn rất nhiều so với tài sản thế chấp, sử dụng vốn không đúng với lời khai trên đơn đề nghị vay vốn. Khi hoạt động kinh doanh có lãI, họ vẫn không trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Họ cố tình trây ỳ với hi vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Cũng có trường hợp Khách hàng vay hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng, sau khi đã tạo được lòng tin của mình đối với Ngân hàng thì sử dụng vốn vay vào mục đích khác. Nếu Ngân hàng không quản lý, giám sát, kiểm tra để phát hiện kịp thời dấu hiệu lừa đảo của Khách hàng thì nguy cơ không thu hồi được nợ chắc chắn sẽ xảy ra.

c. Trình độ quản lý kinh doanh của Khách hàng còn hạn chế

Mặc dù dự án đưa ra được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do năng lực quản lý kinh doanh của Khách hàng còn thấp dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Sản phẩm làm ra không bán được, không cạnh tranh được với một số mặt hàng cùng loại trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ, Khách hàng không có nguồn để trả nợ cho Ngân hàng.

d. Tính thích nghi không cao

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các Doanh nghiệp không ngừng tăng cao khả năng của Doanh nghiệp mình với Doanh nghiệp khác cùng hoạt động trên thị trường. Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với thua lỗ và phá sản. Khi Doanh nghiệp không có những chiến lược lâu dài, hiệu quả, không xác định đúng nhu cầu của thị trường, cũng như không tranh thủ được cơ hội và không phát huy được lợi thế của mình thì chắc chắn Doanh nghiệp đó đã bị loại ra khỏi thị trường. Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp không có hiệu quả. Khi đó, Doanh nghiệp sẽ không thanh toán được nợ cho Ngân hàng khi đến hạn.

1.3.2.2. Nguyên nhân thuộc về môi trường a. Môi trường kinh tế không ổn định

Những biến động bất thường của hoạt động kinh tế trên thị trường như sự thay đổi về lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái, khủng hoảng tài chính..., hay việc suy giảm một số ngành nghề kinh doanh làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường lao động. Những biến động này có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế làm giá cả tăng, hoạt động sản xuất suy giảm, thất nghiệp cũng gia tăng, dẫn đến lạm phát gia tăng. Do đó, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Doanh nghiệp đối với Ngân hàng.

b. Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập: chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, còn chồng chéo và một số quyết định còn nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo thực hiện ý đồ của mình. Điều này không những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng.

c. Môi trường tự nhiên

Đó là sự biến động bất thường của thiên nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người, như: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, mất mùa, v.v... Những tai họa này xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến người vay, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn gốc và lãi. Tuy nhiên, khi có tác động của những nguyên nhân này thiệt hại của người vay là rất nặng nề và khả năng không hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi cho Ngân hàng là rất lớn.

d. Môi trường chính trị

Môi trường chính trị là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Một đất nước với tình hình chính trị bất ổn thì khó có thể tập trung xây dựng, phát triển kinh tế. Vì khi đó hoạt động đầu tư giảm, tích lũy tăng, hoạt động sản xuất trì trệ gây lên tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường và đẩy giá cả hàng hóa trên thị trường tăng, đây là nguyên nhân gây lên sức ép lạm phát. Điều nay gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0534 Giải pháp xử lí nợ quá hạn tại NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w