Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn

Một phần của tài liệu 0534 Giải pháp xử lí nợ quá hạn tại NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 28)

1.3.1. Nguyên nhân chủ quan

1.3.1.1. Chính sách hoạt động của Ngân hàng chưa phù hợp với sự biến động của thị trường

Để có chất lượng tín dụng tốt thì trước hết Ngân hàng phải đưa ra một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, đúng đắn. Đây là điều cơ bản tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng xác định đúng phương hướng thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu một chính sách không nhất quán, không đồng nhất là nguyên nhân định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng và dẫn đến tình trạng cấp tín dụng sai đối tượng, thiếu hiệu quả. Đây là kẽ hở cho người vay và các đối tượng có ý định lừa đảo lợi dụng.

1.3.1.2. Do chất lượng đào tạo cán bộ

Chất lượng đào tạo cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá Khách hàng hoặc đánh giá không đúng, không đủ năng lực đánh giá một cách đầy đủ khoa học về dự án đầu tư dẫn đến xác định sai hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay..., đây là nguyên nhân dẫn đến

chất lượng tín dụng kém của Ngân hàng. Việc cán bộ tín dụng thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật, dẫn đến những quyết định cho vay không đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng khi có những tranh chấp xảy ra.

1.3.1.3. Đợi ngũ cán bộ thiếu phẩm chất đạo đức

Sống trong môi trường “tiền bạc” nhiều cán bộ tín dụng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền. Lợi dụng vị trí công tác, quyền lực để tham ô, thông tin trục lợi, hoặc tiếp tay cho Khách hàng rút ruột Ngân hàng, thậm chí làm trái nguyên tắc đẩy tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng cao. Như vây, một cán bộ tín dụng được coi là có chất lượng phải hội tụ đầy đủ hai yếu tố trình độ đào tạo và đạo đức nghề nghiệp.

1.3.1.4. Ngân hàng thiếu thông tin khách hàng hoặc thông tin không đầy đủ chính xác kịp thời

Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về Khách hàng, do Khách hàng cố tình che đậy, lập hồ sơ giả để tăng hiệu quả của dự án, hoặc do các kênh thông tin của Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, Khách hàng dễ dàng che dấu, lừa gạt cán bộ Ngân hàng. Như vậy, nếu Ngân hàng không điều tra kỹ tình hình hiệu quả thực tế của dự án thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm khi cho vay.

1.3.1.5. Một số nguyên nhân khác

Nếu Ngân hàng quá chú ý đến thu nhập mang lại từ khoản cho vay mà quên đi chất lượng của khoản vay, khoản vay có khả năng thu hồi nhanh hay không. Trong tình hình thực tế hiện nay, hoạt động Ngân hàng rất phát triển, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng ngày càng mạnh mẽ hơn, khiến các Ngân hàng hạ thấp điều kiện tín dụng, ít quan tâm đến mức độ rủi ro của khoản cho vay để có thể thu hút Khách hàng một cách tối đa. Chính vì vậy, các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng hiện nay ngày càng gia tăng.

Đôi khi Ngân hàng quá quan tâm đến những tài sản thế chấp mà quên đi những nhân tố khác không kém quan trọng như: uy tín Khách hàng, hiệu quả thẩm định dự án, kỳ hạn trả nợ, v.v... Đến khi Khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng thì những tài sản cầm cố thế chấp đã không có giá trị như ban đầu hay con nợ đã tẩu tán từ lâu. Kết quả là Ngân hàng chỉ thu được một phần gốc hoặc mất cả gốc lẫn lãi.

Các Ngân hàng không duy trì mối quan hệ thường xuyên với Khách hàng, nới lỏng việc quản lý giám sát xem Khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Đến khi phát hiện thì con nợ đã phá sản, vỡ nợ, mất khả năng thanh toán từ lâu. Hơn nữa, Ngân hàng chưa có hệ thống đo lường, phân loại rủi ro theo những tiêu chí nhất định như: phân loại theo cơ cấu Khách hàng, địa bàn, ngành nghề, công tác quản lý còn yếu kém, tính hiệu quả chưa cao, dẫn đến việc đánh giá các khoản tín dụng chưa chính xác. Vì vậy, Ngân hàng đóng vai trò quyết định đối với các khoản cho vay.

1.3.2. Nguyên nhân khách quan

1.3.2.1. Nguyên nhân thuộc về Khách hàng a. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Khách hàng sử dụng vốn không đúng như khế ước trên hợp đồng, vốn vay được sử dụng vào các hoạt động đầu tư rủi ro lớn. Để đạt được mục đích của mình, Khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng như: cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ tín dụng, v.v... Đến khi hoạt động đầu tư này thất bại, Khách hàng vay không còn khả năng trả nợ cho Ngân hàng, kết quả là nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên.

b. Khách hàng cố tình lừa đảo

Khách hàng cố tình xây dựng một bộ hồ sơ hoàn hảo, có kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận tối đa trong tương lai để lừa gạt Ngân hàng, nhưng hiệu quả thực tế lại khác xa. Khách hàng sử dụng tài sản thế chấp để vay nhiều nơi với tổng số tiền lớn hơn rất nhiều so với tài sản thế chấp, sử dụng vốn không đúng với lời khai trên đơn đề nghị vay vốn. Khi hoạt động kinh doanh có lãI, họ vẫn không trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Họ cố tình trây ỳ với hi vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Cũng có trường hợp Khách hàng vay hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng, sau khi đã tạo được lòng tin của mình đối với Ngân hàng thì sử dụng vốn vay vào mục đích khác. Nếu Ngân hàng không quản lý, giám sát, kiểm tra để phát hiện kịp thời dấu hiệu lừa đảo của Khách hàng thì nguy cơ không thu hồi được nợ chắc chắn sẽ xảy ra.

c. Trình độ quản lý kinh doanh của Khách hàng còn hạn chế

Mặc dù dự án đưa ra được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do năng lực quản lý kinh doanh của Khách hàng còn thấp dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Sản phẩm làm ra không bán được, không cạnh tranh được với một số mặt hàng cùng loại trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ, Khách hàng không có nguồn để trả nợ cho Ngân hàng.

d. Tính thích nghi không cao

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các Doanh nghiệp không ngừng tăng cao khả năng của Doanh nghiệp mình với Doanh nghiệp khác cùng hoạt động trên thị trường. Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với thua lỗ và phá sản. Khi Doanh nghiệp không có những chiến lược lâu dài, hiệu quả, không xác định đúng nhu cầu của thị trường, cũng như không tranh thủ được cơ hội và không phát huy được lợi thế của mình thì chắc chắn Doanh nghiệp đó đã bị loại ra khỏi thị trường. Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp không có hiệu quả. Khi đó, Doanh nghiệp sẽ không thanh toán được nợ cho Ngân hàng khi đến hạn.

1.3.2.2. Nguyên nhân thuộc về môi trường a. Môi trường kinh tế không ổn định

Những biến động bất thường của hoạt động kinh tế trên thị trường như sự thay đổi về lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái, khủng hoảng tài chính..., hay việc suy giảm một số ngành nghề kinh doanh làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường lao động. Những biến động này có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế làm giá cả tăng, hoạt động sản xuất suy giảm, thất nghiệp cũng gia tăng, dẫn đến lạm phát gia tăng. Do đó, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Doanh nghiệp đối với Ngân hàng.

b. Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập: chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, còn chồng chéo và một số quyết định còn nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo thực hiện ý đồ của mình. Điều này không những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng.

c. Môi trường tự nhiên

Đó là sự biến động bất thường của thiên nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người, như: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, mất mùa, v.v... Những tai họa này xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến người vay, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn gốc và lãi. Tuy nhiên, khi có tác động của những nguyên nhân này thiệt hại của người vay là rất nặng nề và khả năng không hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi cho Ngân hàng là rất lớn.

d. Môi trường chính trị

Môi trường chính trị là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Một đất nước với tình hình chính trị bất ổn thì khó có thể tập trung xây dựng, phát triển kinh tế. Vì khi đó hoạt động đầu tư giảm, tích lũy tăng, hoạt động sản xuất trì trệ gây lên tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường và đẩy giá cả hàng hóa trên thị trường tăng, đây là nguyên nhân gây lên sức ép lạm phát. Điều nay gây khó khăn rất lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xử lý nợ quá hạn1.4.1. Các nhân tố chủ quan 1.4.1. Các nhân tố chủ quan

Hầu hết các Ngân hàng đều không muốn công khai tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu thực tế của mình. Do đó, nhiều khoản nợ đã quá hạn, nợ xấu khó có khả năng thu hồi nhưng Ngân hàng vẫn không có những biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng trên, có trường hợp con nợ đã phá sản và tẩu tán hết tài sản từ lâu, Ngân hàng mới phát hiện.

1.4.1.1. Sự chậm chễ về thông tin

Ngân hàng không có sự kiểm tra, giám sát con nợ một cách thường xuyên hoạt động kinh doanh của Khách hàng. Khi hoạt động kinh doanh của Khách hàng có vấn đề, nếu không

phát hiện ngay thì Ngân hàng khó có thể đưa ra một biện pháp giải quyết triệt để tình trạng nợ quá hạn phát sinh.

1.4.1.2. Quản lý yếu kém của Ngân hàng

Các biện pháp cưỡng chế mà Ngân hàng đưa ra chưa cứng rắn và thực sự hiệu quả. Điều này đã tạo điều kiện cho con nợ chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian trả nợ mặc dù con nợ vẫn có khả năng trả nợ. Dan đến quá trình xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng không hiệu quả, các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn ngày càng tăng cao.

1.4.1.3. Chi phí xử lý nợ quá hạn

Trong nhiều trường hợp chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn tương đương với số tiền cho vay, thậm chí nhiều khoản nợ quá hạn. Muốn thu hồi được, Ngân hàng còn phải bỏ ra số chi phí lớn hơn số tiền mà con nợ đã vay. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đưa ra các giải pháp kịp thời, dẫn đến việc xử lý nợ quá hạn bị trì trệ kéo dài.

1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1. Nhân tố thuộc về người vay

Đó là sự thật thà, thái độ của người vay đối với những khoản nợ. Trong trường hợp người vay có khả năng trả nợ và uy tín của người vay đối với Ngân hàng tốt, Ngân hàng có thể tạo điều kiện cho Khách hàng có cơ hội trả nợ bằng cách: gia hạn nợ, giúp đỡ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp như tìm đầu ra cho sản phẩm hay Ngân hàng có thể cho vay thêm để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, Ngân hàng phải nhanh chóng có những giải pháp thích hợp để thu hồi khoản vay càng sớm càng tốt. Khi cần thiết, Ngân hàng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Như vậy, sự thành thật của người vay, thái độ đối với khoản nợ và ý muốn chi trả là các yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến các biện pháp mà Ngân hàng sẽ áp dụng, liên quan đến những khoản nợ có vấn đề. Nếu người vay không thật thà, có bằng chứng lừa đảo hay quan hệ mập mờ, hoặc người vay không có ý thức rằng buộc chi trả khoản vay, con đường duy nhất mà Ngân hàng có thể theo đuổi là xúc tiến việc thu nợ bằng bất cứ biện pháp nào, với rủi ro ít nhất.

Nhiều Ngân hàng khẳng định nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản vay có vấn đề đang dẫn đến thiệt hại là tạo thái độ sẵn sàng chi trả cho người vay và tạo ra bầu không khí tin tưởng lẫn nhau giữa Ngân hàng và người vay. Chỉ khi đó, thì cách thức xử lý thỏa đáng mới được thực hiện.

1.4.2.2. Một số nguyên nhân khác

làm cần được những người liên quan chấp nhận. Một người phản đối duy nhất có thể làm cho kế hoạch không được thực hiện.Vì vậy, việc thuyết phục với các con nợ này rằng họ sẽ được lợi bằng cách hợp tác với kế hoạch của Ngân hàng hơn là hoạt động đơn phương.

Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý các khoản nợ quá hạn. Một cán bộ tín dụng phải nắm rõ các điều khoản luật quy định, phải biết cách nắm bắt tâm lý của Khách hàng, khi cần có thể cương quyết hoặc nới lỏng, thì mới có khả năng thu hồi được các khoản nợ quá hạn một cách nhanh nhất. Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều kẽ hở, đã tạo điều kiện cho những con nợ luồn nách luật gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho Khách hàng, đây là hoạt động quan trọng và có quy mô lớn nhất trong cơ cấu tài sản của NHTM và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho NHTM. Tuy nhiên, những rủi ro mà hoạt động này mang lại cũng là lớn nhất. Khi xuất hiện rủi ro tín dụng, đồng nghĩa với việc Ngân hàng không thu được nợ, Ngân hàng có khả năng mất vốn. Việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu là khó tránh khỏi.

Nợ quá hạn, nợ xấu là rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. NHTM chỉ có thể phòng ngừa chứ không thể loại bỏ hoàn toàn nợ quá hạn trong quá trình kinh doanh. Để tìm được giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn, trước hết ta cần hiểu nợ quá hạn là gì, những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, thực trạng nợ quá hạn tại từng NHTM để từ đó đưa ra giải pháp giảm thiểu nợ quá hạn và xử lý các khoản vay đã quá hạn trong NHTM.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng2.1.1. Lịch sử hình thành 2.1.1. Lịch sử hình thành

Cùng với quá trình phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thành phần kinh tế cũng ngày càng được mở rộng phong phú, đa dạng về hình thức cũng như mạng lưới hoạt động. Để phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển, tại Việt Nam ngày càng có nhiều Ngân hàng được mở ra.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được phép hoạt động theo Giấy phép hoạt động số 0041/GP ngày 13 tháng 11 năm 1993, theo các Quyết định số

Một phần của tài liệu 0534 Giải pháp xử lí nợ quá hạn tại NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w