Những giải pháp xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu 0534 Giải pháp xử lí nợ quá hạn tại NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 79 - 83)

Nợ quá hạn của SHB hiện đang là một vấn đề nổi cộm và nan giải, nợ quá hạn không được giải quyết thì hệ thống SHB sẽ ngày càng suy yếu, sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Nhưng để giải quyết nợ quá hạn không phải là vấn đề đơn giản, chúng ta phải có những giải pháp đúng, kịp thời để xử lý nợ quá hạn.

Ngoài những giải pháp mà SHB đã thực hiện, còn có nhiều giải pháp khác được áp dụng vào nhiều tình huống khác nhau.

3.2.2.1. Xử lý bằng cách khai thác tài sản đảm bảo nợ vay

Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng là không bao giờ được “giết chết” con nợ, tức là không đẩy con nợ đến chỗ phá sản. Cho nên, trong hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các biện pháp khai thác giúp đỡ Khách hàng coi là cách hay nhất để xử lý một khoản tín dụng đã trở thành nợ quá hạn, nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố và nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn chỉ là mạo hiểm, cán bộ tín dụng sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền thanh lý tài sản đảm bảo. Biện pháp này thường chỉ được áp dụng sau khi đã thực hiện một số biện pháp như khai thác, giúp đỡ nào đó nhưng không hiệu quả. Thanh lý tài sản đảm bảo nợ vay được nhanh chóng thực hiện trong những trường hợp tư tưởng người vay không sẵn lòng chi trả, hoặc đã có những hành động lừa đảo, không thật thà bộc lộ, tình trạng vỡ nợ hiện tại, tình trạng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là vô vọng. Lúc đó, biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo nợ vay là tối ưu nhất.

Đối với tài sản thế chấp sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn trả nợ (kể cả thời gian gia hạn nếu có) mà Khách hàng không trả nợ đủ nợ gốc và nợ lãi cho SHB. SHB sẽ thành lập Hội đồng phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay. Hội đồng phát mại tài sản bao gồm:

- Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc làm chủ tịch.

- Các thành viên gồm tổ trưởng định giá, cán bộ tín dụng, kiểm soát viên và đại diện chủ sở hữu tài sản thế chấp.

- Các cơ quan chức năng liên quan.

Tiền thu được do phát mại tài sản thế chấp thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau: trả phí phát mại, tố tụng, nợ gốc và lãi vay, trả chi phí bảo quản. Nếu còn thừa trả lại cho Khách hàng, nếu không đủ yêu cầu bên vay tìm các nguồn khác để trả nợ.

Đối với tài sản cầm cố, sau thời gian 30 ngày kể từ ngày hết hạn trả nợ (cả thời gian gia hạn nợ nếu có) mà Khách hàng không trả đủ gốc và lãi, SHB có quyền xử lý tài sản cầm cố như vàng, bạc, các loại chứng từ có giá để thu nợ.

Đối với những tài sản phải lập Hội đồng xử lý bán đấu giá, SHB được ưu tiên thu hồi nợ gốc và lãi từ số tiền xử lý tài sản cầm cố. Nếu số tiền bán tài sản cầm cố trả nợ cho Ngân hàng không đủ thì Khách hàng phải trả bằng tài sản khác. Trường hợp bên vay không có khả năng trả

nợ thì số nợ thiếu được xử lý theo quy định hiện hành.

Xử lý tài sản bảo lãnh cũng được thực hiện như các quy định về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Việc xử lý những khoản vay có vấn đề cũng giống như việc chấp nhận rủi ro tín dụng, là một nghệ thuật hơn là một khoa học và khó xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của SHB đến mức nào trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn bằng biện pháp khai thác hay thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng xử lý nợ của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

SHB đã thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB AMC) để thực hiện các nghiệp vụ xử lý nợ ủy thác thay SHB. Tuy nhiên, hiện tại chất lượng xử lý các khoản nợ quá hạn được ủy thác từ SHB sang SHB AMC vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tiến độ xử lý chậm và số nợ xử lý nợ được của SHB AMC chỉ khoảng 40% tổng số nợ SHB ủy thác. SHB AMC cần có sự phối hợp chặt chẽ với SHB để có thể xây dựng phương án xử lý thu hồi đối với các khoản nợ được nhận ủy thác từ SHB. Cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay, Phòng Pháp chế của SHB, các Phòng/Ban SHB liên quan cần xây dựng cơ chế phối hợp với SHB AMC trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn được ủy thác sang SHB AMC.

Hiện tại, SHB AMC đang triển khai gói sản phẩm Nhận chuyển nhượng - Quản lý khai thác - Chuyển nhượng tài sản xử lý nợ trong hệ thống SHB. Các Chi nhánh SHB có nhu cầu xử lý các khoản nợ có tài sản đảm bảo chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo cần xử lý cho SHB AMC. SHB AMC phối hợp với các Chi nhánh SHB tiến hành khảo sát, thẩm định giá tài sản. Đối với các tài sản SHB AMC nhận định có thể nhận chuyển nhượng để xử lý, SHB AMC phối hợp với Chi nhánh SHB nhận chuyển nhượng tài sản trực tiếp hoặc tham gia đấu giá nhận chuyển nhượng tài sản đối với tài sản được bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá theo quyết định của Cơ quan thi hành án. Đây là một biện pháp hiệu quả để xử lý nhanh chóng đối với các khoản vay, chủ tài sản thế chấp hợp tác cùng SHB bán tài sản để thanh toán nợ vay. Tuy nhiên, để gói sản phẩm Nhận chuyển nhượng - Quản lý khai thác - Chuyển nhượng tài sản xử lý nợ thu được hiệu quả, SHB AMC cần xây dựng kênh chuyển nhượng các tài sản đã nhận chuyển nhượng để xử lý nợ một cách nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của SHB AMC.

Ngoài ra, SHB AMC cần xây dựng Quy trình xử lý nợ ủy thác, Quy trình phối hợp Nhận chuyển nhượng - Quản lý khai thác - Chuyển nhượng tài sản xử lý nợ giữa SHB AMC và SHB để triển khai việc Nhận chuyển nhượng - Quản lý khai thác - Chuyển nhượng tài sản xử lý nợ một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Việc xử lý và thu hồi nợ là một việc hết sức khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp nhiều ngành. Do đó, việc thành lập các tổ chức thu nợ là rất cần thiết, đặc biệt trong thời điểm này, tình hình nợ quá hạn của các Ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng.

- Thành lập và tổ chức các tổ thu nợ phải đảm bảo có đủ khả năng, thẩm quyền giải quyết.

- Tổ thu nợ phải được giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, phải có kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể từng thời kỳ, phân công trách nhiệm rõ ràng.

- Tổ thu nợ phải trực tiếp tham gia phân tích nợ quá hạn và trực tiếp thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn đã được đề ra một cách đều đặn, có hiệu quả. Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường, tổ thu nợ đề ra biện pháp và chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện. Đối với các khoản nợ lớn, phức tạp, khó đòi tổ chức thu nợ phải trực tiếp tham gia xử lý.

- Định kỳ tổ thu nợ phải tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất vấn đề cần thiết. Ngân hàng phải đánh giá kết quả của các tổ thu nợ, từ đó xem xét trách nhiệm, quyền lợi vật chất của các thành viên, đồng thời nâng cao hiệu quả và trách nhiệm hình thức hoạt động không hiệu quả.

3.2.2.4. Xử lý bằng cách khai thác khác

áp dụng phương pháp khai thác xử lý những khoản cho vay có vấn đề để có thể được mô tả như một chương trình phục hồi hay khắc phục để áp đặt lên người vay với sự thỏa thuận và cộng tác của khách hàng. Vì tổ chức khai thác không phải là công cụ pháp lý, có thể có một số hình thức khác nhau giữa những khoản cho vay. Ngân hàng thực hiện “băng tai” và áp dụng các chương trình phù hợp nhất với tình huống đặc biệt. Các biện pháp có thể bao gồm gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả, cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị thế tài chính mạnh hơn. Ngân hàng nắm bắt phần chủ động trong hoạt động kinh doanh haynthậm chí, Ngân hàng đảm nhận việc kinh doanh và điều hành nó, cho đến khi đảm bảo rằng khoản vay sẽ được hoàn trả.

Đối với Doanh nghiệp có thể khuyên thực hiện lại chương trình mở rộng sản xuất, định giá phương thức bán, tăng thêm sản phẩm mới, việc mua bán Doanh nghiệp khác và thay đổi tất cả hoạch định để giảm bớt chi phí, tăng doanh số bán và lợi tức và như vậy gia tăng khả năng trả nợ của người vay.

Đôi khi vì những rủi ro khách quan không thấy được trước như bệnh tật và tai nạn, người vay không thể trả nợ hay thực hiện trả góp đối với tín dụng tiêu dùng. Trong điều kiện như vậy, tình huống có thể được xử lý tốt nhất bằng việc gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để các khoản vay góp tương quan chặt chẽ hơn với thu nhập của người vay. Đôi khi người vay kinh doanh có thể không trả được nợ vì người mua hàng không trả ngay như họ đã từng làm. Nếu xảy ra những tình huống này thì tạm thời có thể được xử lý như khoản cho vay

tiêu dùng bằng việc gia hạn hoặc điều chỉnh các hợp đồng cho vay.

Đôi khi vì quản lý tồi, các Doanh nghiệp có thể ở vào tình trạng yếu kém tài chính đến mức Ngân hàng phải nắm bắt phần chủ động trong quản lý kinh doanh. Ngân hàng có thể đặt một đại diện trong Doanh nghiệp để đảm bảo nhận được việc hoàn trả nhằm giảm bớt nợ hay gia tăng khả năng trả nợ.

Trong một số trường hợp nhất định Ngân hàng có thể thay vai trò điều hành Doanh nghiệp và chính Ngân hàng phải trực tiếp điều hành Doanh nghiệp. Dĩ nhiên điều này được thực hiện khi Giám đốc đương nhiệm không có khả năng quản lý Doanh nghiệp, có bằng chứng về tính gian dối và biện pháp này là giải pháp hợp lý cho một tình huống xấu. Việc Ngân hàng quản lý một Doanh nghiệp có thể bao gồm việc xử lý tất cả các chức năng tài chính, kế toán như mua nguyên liệu và cung ứng, bán hàng hóa, chi tiền theo hóa đơn và xử lý toàn bộ vốn.

Có thể Ngân hàng muốn cấp thêm tín dụng cho những người vay kinh doanh khó khăn về tài chính, vì đó là cách duy nhất đảm bảo một khoản vay ban đầu có thể hoàn trả được. Trước khi cấp vốn cho một Doanh nghiệp có khó khăn về tài chính phải nghiên cứu thị trường cho sản phẩm hay dịch vụ mà Doanh nghiệp dự kiến cung cấp ra thị trường. Như vậy, bằng cách tổ chức khai thác Ngân hàng đã thu hồi được nhiều những khoản nợ quá hạn của Khách hàng. Tuy nhiên, biện pháp này không thể áp dụng đối với những con nợ làm ăn kém hiệu quả không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh, con nợ có ý định lừa đảo hay cố ý sử dụng vốn sai mục đích như đã thỏa thuận ban đầu trên hợp đồng.

3.2.2.5. Yêu cầu phá sản Doanh nghiệp

Đây là biện pháp cuối cùng theo quyết định của chủ nợ, Ngân hàng hay bất cứ chủ nào khác bao giờ cũng mong muốn nhận được phần đáng kể các khoản vay từ quá trình thanh lý. Biện pháp này được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thỏa thuận hợp lý liên quan đến các biện pháp thực hiện để thu hồi vốn cho vay, hay khi người vay từ chối làm việc với các chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính.

Luật phá sản Doanh nghiệp quy định 30 ngày kể từ ngày đến hạn mà Doanh nghiệp không trả được nợ, con nợ không có tài sản cầm cố, thế chấp hay sự bảo lãnh của người thứ ba và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến Tòa án nơi đặt trụ sở chính của Doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản.

Chủ nợ có tài sản bảo đảm không có quyền nộp đơn vì số nợ của họ đã được đảm bảo bằng tài sản của Doanh nghiệp. Đến hạn trả nợ mà Doanh nghiệp không trả được nợ thì chủ nợ có thể bán tài sản đảm bảo để thu nợ.

Thông thường, Ngân hàng tiến hành cho vay đều có tài sản đảm bảo nhưng trong một số trường hợp, tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ hơn số tiền vay nên khi Ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo nhưng vẫn không đủ trả nợ thì Ngân hàng trở thành chủ nợ không có

tài sản đảm bảo, lúc này Ngân hàng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản.

Giá trị còn lại của Doanh nghiệp sau khi đã thanh toán nợ cho các chủ nợ có đảm bảo được trả nợ theo thứ tự ưu tiên sau:

- Chi phí giải quyết phá sản.

- Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cho người lao động. - Các khoản nợ Nhà nước.

- Các khoản nợ cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

Nếu giá trị tài sàn còn lại không đủ để thanh lý hết các khoản nợ của các chủ nợ thì sẽ phân chia theo tỷ lệ tương ứng.

3.2.2.6. Khởi kiện

Ngân hàng chỉ tiến hành khởi kiện khi con nợ quá chây ỳ không chịu trả nợ cho Ngân hàng mặc dù Ngân hàng đã áp dụng tất cả những biện pháp có thể nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Buộc Ngân hàng phải nhờ đến tòa án, cơ quan pháp luật có thẩm quyền dùng biện pháp cưỡng chế buộc con nợ phải thanh toán cho Ngân hàng.

Ngân hàng hiếm khi phải sử dụng đến biện pháp này vì biện pháp này thường rất tốn kém thời gian và tiền của mà chưa chắc Ngân hàng đã thu được kết quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu 0534 Giải pháp xử lí nợ quá hạn tại NHTM CP Sài Gòn - Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w