3.3.2.1.Đẩy mạnh cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước gắn với việc áp dụng các mô hình, kỹ năng quản trị công ty hiện đại
Nguyên nhân của việc xử lý nợ quá hạn không thành công ở các NHTM là do các con nợ phần lớn là các Doanh nghiệp Nhà nước không có động cơ và nỗ lực trả nợ. Do đó, cần phải xử lý tận gốc căn bệnh này, phải lựa chọn mô hình phù hợp, áp dụng các nguyên lý quản trị công ty hiện đại. Giải pháp hợp lý nhất là đẩy mạnh cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước chỉ nên giữ lại các Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò trọng yếu, có những lợi thế độc quyền tự nhiên như dầu khí, điện, than, v.v... Trong quá trình cổ phần hóa không nên quá đặt nặng vấn đề định giá Doanh nghiệp mà chỉ cần đưa ra mức tối thiểu như Hợp đồng
mua bán các thiết bị thuê mua tài chính sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua, việc định giá cuối cùng để cho thị trường tự quyết định.
3.3.2.2. áp dụng mô hình xử lý nợ tập trung
Nhà nước cần nhanh chóng ban hành cơ chế xử lý nợ quá hạn, nợ xấu một cách toàn diện và có hiệu lực pháp lý đủ mạnh cho việc thực thi triệt để (có thể là có một Nghị định riêng của Chính phủ về xử lý các tiêu chí phân loại nợ, cơ chế báo cáo tài chính về việc thành lập và hoạt động của tổ chức xử lý nợ tồn đọng quốc gia, cơ chế và các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, v.v... Đối với các khoản nợ thuộc nhóm do Doanh nghiệp tự xử lý, các Doanh nghiệp phải chủ động xử lý theo các biện pháp cụ thể phù hợp. Phần thiệt hại Doanh nghiệp được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hay lợi nhuận chưa phân phối để bù đắp, được hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc được giảm vốn chủ sở hữu.
Đối với các khoản nợ chuyển giao cho tổ chức xử lý của Nhà nước, tổ chức này có toàn quyền quyết định các biện pháp xử lý theo nguyên tắc nhanh nhất và tối đa giá trị thu hồi.
Với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, được áp dụng biện pháp xóa nợ. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, được áp dụng các biện pháp xử lý cụ thể. Khi thực hiện chuyển giao nợ từ các Doanh nghiệp có nợ sang cho các tổ chức xử lý nợ của Nhà nước, tổ chức này có quyền định giá lại giá trị món nợ theo đúng giá trị thị trường và chi trả cho Doanh nghiệp có nợ bàn giao. Chi phí để tổ chức xử lý nợ của Nhà nước xử lý nợ và hoàn trả cho Doanh nghiệp có nợ bàn giao được xử lý như đối với phần thiệt hại xảy ra với các khoản nợ do Doanh nghiệp tự xử lý. Để tạo điều kiện cho tổ chức xử lý nợ của Nhà nước hoạt động, tổ chức xử lý nợ tồn đọng cần được trao quyền đủ mạnh và hoạt động phải độc lập.
Do đó, cần hình thành và xử lý nợ quốc gia nhằm thúc đẩy xử lý nợ tồn đọng theo mô hình đã lựa chọn hoặc điều chỉnh lại vị trí và chức năng hoạt động của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng tại Doanh nghiệp theo hướng: Trong giai đoạn đầu hoạt động của Công ty mua bán nợ chủ yếu mang sắc màu chính trị chứ không phải mục đích kiếm lợi nhuận như những Doanh nghiệp kinh doanh thông thường. Tổ chức xử lý nợ này do Chính phủ chi phối, hoạt động mang tính chất chính trị xã hội và phi lợi nhuận, có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ các khoản nợ tồn đọng của NHTM quốc doanh và các Doanh nghiệp nhà nước vượt qua khả năng xử lý nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi nợ trong thời gian nhanh nhất. Cần có đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động của tổ chức xử lý nợ quốc gia này.
3.3.2.3. Thành lập tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập tổ bảo hiểm tiền gửi và tổ chức này đã đi vào hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc bảo hiểm tiền vay vẫn chủ yếu dựa vào các quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng:
(2) Hàng tháng trích từ lợi nhuận theo một tỷ lệ cố định.
Mặc dù, đây được coi là quỹ bảo hiểm rủi ro tín dụng nhưng bị phân tán tại các Ngân hàng và không được kịp thời bù đắp những khoản ứ đọng hoặc mất vốn kinh doanh tại Ngân hàng. Đặc biệt khi gặp rủi ro xẩy ra với số lượng lớn, Ngân hàng sẽ không thể ứng phó kịp thời với nguồn vốn ít ỏi từ quỹ dự phòng rủi ro, buộc Ngân hàng phải đưa ra nhiều biện pháp, huy động nhiều người tham gia vào việc ứng phó rủi ro. Do đó, bảo hiểm tín dụng là rất cần thiết đối với mỗi khoản vay. Ngân hàng có thể đứng ra thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng một cách tốt hơn nữa là thành lập hiệp hội bảo hiểm tương hỗ rủi ro giữa các Ngân hàng. Mức phí tương hỗ ban đầu đóng trên cơ sở dư nợ cho vay của các năm trước. Trong năm bảo hiểm nếu Ngân hàng nào được trả tiền bồi thường lớn hơn số tiền đóng phí hàng năm thì năm sau sẽ phải nộp cao hơn số tiền tương ứng.