1.4.2.1. Nhân tố thuộc về người vay
Đó là sự thật thà, thái độ của người vay đối với những khoản nợ. Trong trường hợp người vay có khả năng trả nợ và uy tín của người vay đối với Ngân hàng tốt, Ngân hàng có thể tạo điều kiện cho Khách hàng có cơ hội trả nợ bằng cách: gia hạn nợ, giúp đỡ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp như tìm đầu ra cho sản phẩm hay Ngân hàng có thể cho vay thêm để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, Ngân hàng phải nhanh chóng có những giải pháp thích hợp để thu hồi khoản vay càng sớm càng tốt. Khi cần thiết, Ngân hàng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Như vậy, sự thành thật của người vay, thái độ đối với khoản nợ và ý muốn chi trả là các yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến các biện pháp mà Ngân hàng sẽ áp dụng, liên quan đến những khoản nợ có vấn đề. Nếu người vay không thật thà, có bằng chứng lừa đảo hay quan hệ mập mờ, hoặc người vay không có ý thức rằng buộc chi trả khoản vay, con đường duy nhất mà Ngân hàng có thể theo đuổi là xúc tiến việc thu nợ bằng bất cứ biện pháp nào, với rủi ro ít nhất.
Nhiều Ngân hàng khẳng định nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản vay có vấn đề đang dẫn đến thiệt hại là tạo thái độ sẵn sàng chi trả cho người vay và tạo ra bầu không khí tin tưởng lẫn nhau giữa Ngân hàng và người vay. Chỉ khi đó, thì cách thức xử lý thỏa đáng mới được thực hiện.
1.4.2.2. Một số nguyên nhân khác
làm cần được những người liên quan chấp nhận. Một người phản đối duy nhất có thể làm cho kế hoạch không được thực hiện.Vì vậy, việc thuyết phục với các con nợ này rằng họ sẽ được lợi bằng cách hợp tác với kế hoạch của Ngân hàng hơn là hoạt động đơn phương.
Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý các khoản nợ quá hạn. Một cán bộ tín dụng phải nắm rõ các điều khoản luật quy định, phải biết cách nắm bắt tâm lý của Khách hàng, khi cần có thể cương quyết hoặc nới lỏng, thì mới có khả năng thu hồi được các khoản nợ quá hạn một cách nhanh nhất. Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều kẽ hở, đã tạo điều kiện cho những con nợ luồn nách luật gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho Khách hàng, đây là hoạt động quan trọng và có quy mô lớn nhất trong cơ cấu tài sản của NHTM và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho NHTM. Tuy nhiên, những rủi ro mà hoạt động này mang lại cũng là lớn nhất. Khi xuất hiện rủi ro tín dụng, đồng nghĩa với việc Ngân hàng không thu được nợ, Ngân hàng có khả năng mất vốn. Việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu là khó tránh khỏi.
Nợ quá hạn, nợ xấu là rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. NHTM chỉ có thể phòng ngừa chứ không thể loại bỏ hoàn toàn nợ quá hạn trong quá trình kinh doanh. Để tìm được giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn, trước hết ta cần hiểu nợ quá hạn là gì, những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, thực trạng nợ quá hạn tại từng NHTM để từ đó đưa ra giải pháp giảm thiểu nợ quá hạn và xử lý các khoản vay đã quá hạn trong NHTM.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI