Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc quảng bình (Trang 44 - 48)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình trong phát triển

Trước sự hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính, các ngân hàng lớn của thế giới trong khi các ngân hàng Việt Nam còn khá non trẻ so với họ. Do vậy việc học hỏi kinh nghiệm từ các NHTM kháclà hết sức cần thiết. Sự thành công trong phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng nêu trên đã mang lại cho BIDV nói chung và

BIDV- Bắc Quảng Bình nói riêng một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, cần chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Vai trò của công nghệ thông tin đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng là không thể phủ nhận. Nhờ công nghệ thông tin, ngân hàng mới có thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng tính tiện ích cho sản

phẩm dịch vụ, tăng cường công tác quản trị điều hành và quản lý rủi ro cũng như mở rộng các kênh phân phối hiện đại. Thực tế từ kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài cũng đã chứng minh, ngân hàng nào có công nghệ thông tin hiện đại thì ngân hàng đó sẽ dành ưu thế trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.

Hai là, xây dựng và phát triển chiến lược sản phẩm, dịch vụ bán lẻ theo hướng đa dạng.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ còn mang tính truyền thống, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao và chưa định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Số lượng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ còn ít (khoảng vài trăm) trong khi đó con số này ở các quốc gia phát triển có thể lên đến hàng nghìn.

Từ kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển dịch vụ bản lẻ của các ngân hàng nước ngoài cho thấy để phát triển dịch vụ NHBL, các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV - Bắc Quảng Bìnhphải có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần chú trọng việc nâng hàm lượng công nghệ cao trong mỗi sản phẩm dịch vụ để tăng tính tiện ích cho sản phẩm dịch vụ, đảm bảo việc phục vụ khách hàng đượcnhanh chóng và an toàn.

Ba là, mở rộng và đa dạng hóa các kênh phân phối.

Thực tiễn từ kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài cho thấy, doanh thu bán lẻ của họ tăng rất nhanh thông qua việc mở rộng và phát triển các kênh phân phối. Để phát triển kênh phân phối hiện đại ngân hàng thường phải đầu tư chi phí lớn cho công nghệ thông tin, cho thiết bị và phải đảm bảo tốt công tác quản trị rủi ro. Ngoài ra, việc phát triển các kênh phân phối hiện đại còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Vì vậy, để việc mở rộng và đa dạng hóa các kênh phân phối thực sự mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì ngân hàng cần có chiến lược phát triển khách hàng và đánh giá tiềm năng thị trường để từ đó lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Song song với việc mở rộng thì ngân hàng cũng cần xem xét, giải thể những hình thức phân phối không còn hiệu quả.

Bốn là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Đối tượng phục vụ của dịch vụ NHBL phần lớn là các cá nhân nên việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng.Thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin để khách hàng hiểu rõ về uy tín của ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ cũng như các tiện ích mà ngân hàng sẽ đem lại cho họ. Để làm tốt công tác này, ngân hàng cần xây dựng chiến lược tiếp thị và chiến lược chăm sóc khách hàng cụ thể, hướng theo nhóm đối tượng khách hàng đồng thời cần đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng mang tính chuyên nghiệp.

Năm là, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro.

Đây là hoạt động quan trọng đảm bảo an toàn và phát triển bền vững cho ngân hàng. Để làm tốt công tác này, ngân hàng cần thực hiện một số nội dung sau:

(i) Phân định và tách bạch rõ hoạt động của khối kinh doanh, khối kiểm soát rủi ro và khối hỗ trợ; (ii) Thiết lập hệ thống quản lý thông tin khách hàng đầy đủ, chính xác, kịp thời, thuận tiện tra cứu; (iii) Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng và lịch sử khách hàng; (iv) Xây dựng và đồng bộ các quy trình, quy định nghiệp vụ đảm bảo tính thống nhất; (v) Tăng cường công tác tự kiểm tra.

Sáu là, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

BIDV - Bắc Quảng Bìnhcần nghiên cứu để cải tiến quy trình giao dịch giao dịch với khách hàng đảm bảo việc tiết kiệm thời gian nhiều nhất cho khách hàng, đồng thời tạo cho khách hàng sự thỏa mãn khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Bảy là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng làm công tác bán lẻ.

Việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng làm công tác bán lẻ tại tất cả các vị trí sẽ giúp ngân hàng tăng tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện cac quy trình, nghiệp vụ; cải thiện được uy tín đối với khách hàng; giảm bớt rủi ro trong hoạt động,…từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ NHBL:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về dịch vụ NHBLnhư:

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ NHBL.

Thứ hai, trình bàynhững nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ NHBL để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với việc phát triển dịch vụ NHBL; các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHBL.

Thứ ba, nêu ra được kinh nghiệm của một số NHTM đã khá thành công trong lĩnh vực phát triển dịch vụ NHBL và bài học kinh nghiệm cho BIDV - Bắc Quảng Bình.

Những lý luận và thực tiễn được hệ thống hóa nêu trên là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiêncứu trong các chương tiếp theocủa luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc quảng bình (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)