Thực trạng phát triển của một số dịchvụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc quảng bình (Trang 60 - 80)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3 Thực trạng phát triển của một số dịchvụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bắc

Quảng Bình

2.2.3.1 Thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn dân cư

Quy mô, tỷ trọng và cơ cấu huy động vốn dân cư

Để gia tăng quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư, trong những năm qua

BIDV đã thiết kế và triển khai nhiều loại sản phẩm huy động vốn mới dành cho đối tượng khách hàng cá nhân với những tính năng và kỳ hạn đa dạng, phong phú, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Đặc biệt là các sản phẩm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm lãi suất linh hoạt theo số dư, theo thời gian, tiết kiệm với thời hạn ngắn theo tuần… để khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhằm giúp tối ưu hoá lợi íchcủa họ. Thực hiện tốt chỉ đạo định hướng của Hội sở BIDV, nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường và thị hiếu, tâm lý của khách hàng nên trong thời gian qua công tác huy động vốn dân cư tại BIDV Bắc Quảng Bình đã đạt được kết quả đáng khích lệ, gia tăng được thị phần trên địa bàn của tỉnh.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động vốnphân theo kháchhàngtại BIDV - Bắc Quảng Bình năm 2015-2017

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Phân theo khách hàng 2.300 100,00 2.658 100,00 3.358 100,00 358 15,57 700 26,34 1. Dân cư 1.710 74,35 2.126 79,98 2.825,7 84,15 416 24,33 699,7 32,91 2. Tổ chức kinh tế 370 16,09 242 9,10 272,3 8,11 - 128 - 34,59 30,3 12,52 3. Định chế tài chính 220 9,57 290 10,91 260 7,74 70 31,82 - 30 - 10,34

Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy, năm 2015, nguồn vốn huy động tại chi nhánh đạt 2.300 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.658 tỷ đồng, tăng 3.358 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng tăng gần 15,57%. Trong khi đó huy động vốn dân cư trong năm 2016 tăng 416 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,33% so với năm 2015, năm 2017 tăng 699,70 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,91% so với năm 2016 và là chỉ tiêu có mức tăng trưởng cao nhất trong tổng nguồn huy động.

Năm 2017, Chính phủ và NHNN đưa ra nhiều chính sách quản lý phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và thế giới như: hạn chế các tổ chức tín dụng huy động vốn bằng vàng, điều chỉnh trạng thái ngoại tệ,lãi suất huy động được kiểm soát chặt chẽ. Điều này góp phầnlàm cho thị trường tài chính ngân hàng đã trở nên ổn định hơn.

Đồng thời, BIDV đã thực hiện linh hoạt các chính sách khách hàng, sử dụng có hiệu quả cơ chế động lực khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn ngay từ đầu năm. Do vậy, BIDV- Bắc Quảng Bình đã nỗ lực cố gắng hoàn thành kế hoạch giao và có mức tăng trưởng huy động vốn dân cư tốt nhất trong 3 năm gần đây, cụ thể năm 2017

tăng 699,70 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,91% so với năm 2016.

Trong giai đoạn 2015-2017, số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng huy động vốn dân cư luôn chiếm hơn 3/4 trong tổng số vốn huy động của toàn chi nhánh và luôn giữ đều qua các năm (Năm 2015: 74%; năm 2016: 81% và năm 2017: 84%). Điều này thể hiện sự nhất quán phương châm “vay để cho vay”, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm và chú trọng đẩy mạnh khai thác và phát triển nền khách hàng dân cư, tránh bị động vào những khách hàng lớn là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, từ đó tạo lập được nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, điều này cho thấy tầm quan trọng của khối dân cư trong các nguồn huy động vốn của ngân hàng BIDV –Bắc Quảng Bình trong giai đoạn vừa qua.

Xét theo kỳ hạn huy động, cơ cấu huy động vốn dân cư của BIDV - Bắc Quảng Bình trong giai đoạn 2015-2017 được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn phân theo kỳ hạn và loại tiền tệ tại BIDV - Bắc Quảng Bình năm 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Phân theo thời hạn 2.300 100,00 2.658 100,00 3.358 100,00 358 15,57 700 26,34 1. Tiền gửi không kỳ hạn 168,16 7,31 187,13 7,04 276,59 8,24 18,97 11,28 89,46 47,81 2. Tiền gửi dưới 12 tháng 899,67 39,12 986,26 37,11 1.567,68 46,68 86,59 9,62 581,42 58,95 3. Tiền gửi từ 12 tháng trở

lên 1.232,17 53,57 1.484,61 55,85 1.513,73 45,08 252,44 20,49 29,12 1,96

Phân theo loại tiền tệ 2.300 100,00 2.658 100,00 3.358 100,00 358 15,57 700 26,34

1. Nội tệ 2.216,78 96,38 2.567,50 96,60 3.262,40 97,15 350,72 15,82 694,90 27,07

2. Ngoại tệ 83,22 3,62 90,50 3,40 95,60 2,85 7,28 8,75 5,10 5,64

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, số liệu thống kê đã cho thấy,

tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng lớn nhất. Về giá trị tuyệt đối, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng tăng, nhưng tỷ trọng lại có xu hướng tăng rồi giảm, cụ thể năm 2015 tỷ trọng là 53,57%, năm 2016 là 55,85% và năm 2017 là 45,08% trong tổng nguồn vồn huy động của chi nhánh. Tiếp theo sau

là loại tiền gửi kỳ hạn dưới12 tháng cótỷ trọng tăng rất nhanh, từ chỉ chiếm 39,1%

tổng nguồn vốn huy động trong năm 2015 đã tăng lên đến 46,68%, trong năm 2017.

Điều này cho thấymột dấu hiệu cơ bản là một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn còn khá lớn.

Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là tiền gửi không kỳ hạnchỉ chiếm hơn 7%, nhưng khá ổn định qua 3 năm 2015-2017.

Điều này sẽ góp phần làm cho chi nhánh chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động kinh doanh.

Về loại tiền huy động, HĐV nội tệ chiếm thị phần chủ đạo trong HĐV. Số liệu bảng 2.5 cũng thể hiện đồng tiền nội tệ chiếm trên 95% tổng nguồn tiền huy động, cụ thể qua các năm; năm 2015 đồng tiền huy đồng vốn nội tệ tỷ trọng 96,38%

so với đồng nội tệ chỉ tỷ trọng 3,62%, năm 2016 đồng ngoại tệ tỷ trọng 3,4% và năm 2017thì tỷtrọng chỉ 85%. Bởi vì thời gian qua đồng tiền ngoại tệ huy động lãi suất bằng không, nên không thu hút được đồng tiền nhàn rổi từ dân cư và các tổ chức.

Thị phần huy động vốn dân cư của BIDV – Bắc Quảng Bình

Trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình, mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại ngày càng được mở rộng và phân bố rộng khắp địa bàn từ đồng bằng đến miền núi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và cung

ứng dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình trong

tỉnh Quảng Bình.

Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, các NHTM phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, đặc biệt là cạnh tranh về hoạt động huy động vốn vì đây là hoạt động chủ lực để tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng thực

hiện hoạt động tín dụng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng được các NHTM chú trọng quan tâm phát triển cả về giá trị và tỷ trọng.

Kết quả huy động vốn dân cư của BIDV - Bắc Quảng Bình cũng như của các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 thể hiện thị phần mà BIDV - Bắc Quảng Bình đang nắm giữ.

Bảng 2.6: Thị phần huy động vốn dân cư của BIDV trên địa bàn Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: tỷ đồng.

STT Tên đơn vị Tổng huy động vốn đến 31/12/2017 Tỷ trọng huy động vốn đến 31/12/201 (%) 1 BIDV - Bắc Quảng Bình 3.226,85 11,7 2 BIDV - Quảng Bình 6.800,72 24,6 3 Agribank - Quảng Bình 4.227,31 15,3 4 Agribank - Bắc Quảng Bình 2.739,74 9,9 5 Vietinbank - Quảng Bình 2.238,09 8,1 6 Vietcombank - Quảng Bình 2.148,94 7,8 7 Sacombank - Quảng Bình 2.875,57 10,4 8 TCTD khác 3.424,50 12,4 9 Tổng cộng 27.681,70 100,0

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình (2018) [10]

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, BIDV có hai Chi nhánh cấp một đó là BIDV - Quảng Bình và BIDV - Bắc Quảng Bình. Agribank cũng có hai Chi nhánh cấp một đó là Agribank - Quảng Bìnhvà Agribank - Bắc Quảng Bình.

Theo số liệu thể hiện trong bảng 2.6 cho thấy, BIDV - Quảng Bình vẫn là ngân hàng có thị phần lớn nhất trên địa bàn tỉnh (trên 24,6%), xếp thứ hai là Agribank Quảng Bình với thị phần chiếm trên 13%, tiếp đến là BIDV Bắc Quảng Bình với thị phần 11,7% xếp thứ 3, còn lại là thị phần của các chi nhánh ngân hàng thương mại kháctrên địa bàn.

Cụ thể, nhìn vào số liệu thống kê hoạt động huy động vốn dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017 từ NHNN Chi nhánh Quảng Bình cho

thấy BIDV - Bắc Quảng Bình đã có rất nhiều cố gắng trong việc duy trì vị trí và gia tăng thị phần huy động vốn dân cư của mình.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện ngày càng nhiều chi nhánh các ngân hàng

TMCP, các TCTD trên địa bàn, cùng các chính sách khuyến khích khách hàng hấp

dẫn, do vậy, để giữ vững vị trí thứ ba, cải thiện thị phần, nâng cao tốc độ tăng trưởng, trong những năm tới, BIDV - Bắc Quảng Bình cần phải đưa ra những giải pháp dài hạn hơn, quyết liệt hơn nữa trong công tác gia tăng huy động vốn.

2.2.3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng cá nhân

Quy mô, tỷ trọng của hoạt độngtín dụng cá nhân

Ngày nay, khi kinh tế xã hội phát triển, thu nhập tăng lênthì nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của một bộ phậnlớn dân cư đang tăng lên

nhanh chóng. Chính vì vậy, nắm bắt được tiềm năng của thị trường bán lẻ rộng lớn này, ngay từ những năm 2007, BIDV - Bắc Quảng Bìnhđã triển khai hàng loạt sản phẩm tín dụng bán lẻ phân đoạn theo đối tượng khách hàng như: cho vay hỗ trợ nhu cầu xây nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên hay cho vay du học. Tuy nhiên phải đến năm 2012,

tín dụng bán lẻ mới được BIDV - Bắc Quảng Bình quan tâm phát triển thực sựtrên địa bàn.

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy, dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2015 đạt 670 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.060 tỷ đồng tăng 390 tỷ đồng, tương ứng tăng 58,21% so với 2015. Đến cuối năm 2017 đạt 1.850 tỷ đồng, tăng 790 tỷ đồng, tương ứng tănghơn

74,53% so với năm 2016. Như vậy, từ năm 2015 trở lại đây dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng tương đối rất tốt. Tỷ trọng dư nợ của tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ có xu hướng tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2015-

2017, từ 26% năm 2015, lên 33% năm 2016 và năm 2017 chiếm tỷ trọng 55% trong tổng dư nợ của đơn vị.

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân tại BIDV - Bắc Quảng Bình năm 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

2016/2015 So sánh 2017/2016 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Phân theo thành phần kinh tế 2.535 100 3.209 100 3.358 100 674 26,59 149 4,64

1. Dư nợ cho vay khách hàng doanh

nghiệp 1.865 74 2.149 67 1.508 45 284 15,23 - 641 - 29,83 2. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 670 26 1.060 33 1.850 55 390 58,21 790 74,53

- Mua nhà 283,96 42,38 398,12 37,56 731,88 39,56 114,16 40,2 333,76 83 - Mua ô tô 175,85 26,25 369,27 34,84 523,99 28,32 193,42 109 154,72 41,89 - Tiêu dùng 115,97 17,31 179,52 16,94 330,66 17,87 63,55 54,7 151,14 84,19 - Thấu chi 6,93 1,03 14,62 1,38 34,46 1,86 7,69 101 19,84 35,70

- Khác 87,33 13,03 98,47 9,29 229,01 12,38 11,14 12,75 130,54 132

Nguyên nhân dư nợ tín dụng bán lẻ tăng qua các năm là kể từ sau năm 2015

với điều kiện nền kinh tế đã ấm dần, lãi suất ở mức vừa phải, việc mở nút thắt tín dụng trong một số lĩnh vực như kinh doanh bất động sản được triển khai tạo sự thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó, việc phân giao chỉ tiêu về phát triển khách hàng, tăng trưởng dư nợ bán lẻ của Hội sở BIDV cho các chi nhánh tương đối quyết liệt, cơ chế khuyến khích đối với hoạt động tín dụng bán lẻ hoàn thiện hơn đãtạo được động lực đối với cán bộ nhân viên trong việc mở rộng địa bàn và phát triển tín dụng bán lẻ.

Các sản phẩm có tỷ lệ cho vay trung dài hạn cao gồm cho vay mua ô tô, cho vay nhu cầu xây dựng nhà ở, mua nhàvà cho vay thấu chi, tiếp đến là các sản phẩm như cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay CBCNV...

Đối với phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ, chủ đạo của chi nhánh là cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở và hộ gia đình kinh doanh, đây là những sản phẩm có mức lãi suất cạnh tranh, dư nợ kháổn định và phát triển.

Đối với cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Nhìn vào số liệu cho thấy, cơ cấu sản phẩm vay, tỷ trọng cho vay liên quan đến mua nhà,mua ô tô vàtiêu dùng đều tăng qua các năm và tăng với tốc độ tương đối chậm, và ở mức khiêm tốn do thu nhập người dân đã tăng nhưng tập trung ở một số đối tượng chiếm tỷ lệ nhỏ như doanh nhân, thương nghiệp là chủ yếu, còn bộ phận dân cư và người lao động thì mới đủ để cải thiện cuộc sống sinh hoạt. Như vậy, có thể thấy rằng phân đoạn thị trường của Chi nhánh hầu như chỉ tập trung vào một số sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN truyền thống là chủ yếu.

Ngoài ra, theo xu hướng phát triển của kinh tế xã hội và thu nhập dân cư ngày càng cao thì các sản phẩm bán lẻ khác cũng đang gia tăng nhanh chóng cả về quy mô và tỷ trọng trong cơ cấu tín dụng bán lẻ của chi nhánh.

Như vậy, để tín dụng bán lẻ có sự tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ, trong thời gian tới BIDV - Bắc Quảng Bình cần có nhiều biện pháp phù hợp mạnh mẽ hơn nữa liên quan đến chính sách khách hàng, cơ chế lãi suất vàquyết liệt trong công tác điều hànhđể phát triển thị trườngbán lẻ.

So sánh số lượng sản phẩm bán lẻ ngân hàng BIDV – Bắc Quảng Bình với một số Ngân hàng trên địa bàn

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sự nỗ lực và cố gắng hết mình của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, công tác phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Bắc Quảng Bình đã đạt đượcnhững bước tiến đáng kể.

Bảng 2.8: So sánh số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ với một số ngân hàng trên địa bàntính đến thời điểm 31/12/2017

TT Sản phẩm BIDV VCB Vietinbank Sacombank Agribank

1 Cho vay tiêu dùng tín

chấp X X - X X

2 Cho vay hỗ trợ nhu cầu

về nhà ở X X X X X

3 Cho vay mua ôtô X X X X X

4 Cho vay hộ kinh doanh X X X X X

5 Cho vay thấu chi X X - - X

6 Cho vay cầm cố GTCG X X X - X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc quảng bình (Trang 60 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)