Khái quát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0587 hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ý yên (Trang 25 - 32)

1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tạ

1.1.2. Khái quát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

a/Khái niệm cho vay

Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “ Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo một thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.[8]

Cho vay nông nghiệp của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cho vay giao hoặc cam kết giao một khoản tiền cho KH có mục đích sử dụng vốn trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...) trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn có ccs đặc điểm sau: (1) tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật; (2) Phương thức cho vay đa dạng, phong phú; (3) Hoạt động sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro do thiên tai, tác động của môi trường tự nhiên. Đặc điểm này ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng

Cho vay nông nghiệp nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhằm phát triển và mở rộng sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm ở khu vực nông thôn, đặc biệt hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần, nâng cao dân trí của người dân.

Hoạt động tín dụng của NHTM rất da dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau. Cho vay theo hình thức nào thì tùy thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế của từng đối tượng sử dụng vốn, sao cho việc sử dụng và quản lý vốn phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng đối tượng. Việc phân loại cho vay dựa vào các tiêu chí sau đây:

■ Căn cứ vào tiêu thức mục đích sử dụng vốn: tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng tiêu dùng. [3]

■ Căn cứ vào tiêu thức đối tượng tín dụng: tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định .[3]

■ Căn cứ vào tiêu thức xuất xứ của tín dụng: tín dụng gián tiếp, tín dụng trực tiếp.[3]

■ Căn cứ vào thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn . [3]

■ Căn cứ vào mức độ bảo đảm của tín dụng: cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm.[3]

1.1.2.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà đặc trưng của nó là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay. Bởi vậy, khi thực hiện hoạt động cho vay thì nguyên tắc cho vay cần phải được ngân hàng áp dụng xuyên suốt quá trình cho vay. Các nguyên tắc đó là:

> Nguyên tắc cho vay

- Hoạt động cho vay được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan

- Khách hàng đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

(Trích điều 4 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 QĐ về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng).

> Điều kiện cho vay

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chua đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Có phuơng án sử dụng vốn khả thi.

( Trích điều 7 Thông tu số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 QĐ về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với khách hàng).

1.1.2.3. Các phương thức cho vay

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn vay của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của ngân hàng, ngân hàng nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay vốn về việc lựa chọn các phuơng thức cho vay sau: ( Điều 27 Thông tu số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 QĐ về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đối với khách hàng)

- Cho vay từng lần: Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, ngân hàng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay ký kết thỏa thuận cho vay.

- Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai TCTD trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phuơng án, dự án vay vốn.

- Cho vay luu vụ: Là việc TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây luu gốc, cây công nghiệp có thu

hoạch hàng năm. Theo đó, TCTD và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: TCTD xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, TCTD thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, TCTD xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này

- Cho vay tuần hoàn: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện: (1)Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay; (2)Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh; (3)Tại thời điểm xem xét cho vay khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng; (4)Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ tổ chức tín dụng thì không được kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

- Cho vay quay vòng: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 tháng.

- Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Ngân hàng nơi cho vay cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 năm.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng đuợc chi vuợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa đuợc duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 năm.

- Cho vay khác phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của khoản vay.

1.1.2.4. Quy trình cho vay căn bản

Khái niệm: “Quy trình cho vay là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cho vay đối với khách hàng”.[3]

a. Thiết lập hồ sơ cấp tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là buớc căn bản đầu tiên và buớc quan trọng của quy trình tín dụng. Ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, buớc này đuợc thực hiện để tiến hành thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các buớc tiếp theo

Khách hàng đuợc cán bộ tín dụng huớng dẫn lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng. Một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau :

■ Thông tin cơ bản về khách hàng xin vay

■ Thông tin về tài chính hiện tại của khách hàng xin vay.

■ Lịch sử tài chính của khách hàng xin vay

■ Thông tin về mục đích vay vốn.

■ Phuơng huớng hoạt động kinh doanh trong tuơng lai của khách hàng.

■ Đánh giá nhận xét của ngân hàng về khách hàng

■ Thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc vay vốn và tả nợ

■ Những thông báo của ngân hàng cho khách hàng

b. Phân tích tín dụng

Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích đánh giá khách hàng dựa trên các tài liệu mà khách hàng cung cấp và thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập đuợc, đánh giá năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng, tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở quan trọng đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ vay trong tuơng lai. Nguợc lại, nếu khách hàng không đáp ứng đuợc những vấn đề trên ngân hàng sẽ từ chối cho vay.

Sau khi phân tích tín dụng cán bộ tín dụng báo cáo truởng phòng tín dụng, để truởng phòng cử nguời đi thẩm định điều kiện vay vốn. Nội dung thẩm định nhu sau: tu cách pháp lý, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của phuơng án, dự án sản xuất kinh doanh, thẩm định về điều kiện tài sản dùng để thế chấp, cầm cố có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của nguời vay vốn hay không. Từ đó đề xuất loại hình tín dụng, cơ cấu và mục đích của khoản tín dụng, các biện pháp quản lý, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro.

c. Quyết định cấp tín dụng

Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là đua ra quyết định cho vay. Trong thực tế những yêu cầu vay vốn có chất luợng tốt, việc quyết định cho vay đuợc thực hiện một cách dễ dàng. Đối với khoản vay nhỏ ngân hàng thuờng giao cho cán bộ tín dụng quyết định. Đối với những khoản vay lớn thuộc quyền phán quyết của hội đồng tín dụng.

Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và thẩm định các điều kiện vay vốn của hồ sơ, đánh giá điểm mạnh điểm yếu của hồ sơ và phải đua ra đuợc ý kiến có nên

cho vay hay không. Nếu từ chối thì phải thông báo cho khách hàng biết lý do từ chối cho vay. Nếu chấp thuận cho vay thì cán bộ tín dụng cùng khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đổng bảo đảm tiền vay.

d. Giám sát và quản lý tín dụng

Giám sát và thanh lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khi khoản vay được hoàn trả, nhằm đốn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hoạt động tín dụng. Nội dung kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra trước khi cho vay là việc thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. CBTD được phân công phụ trách khách hàng nào thì phải lập hồ sơ kinh tế theo dõi sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng đó, nhằm kịp thời tham gia ý kiến với khách hàng để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, đồng thời để cung cấp cho giám đốc ngân hàng những thông tin cần thiết về khách hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định.

Trong khi cho vay ngân hàng cần phải kiểm tra: mục đích, đối tượng vay vốn, tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ vay vốn.

Kiểm tra sau cho vay được tiến hành từ khi ngân hàng phát tiền vay cho đến khi thu hết nợ. Định kỳ CBTD phải kiểm tra và phân tích nợ để phát hiện nợ quá hạn, nợ khó đòi để đề nghị các biện pháp xử lý thích hợp.

Người vay vốn khi vi phạm những cam kết trong đơn xin vay hay hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm những quy định khác trong quy định tín dụng của ngân hàng, sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý tín dụng thích hợp như: chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn, hạn chế và đình chỉ cho vay hoặc có thể khởi kiện trước pháp luật.

1.2 Khái quát chung về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0587 hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ý yên (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w