Quan điểm của AICPA (1992): Kiểm soát nội bộ là “ việc lập kế hoạch của tổ chức và tất cả sự kết hợp các cách thức, đo lường được thừa nhận trong phạm vi tổ chức để đảm bảo an toàn của tài sản, kiểm tra tính đúng đắn và tin cậy của các dữ liệu kế toán, thúc đẩy tính hữu hiệu của hoạt động, thúc đẩy sự tham gia các quy trình trong tổ chức”
Theo định nghĩa của COSO năm 1992 ( The Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission ) - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lân khi lập báo cáo tài chính: Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: Báo cáo tài chính đáng tin cậy; Các luật lệ và quy định được tuân thủ; Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
Sau hơn 20 năm, COSO đã ban hành bản cập nhật mới là COSO Internal Control 2013, theo đó kiểm soát nội bộ là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.
Luật kế toán 2015 cho rằng “ Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra [Điều 39 luật kế toán số 88/2015/QH13,có hiệu lực từ 01/01/2017].[9]
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban GĐ và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị
trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. [Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, ban hành theo Thông tu số 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 thay thế chuẩn mực số 400 ].[2]
Khoản1, điều 40, chuơng 1,Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010: “ Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đuợc xây dựng phù hợp với huớng dẫn của ngân hàng nhà nuớc và đuợc tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt đuợc yêu cầu đề ra”. [8]
Theo thông tu số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN Việt Nam quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài: “ Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị đuợc xây dựng và đuợc tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt đuợc yêu cầu đề ra.”[7]
Nhu vậy, KSNB đuợc quan niệm, định nghĩa khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn nhận khác nhau nhung vẫn đảm bảo nội dung:
- Tập hợp các cơ chế, quy định, chính sách mang tính pháp lý rõ ràng, hiệu lực phù hợp với doanh nghiệp.
- Các phuơng pháp, quy trình kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt đuợc mục tiêu đề ra.
S Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
★ Mục tiêu kết quả hoạt động cho các KSNB liên quan đến tính hiệu quả và hiệu lực của ngân hàng trong việc sử dụng các tài sản và nguồn lực, bảo vệ ngân hàng khỏi những thiệt hại.
KSNB hoạt động tín dụng là các quy trình, quy định đuợc ban hành bởi Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng, nhằm đạt đuợc các mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay tại ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng đuợc quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý. [5]
★ Mục tiêu thông tin: Tính tin cậy, đầy đủ và kịp thời của các thông tin tài chính và thông tin quản lý
KSNB hoạt động tín dụng phải đảm bảo các dữ liệu cần thiết đuợc thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ chính xác, kịp thời giúp cho việc ra
quyết định tín dụng có chất luợng cao; Hồ sơ, tài liệu, các tài sản có liên quan đến hoạt động tín dụng phải đuợc bảo đảm an toàn.[5]
★ Mục tiêu tuân thủ: Đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, ngân sách nhà nuớc, các yêu cầu giám sát, các chính sách và thủ tục của ngân hàng; Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng đuợc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nhằm ngăn ngừa kịp thời những thiếu xót trong hệ thống xử lý.[5]
S Vai trò của kiểm soát nội bộ: KSNB có ý nghĩa rất quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng, nếu hệ thống vững mạnh sẽ đem lại lợi ích cho NH:
KSNB góp phần giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nhu sai sót vô tình gây thiệt hại, ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
KSNB đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa gian lận có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng do: (i)Quyền hạn càng phân chia cho nhiều cấp; (ii)Mối quan hệ giữa các bộ phận càng phức tạp; (iii)Tài sản càng phân tán cho nhiều chi nhánh; (iv)Sự truyền đạt, phản hồi thông tin, thu thập thông tin càng khó khăn.
KSNB hoạt động tín dụng cũng đem lại những tác động to lớn thông qua việc đua ra những kiến nghị, tham vấn cho ban lãnh đạo ngân hàng tìm ra
hướng giải quyết, giảm thiểu rủi ro tín dụng tiềm tàng, rủi ro có thể biết trước đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng có hiệu quả.[5]
S Nhiệm vụ kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Với các mục tiêu, vai trò như trên, KSNB hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ sau: Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ, Bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh, Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh.