Môi trường kiểm soát bao gồm các chức năng quản trị và quản lý, các quan điểm, nhận thức, hành động của Ban quản trị và Ban giám đốc liên quan đến kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ hoạt động của đơn vị nói chung, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nói riêng. Môi trường kiểm soát làm nền tảng cho hoạt động kiểm soát trong một TCTC và ảnh hưởng tới mọi hoạt động của tổ chức đó, bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng, tác động trực tiếp đến ý thức của từng thành viên trong ngân hàng, nhằm thực hiện mục tiêu: hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả; hệ thống thông tin, sổ sách, báo cáo hoạt động động tín dụng kịp thời và đáng tin cậy; đảm bảo hoạt động tín dụng tuân thủ các quy trình, quy định của
pháp luật hiện hành; các chính sách và chiến lược kinh doanh mà lãnh đạo quản lý, lãnh đạo điều hành ngân hàng đã đề ra.
Các yếu tố thuộc môi trường kiểm soát:
> Triết lý và phong cách điều hành
Ban điều hành cấp cao nhất của ngân hàng cần ý thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và KSNB hoạt động tín dụng thông qua việc xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng và định kỳ phải xem xét, đánh giá các chiến lược, chính sách này.
HĐQT và Ban điều hành ngân hàng cần xác định rõ mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ và phổ biến chính sách phát triển tín dụng đến cấp thực hiện nghiệp vụ. Đồng thời, phải chú trọng đến việc hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình tín dụng, phổ biến đầy đủ, kịp thời đến từng đối tượng có liên quan.[12]
> Giám sát quản lý
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ rà soát lại các chiến lược kinh doanh tổng thể và các chính sách quan trọng của ngân hàng, nắm bắt được các rủi ro lớn mà ngân hàng đang gặp phải, lập các mức có thể chấp nhận được cho các rủi ro này và bảo đảm rằng Ban Tổng giám đốc thực hiện những biện pháp cần thiết để xác định, đo lường, giám sát, kiểm soát các rủi ro này, phê duyệt cơ cấu tổ chức và đảm bảo rằng Ban Tổng giám đốc liên tục giám sát tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Hội đồng quản trị sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về việc đảm bảo thiết lập, duy trì một hệ thống KSNB đầy đủ và hiệu quả.[15]
Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các chiến lược, chính sách đã được Hội đồng quản trị phê duyệt, xây dựng các quy trình để xác định, đo lường, giám sát, kiểm soát rủi ro xảy ra với ngân hàng, duy trì cơ cấu tổ chức với trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ báo cáo được phân định rõ ràng, đảm bảo rằng các trách nhiệm được ủy quyền phải được thực hiện
hiệu quả, vạch ra các chính sách kiểm soát nội bộ thích hợp và giám sát sự đúng đắn và tính hiệu quả của hệ thống KSNB.[15]
> Xây dựng văn hóa kiểm soát:
HĐQT và Ban điều hành ngân hàng cần đẩy mạnh các chuẩn mực trung thực và đạo đức qua các thái độ, hành động và phát ngôn; tạo sự nhận thức về tầm quan trọng của KSNB ở tất cả nhân viên; báo cáo với cấp quản lý về bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quá trình hoạt động, vi phạm chuẩn mực đạo đức, chính sách của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.[12]
> Xây dựng mô hình tổ chức kiểm tra kiểm soát:
Ngân hàng nên có bộ phận riêng biệt để quản lý thuờng xuyên các danh mục chứa đựng những rủi ro tín dụng khác nhau. Đồng thời, có bộ phận giám sát tổng thể thành phần và chất luợng của danh mục đầu tu tín dụng.[12]
> Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ
Mỗi NHTM cần căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, quy định của nhà nuớc và pháp luật để thiết kế quy định tín dụng hợp lý, đảm bảo đuợc sự liên hoàn, phối hợp giữa các phong nghiệp vụ.[12]
> Cam kết về năng lực:
Chú trọng nâng cao năng lực nhân viên, giao quyền hạn tuơng ứng với năng lực, kinh nghiệm đối với từng nhân viên; thực hiện đào tạo nhân viên trong toàn hệ thống; tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ năng lực trình độ, đồng thời có chính sách khen thuởng, kỷ luật thích hợp.[12]
> Phân công quyền hạn và trách nhiệm:
Cách thức phân công quyền hạn và trách nhiệm đối với hoạt động tín dụng, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ; thẩm định tín dụng; quyết định tín dụng. Việc phân công quyền hạn và trách nhiệm quy định rõ chức năng, quyền hạn, hạn mức tín dụng cho từng phòng ban, cá nhân.[12]
Các chính sách và thông lệ liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, định huớng, đào tạo, đánh giá, huớng dẫn, thăng tiến nhân viên, luơng, thuởng và các biện pháp khắc phục sai sót.
Sự tồn tại của một môi truờng kiểm soát thỏa đáng có thể là một yếu tố tích cực của đơn vị. Tuy nhiên, một môi truờng kiểm soát thỏa đáng có thể giúp giảm rủi ro gian lận nhung không thể ngăn chặn hoàn toàn gian lận. Nguợc lại, những khiếm khuyết trong môi truờng kiểm soát có thể làm giảm hiệu quả của các kiểm soát, nhất là đối với gian lận.