Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu 0587 hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ý yên (Trang 124 - 148)

★ Ngân hàng nhà nước thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động tín dụng tại chi nhánh nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động tín dụng, trong công tác thông tin báo cáo theo quy định của ngân hàng nhà nước. Hiện nay công tác thanh tra, giám sát của NHNN tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra tính tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng, chưa đánh giá có hệ thống về tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội bộ nói riêng. Để thực hiện được vai trò, đánh giá kiểm soát nội bộ và rủi ro của ngân hàng thương mại, NHNN nên tăng cường đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm thực tế.

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế và quy trình thanh tra giám sát ngân hàng cũng như đánh giá công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó NHNN cần đề ra các chế tài xử phạt nếu phát hiện kiểm soát nội bộ của ngân hàng yếu kém

★ Nâng cao chất lượng, sự đầy đủ, kịp thời về thông tin khách hàng của

Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia CIC. Kịp thời thông báo đến toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại về những cá nhân có ý định lừa đảo, cập nhật những thông tin mới nhất về phía khách hàng vay vốn, để chi nhánh có thể chủ động trong việc tăng trưởng hoạt động tín dụng.

★ Nêu cao biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng có trách nhiệm trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Việc chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng hiện nay vẫn còn hạn chế do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, NHNN cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, hoàn thiện các quy định pháp luật về cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin.

★ Thuờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi duỡng kiến thức tại tỉnh Nam Định để năng cao năng lực đánh giá, đo luờng, phân tích, kiểm soát hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đã trình bày ở Chương 1 và phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Ý Yên ở Chương 2, Chương 3 luận văn đã thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, luận văn đã đưa ra những định hướng chung của Agribank Việt Nam, cũng như định hướng cụ thể tại Agribank huyện Ý Yên, nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đến năm 2025.

Thứ hai, luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Ý Yên dựa trên nguyên nhân của những tồn tại được nêu tại Chương 2.

Thứ ba, luận văn cũng đề xuất các kiến nghị đối với Agribank huyện Ý Yên, Agribank chi nhánh Bắc Nam Định và Ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định, nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Ý Yên.

KẾT LUẬN

Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, luôn đi đầu về thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế, đặc biệt là đồng hành cùng nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Góp phần vào thành công đó, Agribank huyện Ý Yên luôn phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong số các ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện Ý Yên, về cơ bản đã đáp ứng đủ vốn với lãi suất cho vay ưu đãi phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Agribank huyện Ý Yên, tuy nhiên nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng lớn đến an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, ngoài những biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý, bản thân ngân hàng cần phải thiết lập kiểm soát nội bộ phù hợp với tình hình kinh doanh của chi nhánh, cũng như nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại, khái niệm kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nói riêng. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Ý Yên, nêu rõ những kết quả đạt được, những mặt tồn tại, cũng như những nguyên nhân gây ra những tồn tại đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp trong thực tiễn để đáp ứng yêu cầu mục tiêu mà Ban giám đốc Agribank huyện Ý Yên đã đề ra. Từ đó đề xuất một số kiến nghị với Agribank huyện Ý Yên, Agribank Bắc Nam Định, Ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định nhằm hoàn thiện hơn về đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ, đào tạo, tập huấn, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng

kiểm soát nội bộ, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Ý Yên.

Hoàn thiện bài luận văn này với mong muốn góp phần nhỏ kiến thức của mình vào hoàn thiện kiểm soát hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Ý Yên. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu, trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu xót trong việc đưa ra những tồn tại và nguyên nhân gây ra những tồn tại đó để đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục các tồn tại trên. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để luận văn hoàn thiện hơn.

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Cô giáo, TS. Lê Thị Thu Hà và các thầy cô trong khoa kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!

nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ”, Luận văn thạc sĩ

2. Bộ tài chính (2012),Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012, Chuẩn mực kiểm toán số 315

3. Học viện ngân hàng (2014 ), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Dân trí, Hà Nội

4. Học viện ngân hàng (2012 ), Giáo trình tiền tệ - ngân hàng, NXB Dân trí, Hà Nội

5. Hoàng Mạnh Kiên (2015), "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ’’,Luận văn thạc sĩ

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), “Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, Số 39/2016/TT-NHNN

7. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng nhà nước quy định về hệ thống kiểm tra kiểm soát nộ bộ và kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng

8. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH2 thông qua ngày 16/06/2010

9. Quốc hội, Luật kế toán số 88/2015/QH13,ngày 20/11/2015

10. Hồ Thị Hoàng Thu (2019), i Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi nhánh Phố Núi ”.Luận văn thạc sĩ

STT Danh sách phỏng vấn

Số điện thoại Đơn vị công tác

Nghê nghiệp Nơi công tác

1 Phạm Quốc Vinh 0982.353.467 Agribank

huyện Ý Yên

Giám đốc Ý Yên

~2 Hoàng Đình Trung 0947.729.510 Agribank huyện Ý Yên

Phó giám đốc Ý Yên

“3 Phan Mạnh Tuấn 0983.765.822 Agribank

huyện Ý Yên

Trưởng phòng Phòng

tín dụng

■4 Bùi Hông Tuân 0989.153.228 Agribank

huyện Ý Yên

CBTD Phòng

tín dụng

đối

với hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh Tỉnh Quảng Nam”,Luận văn thạc sĩ

13. Trần Thị Huyền Trang (2017), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai ’’,Luận văn thạc sĩ

14. TS.Trương Nguyễn Tường Vy (201<ằ),“Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam ”,Luận án tiến sĩ kinh tế 15. TS. Nguyễn Hồng Yến (2017 ), Giáo trình kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, NXB Dân trí, Hà Nội

II. Website 16. https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/gioi-thieu-agribank 17. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mo-hinh-moi-quan-he-giua-kiem- soat- noi-bo-va-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-o-viet-nam- 48740.htmhttps://www.vietinbank.vn/vn/gioi-thieu/dinh-huong-phat-trien 18. https: //www.sbv.gov.vn

^6 Nguyễn Chí Thanh 0904.072.527 Agribank Bắc Nam Định

Phó phòng Phòng kiểm

tra kiểm soát nội bộ

- Kiểm soát hoạt động tín dụng tại chi nhánh diễn ra như thế nào ? - Bên cạnh việc đánh giá rủi ro tín dụng thông qua xếp hạng tín dụng nội bộ, CIC, chi nhánh có áp dụng phương thức đánh giá khác không ? Phương pháp đó thực hiện như thế nào ?

- Hệ thống thông tin tín dụng có cảnh báo sớm rủi ro tín dụng không ? - Các bước kiểm tra nội bộ của Agribank Bắc Nam Định đối với chi nhánh loại II ? Nhận định diễn biến sai sót qua các năm ?

Bước 1: Tiếp nhận, thu thập, đánh giá hồ sơ, nhu cầu vay vốn của KH

Người quan hệ khách hàng tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn KH quy định về điều kiện, thủ tục, lãi suất cho vay, sản phẩm chính sách của Agribank.

Tiến hành thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu về khách hàng vay vốn, phương án sử dụng vốn, tài sản đảm bảo; rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn; khảo sát về nhu cầu vay vốn, tài sản đảm bảo; nhận diện và đánh giá người có liên quan tới khách hàng vay vốn; thu thập thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng từ CIC; đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng trên hệ thống IPCAS; chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng.

Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện vay vốn, tuân thủ các quy định của Agribank và pháp luật. Lập báo cáo đề xuất cho vay, ký tắt các trang có nội dung đánh giá của mình và đề xuất cho vay/không cho vay, loại cho vay, phương thức cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả, phí, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, đồng tiền cho vay, tài sản đảm bảo. Ký và ghi rõ họ tên vào phần Người quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất cho vay.

chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của KH, bao gồm cả kết quả xếp hạng tín nhiệm tại các ngân hàng khác.

Đánh giá các điều kiện vay vốn: đánh giá năng lực pháp luật dân sự của khách hàng, năng lực hành vi dân sự tại thời điểm vay vốn; đánh giá tính hợp pháp của mục đích sử dụng vốn; tính khả thi của phương án sử dụng vốn; khả năng tài chính của KH để trả nợ; đánh giá tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh đối với khách hàng để áp dụng mức lãi suất cho vay phù hợp; đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi của TSBĐ.

Ghi ý kiến về kết quả thẩm định, ký tắt các trang có nội dung thẩm định của mình và đề xuất việc cho vay hay không cho vay, loại cho vay, phương thức cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, phí, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, đồng tiền cho vay, TSBĐ. Trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do không đồng ý cho vay, trình người quyết định cho vay xem xét quyết định. Ký và ghi rõ họ tên vào phần Người thẩm định trên Báo cáo đề xuất cho vay.

Bước 3: Quyết định cho vay

Căn cứ hồ sơ khoản vay, báo cáo đề xuất cho vay, ý kiến đề xuất của Người quan hệ khách hàng, Người thẩm định,người quyết định cho vay xem xét quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền. Nếu đồng ý cho vay ghi ý ki ến đồng ý và ký phê duyệt trên báo cáo đề xuất cho vay giao phòng kế hoạch kinh doanh l ập hồ sơ, tài liệu có liên quan. Nếu vượt quyền phán quyết giám đốc Agribank huyện Ý Yên ký trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp từ chối cho vay: Ký thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay và lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.

(HĐBĐ tiền vay thực hiện theo quy định về bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank).

Bước 5: Kiểm soát HĐTD, HĐBĐ tiền vay

Người kiểm soát khoản vay thực hiện kiểm soát nội dung và các điều khoản của HĐTD, HĐBĐ tiền vay, đối chiếu với nội dung, điều kiện đã được thông báo tại quyết định/phê duyệt và các thỏa thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và của Agribank, ký tắt từng trang hợp đồng, trình người có thẩm quyền xem xét, ký kết HĐTD, HĐBĐ tiền vay

Bước 6: Ký kết HĐTD, HĐBĐ tiền vay

Người ra quyết định cho vay xem xét các nội dung trên HĐTD, HĐBĐ tiền vay phù hợp với các nội dung phê duyệt khoản vay, đáp ứng với quy định của pháp luật thực hiện ký kết với khách hàng vay, bên bảo đảm tài sản. Việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật và của Agribank.

Bước 7: Khai báo, phê duyệt thông tin trên hệ thống IPCAS

Căn cứ HĐTD, HĐBĐ tiền vay và tài liệu có liên quan khác, người quản lý khoản vay thực hiện khai báo thông tin khoản vay trên báo cáo đề xuất giải ngân, phương án sử dụng vốn, HĐTD, TSBĐ, việc khai báo, cập nhật các thông tin về khoản vay trên hệ thống IPCAS phải đảm bảo đầy đủ,kịp thời và khớp đúng với hồ sơ giấy.

Người kiểm soát khoản vay kiểm tra và phê duyệt các thông tin về giao dịch do người quản lý nợ cho vay khai báo trên hệ thống IPCAS.

Bước 8: Kiểm tra hồ sơ giải ngân, báo cáo đề xuất giải ngân

Người quản lý nợ cho vay kiểm tra đánh giá hồ sơ giải ngân xem đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, điều kiện giải ngân, các điều khoản thỏa thuận của HĐTD đã ký, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, mục đích vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền

doanh nghiệp tư nhân. Từng lần giải ngân, Người quản lý nợ cho vay lập báo cáo đề xuất giải ngân, ký và trình Người kiểm soát khoản vay..

Đối với khách hàng cá nhân. Trường hợp giải ngân vốn vay 1 lần, Người quản lý nợ cho vay cho khách hàng ký nhận tiền vay tại phụ lục HĐTD. Nếu giải ngân vốn vay 2 trở lên thì Người quản lý nợ cho vay lập báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ trình Người kiểm soát khoản vay, Người quyết định cho vay

Bước 9: Kiểm soát, phê duyệt báo cáo đề xuất giải ngân

Căn cứ hồ sơ giải ngân và báo cáo đề xuất giải ngân do Người quản lý nợ cho vay lập, Người kiểm soát khoản vay kiểm soát nội dung, điều kiện giải ngân, nêu ý kiến đồng ý/không đồng ý giải ngân ký và trình Người quyết định cho vay xem xét và phê duyệt giải ngân/không giải ngân.

Bước 10: Bàn giao hồ sơ cho giao dịch viên, hạch toán thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo, giải ngân vốn vay

Người quản lý nợ cho vay bàn giao hồ sơ, tài liệu cho GDV. GDV căn cứ phiếu nhập kho, hồ sơ TSBĐ tiếp nhận từ người quản lý nợ cho vay, thông

Một phần của tài liệu 0587 hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện ý yên (Trang 124 - 148)