Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty điện lực tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27)

3.3.1. Cơ sơ xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo likert 5 cấp độ từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Thang đo về các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của ngƣời lao động tại công ty Điện lực BR-VT – Vũng Tàu chủ yếu đƣợc kế thừa từ thang đo chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith, thang đo chỉ số mô tả công việc điều chỉnh (AJDI) của Trần Kim Dung (2005) và thang đo mức độ hài lòng công việc của nhân viên trong tổ chức của Trần Kim Dung (2010).

Thang đo về sự hài lòng trong công việc bao gồm 07 yếu tố là: thu nhập, điều kiện làm việc, phúc lợi, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến. Các biến quan sát của các yếu tố trên sẽ đƣợc phát biểu sao cho phù hợp với ngƣời lao động của công ty Điện lực BR-VT – Vũng Tàu, đây cũng là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Cụ thể nhƣ sau:

Yếu tố Bản chất công việc đƣợc đo lƣờng bởi các phát biểu nhƣ: - Hiểu rõ nội dung công việc

- Công việc giúp sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau - Có quyền quyết định trong công việc

- Cấp trên phản hồi về kết quả công việc - Công việc phù hợp với năng lực

- Công việc có tầm quan trọng đối với công ty Yếu tố Thu nhập gồm các phát biểu:

- Mức lƣơng phù hợp với năng lực và công việc - Hiểu rõ chính sách lƣơng, thƣởng

- Chính sách lƣơng, thƣởng công bằng, minh bạch - Thu nhập so với các công ty cùng ngành khác Yếu tố Đào tạo và thăng tiến gồm các phát biểu:

- Quan tâm đến vấn đề đào tạo cho nhân viên

- Chƣơng trình đào tạo phù hợp và cần thiết cho công việc

- Đƣợc tạo điều kiện học hỏi nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc - Cơ hội thăng tiến

Yếu tố Cấp trên gồm các phát biểu:

- Năng lực chuyên môn - Giao tiếp với cấp trên

- Lắng nghe ý kiến và hỗ trợ trong công việc - Đối xử công bằng với cấp dƣới

- Cấp trên ghi nhận sự đóng góp đối với công ty

- Cấp trên bảo vệ trƣớc những ngƣời khác khi cần thiết Yếu tố Đồng nghiệp gồm các phát biểu:

- Sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết - Đồng nghiệp thân thiện và hòa đồng

- Đồng nghiệp tận tâm với công việc - Sự phối hợp trong công việc

- Đồng nghiệp đáng tin cậy

Yếu tố điều kiện làm việc gồm các phát biểu:

- Đầy đủ công cụ, trang thiết bị làm việc và bảo hộ lao động - Thời gian làm việc phù hợp

- Nơi làm việc an toàn và thoải mái - Làm thêm giờ

- Thời gian đi lại

Yếu tố phúc lợi gồm các phát biểu:

- Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế - Nghỉ phép và nghỉ bệnh

- Du lịch nghỉ dƣỡng hàng năm - Các phúc lợi khác

Yếu tố sự hài lòng gồm các phát biểu: - Hài lòng với công việc

- Tin rằng có một công việc tốt - Làm việc lâu dài

3.3.2. Thang đo chính thức

Thang đo chính thức đƣợc xây dựng dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính ở trên. Có 8 khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này, đó là: (1) Bản chất công việc, ký hiệu là BC; (2) Thu nhập, ký hiệu là TN; (3) Cơ hội đào tạo – thăng tiến, ký

hiệu là DT; (4) Cấp trên, ký hiệu là CT; (5) Đồng nghiệp, ký hiệu là DN; (6) Điều kiện làm việc, ký hiệu là DK; (7) Phúc lợi công ty, ký hiệu là PL; (8) Sự hài lòng chung đối với công việc, ký hiệu là TM. Các biến quan sát của thang đo đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert năm điểm với nội dung đƣợc mô tả ở trong bảng 3.1:

Bảng 3. 1: Mã hóa các thang đo

Khái niệm hóa Nội dung Bản chất công việc

BC_1 Tôi hiểu rõ công việc tôi đang làm

BC_2 Công việc tôi đang làm giúp tôi sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau của mình

BC_3 Tôi có quyền quyết định một số vấn đề nằm trong quyền hạn của mình

BC_4 Tôi đƣợc cấp trên quan tâm đánh giá chính xác về kết quả công việc

BC_5 Công việc tôi đang làm phù hợp với năng lực của tôi

BC_6 Công việc của tôi có tầm quan trọng đối với hoạt động của công ty

Thu nhập

TN_1 Mức lƣơng của tôi phù hợp với tính chất công việc đang làm TN_2 Cơ cấu lƣơng, thƣởng của công ty công bằng, hợp lý

TN_3 Tôi hiểu rõ chính sách lƣơng thƣởng mà công ty đang áp dụng

TN_4 Tôi hài lòng với mức lƣơng hiện tại của mình

Cơ hội đào tạo – thăng tiến

DT_1 Công ty tổ chức các chƣơng trình đào tạo phù hợp và cần thiết cho công việc của tôi

DT_2 Tôi đƣợc đào tạo đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện công việc

DT_3 Tôi luôn đƣợc công ty tạo điều kiện để học hỏi nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc

DT_4 Công ty tạo cơ hội thăng tiến cho ngƣời có năng lực Cấp trên CT_1 Cấp trên của tôi có năng lực chuyên môn tốt

CT_2 Tôi cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với cấp trên CT_3 Cấp trên luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của tôi CT_4 Tôi đƣợc cấp trên hỗ trợ trong công việc

CT_5 Tôi đƣợc cấp trên đối xử công bằng

CT_6 Tôi đƣợc cấp trên bảo vệ trƣớc những ngƣời khác khi cần thiết

Đồng nghiệp

DN_1 Tôi luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong công việc

DN_2 Đồng nghiệp của tôi thân thiện và hòa đồng DN_3 Đồng nghiệp của tôi đáng tin cậy

Điều kiện làm việc

DK_1 Tôi đƣợc trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc và bảo hộ lao động

DK_2 Việc bố trí thời gian làm việc hiện tại ở công ty là phù hợp DK_3 Tôi không phải tốn nhiều thời gian đi lại từ nhà đến công ty

và ngƣợc lại

DK_4 Tôi không phải làm thêm giờ quá nhiều

DK_5 Tôi cảm thấy an toàn và thoải mái tại nơi làm việc

Phúc lợi

PL_1 Công ty cung cấp đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

PL_2 Các khoản trợ cấp (bệnh tật, việc hỷ, việc tang, nghỉ hƣu...) của công ty là tốt

PL_3 Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch nghỉ dƣỡng

PL_4 Các phúc lợi khác của công ty (hỗ trợ mua nhà, mua cổ phần của công ty với giá ƣu đãi...) là tốt

Sự hài lòng trong

công việc

TM_1 Tôi yêu thích công việc tôi đang làm TM_2 Tôi thấy hài lòng với công việc hiện tại TM_3 Tôi thích làm việc ở đây

3.4. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi gồm 2 phần:

Phần đầu là thông tin về sự hài lòng công việc nói chung và sự hài lòng ở các khía cạnh cụ thể đƣợc biểu hiện dƣới dạng các câu hỏi phản ánh chỉ số đánh giá từng nhân tố của sự hài lòng công việc gồm bản chất công việc, thu nhập, đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, chính sách phúc lợi. Thang đo Likert đã đƣợc các nhà nghiên cứu trƣớc đây sử dụng rộng rãi và đã chứng minh đƣợc tính phù hợp của nó nên các câu hỏi khảo sát đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này dùng thang đo Likert năm mức độ. Với câu trả lời của ngƣời trả lời dƣới dạng thang đo này, ta sẽ thấy đƣợc sự hài lòng công việc của ngƣời nhân viên ở từng khía cạnh, từng nhân tố trong công việc ở mức hài lòng hay không và ở mức độ nhiều hay ít. Đồng thời, vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập đƣợc để xử lý, phân tích định lƣợng để xác định mối quan hệ tƣơng quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng nhƣ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Phần sau là thông tin phân loại ngƣời trả lời nhƣ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh, loại công việc, thâm niên công tác…dùng cho việc thống kê phân loại về sau.

3.5. Mẫu

Tổng thể của nghiên cứu là toàn bộ nhân viên công ty Điện lực BRVT. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chọn mẫu theo phƣơng pháp thuận tiện (phi xác suất) đƣợc sử dụng vì dễ tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu.

Về kích thƣớc mẫu, MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố, trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100, còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Đối với phân tích nhân tố khám phá, kích thƣớc mẫu gấp 5 lần số lƣợng biến đƣợc đƣa trong phân tích nhân tố (Hair, Anderson, Tatham & Black 1998, trang 98). Trong khi đó Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5.

Đề tài này có 36 biến quan sát, n=36 x 5 = 180. Để đạt đủ số lƣợng mẫu này, 300 bảng câu hỏi đã đƣợc phát cho các nhân viên thuộc Cơ quan công ty điện lực BRVT. Sau khi thu về 273 bảng câu hỏi và loại bỏ các bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, còn lại

211 bảng câu hỏi hoàn tất đƣợc sử dụng. Vì vậy, kích thƣớc mẫu cuối cùng của đề tài này là n = 211.

3.6. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua việc phỏng vấn trả lời bảng câu hỏi, sau đó đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và điều chỉnh dữ liệu, ta sẽ thực hiện các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: đánh giá độ tin cậy các thang đo qua hệ số Cronbach alpha. Trong tài liệu về Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Đối với nghiên cứu này, các biến có hệ số tƣơng quan biến - tổng nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach alpha đạt từ 0.7 trở lên.

- Bƣớc 2: sử dụng phƣơng pháp phân tích các yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để kiểm định giá trị của các thang đo. Các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ.

- Bƣớc 3: phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự hài lòng công việc nói chung, đồng thời xem xét sự phù hợp của các yếu tố trong thang đo và kiểm định các giả thuyết ban đầu.

- Bƣớc 4: sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân nhƣ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh, loại công việc và thâm niên công tác.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập đƣợc và xử lý bằng phần mềm SPSS. Chƣơng 4 gồm các phần chính sau: thống kê mô tả mẫu; đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy; kiểm định sự khác biệt bằng phân tích ANOVA và cuối cùng là đánh giá kết quả nghiên cứu.

4.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Điện lực BR-VT – Vũng Tàu

Công ty Điện lực BR-VT - Vũng Tàu là đơn vị quản lý lƣới điện phân phối từ 110kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với địa bàn hoạt động tại các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhƣ: TP: Vũng Tàu, Bà Rịa; huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo; Thị xã Phú Mỹ.

Hiện tại, tổng số nhân viên gồm 811 ngƣời, với bộ máy tổ chức gồm 12 phòng nghiệp vụ tại Văn phòng Công ty, Đội Hotline, Đội Quản lý vận hành lƣới điện cao thế và 08 Điện lực Huyện/ Thành phố/ Thị xã trực thuộc.

Sơ đồ tổ chức:

Hình 2. 4: Sơ đồ tổ chức công ty

4.2. Thống kê mô tả mẫu

4.2.1. Thống kê mô tả về nhân khẩu học

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng trƣớc, mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện với kích thƣớc mẫu dự kiến là 195 (gấp 5 lần số biến quan sát). 250 phiếu khảo sát đã đƣợc gửi cho các nhân viên khối cơ quan công ty Điện lực BRVT. Tổng số phiếu thu về là 273 phiếu. Các phiếu không đạt yêu cầu bị loại bỏ nhƣ: không trả lời hết các câu hỏi trong phiếu khảo sát, phần thông tin cá nhân không đầy đủ, một số phiếu trả lời hoàn toàn giống nhau, trả lời tất cả các câu hỏi cùng một mức độ. Sau khi chọn lọc, tổng số phiếu khảo sát đạt yêu cầu đƣa vào phân tích trong nghiên cứu là 211 phiếu. Thống kê chi tiết theo từng đối tƣợng đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3. 2: Mô tả mẫu

Thông tin mẫu Tần suất Phần trăm

Phần trăm tích lũy 1.Giới tính Nam 127 60.2 60.2 Nữ 84 39.8 100 2.Tuổi -Dƣới 30 tuổi 55 26.1 26.1 -30-45 tuổi 127 60.2 86.3 -Trên 45 tuổi 29 13.7 100 3.Trình độ - Trung học phổ thông, trung cấp 118 55.9 55.9 - Cao đẳng, đại học 82 38.9 94.8 - Sau đại học 11 5.2 100

4. Chức danh công việc

-Công nhân 92 43.6 43.6

-Nhân viên 103 48.8 92.4

-Quản lý 16 7.6 100

5. Loại công việc

-Trực tiếp 99 46.9 46.9

-Gián tiếp 112 53.1 100

6. Thâm niên công tác

-Dƣới 5 năm 47 22.3 22.3

-5-10 năm 69 32.7

-10-15 năm 54 25.6 80.6

-Trên 15 năm 41 19.4 100.0

Ở bảng trên cho thấy, về giới tính của mẫu, có 127 nam chiếm tỉ lệ 60.2% và 84 nữ chiếm tỉ lệ 39.8%. Do ngành điện phần lớn liên quan đến kỹ thuật nên tỉ lệ nam chiếm đa số so với nữ.

Về độ tuổi, trong mẫu có 55 ngƣời độ tuổi dƣới 30 chiếm 26.1%, 127 ngƣời độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm tỉ lệ 60.2%, còn lại trên 45 tuổi có 29 ngƣời chiếm tỉ lệ 13,7%. Tỉ lệ này khá phù hợp với cơ cấu độ tuổi thực tế tại Tổng công ty.

Về trình độ học vấn, số ngƣời có trình độ trung học phổ thông và trung cấp là 118 ngƣời chiếm 55.9% mẫu, trình độ cao đẳng và đại học là 82 ngƣời tƣơng ứng với tỉ lệ 38.9% , số lƣợng ngƣời có trình độ sau đại học là 11 ngƣời chiếm tỉ lệ 5.2%. So với cơ cấu về trình độ học vấn của Tổng công ty thì tỉ lệ này không chênh lệch quá nhiều.

Về chức danh công việc, số lƣợng công nhân đƣợc khảo sát là 92 ngƣời tƣơng ứng 43.6%, số lƣợng nhân viên trong mẫu là 103 ngƣời chiếm 48.8%, đối tƣợng quản lý trong mẫu khảo sát là 16 ngƣời chiếm tỉ lệ 7.6%. Do chức danh công việc có thể dễ dàng nhận biết nên tác giả chọn yếu tố này làm cơ sở để phát bảng câu hỏi khảo sát nhằm phù hợp với cơ cấu chức danh thực tế tại Tổng công ty.

Về thông tin phân loại công việc, tổng số ngƣời làm công việc trực tiếp trong mẫu là 99 ngƣời chiếm 46.9%, còn lại là số lƣợng ngƣời làm công việc gián tiếp là 112 ngƣời chiếm tỉ lệ tƣơng ứng là 53.1%.

Về thâm niên công tác, trong mẫu có 47 ngƣời có thâm niên dƣới 5 năm chiếm 22.3%, 69 ngƣời có thâm niên từ 5 đến 10 năm tƣơng ứng tỉ lệ là 32.7%, 54 ngƣời có thâm niên từ 10 đến 15 năm chiếm tỉ lệ 25.6%, trên 15 năm có 41 ngƣời chiếm 19.4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty điện lực tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)