2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm thẻ và các phòng liên quan
Trung tâm thẻ được thành lập năm 2006 đã đánh dấu những bước chuẩn bị đầu tiên của SeABank bắt tay vào mảng dịch vụ thẻ. Trung tâm thẻ ban đầu hình thành có cơ cấu tổ chức như sau:
SeABank
Mô hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm thẻ
Nguồn: Tài liệu Trung tâm thẻ SeABank
Tuy nhiên, cuối năm 2009 SeABank thực hiện bước chuyển đổi toàn diện nên mô hình tổ chức ngân hàng cũng có nhiều thay đổi. Một vài bộ phận chức năng không còn nằm trong Trung tâm thẻ nữa mà được tách ra thực hiện chức năng riêng, như:
- Chức năng kinh doanh, phát triển sản phẩm và phân tích thị trường nay thuộc về Phòng KHCN (mô hình này được tổ chức ở cả trụ sở chính và các chi nhánh), trong đó chuyên viên quan hệ khách hàng (CRO) thực hiện kinh doanh tổng hợp, bán chéo sản phẩm tín dụng, tiết kiệm,sản phẩm thẻ... Ngân hàng hướng xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên kinh doanh tổng hợp này với mục đích đem tới cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói, tạo mối quan hệ khăng khít giữa khách hàng và ngân hàng. Xây dựng chiến lược kinh doanh, Marketing là công việc của các chuyên viên phát triển sản phẩm và phân tích thị trường.
- Phòng Phát triển mạng lưới được mở rộng không còn nằm trong Trung tâm thẻ mà thực hiện chức năng của mình tìm kiếm địa điểm, xây dựng mạng lưới CN/PGD và ATM/POS hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch;
-Xây dựng Trung tâm dich vụ khách hàng CallCenter thực hiện hỗ trợ tư vấn giải đáp thắc mắc cho khách hàng;
-Trung tâm thẻ hiện nay chỉ chỉ giữ chức năng nghiệp vụ kỹ thuật, vận hành hệ thống và phối hợp với các phòng ban liên quan thực thi theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh được giao.
2.1.2.2. Ket quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng
Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của SeABank
qua các năm thể hiện ở số lượng thẻ ghi nợ phát hành tăng trung bình 11%/năm và doanh thu thanh toán tăng trung bình 12%/ năm. Mặc dù tỷ trọng cao nhất trong tổng số lượng thẻ phát hành và doanh thu thanh toán (chiếm khoảng 85%) nhưng tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ ghi nợ chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng. Với thẻ tín dụng, số lượng thẻ phát hành tăng trung bình 16.5%/năm nhưng tốc độ tăng doanh thu trung bình chỉ 6.5%/năm, điều này cho thấy nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng chưa tương xứng với số lượng thẻ được phát hành. Do vậy, SeABank ngoài việc đẩy mạnh công tác
phát hành và ưu đãi khi phát hành thẻ còn cần có những ưu đãi trong quá trình sử dụng thẻ, tăng tiện ích của thẻ để doanh thu từ sử dụng thẻ tín dụng tăng lên.
Doanh số và thị phần thẻ của SeABank có thể thấy so với thị trường chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ thị phần (0.8%): thẻ ghi nợ chiếm tỷ lệ cao nhất vào khoảng 1.1% toàn thị trường nếu xét chung thẻ nội địa và thẻ quốc tế, thị phần thẻ tín dụng thấp nhất chỉ chiếm 0.05%. Với những con số quá khiêm tốn như vậy, SeABank buộc phải thực hiện các chiến lược Marketing hiệu quả hơn nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Biểu đồ 2.1. Doanh số sử dụng và thị phần từng loại thẻ của
Nguồn: tài liệu nội bộ SeABank
Hệ thống phân phối thẻ: Số lượng chi nhánh của SeABank chưa thực sự nhiều và phân bố rộng trên cả nước và ít hơn tương đối nếu so với các ngân hàng có cùng thời điểm thành lập, đây là điểm yếu của SeABank trong việc tiếp cận khách hàng theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, số lượng ATM và POS của SeABank được xếp trong top 12 ngân hàng có mạng lưới ATM và POS lớn nhất cả nước điều này lại làm tăng giá trị của chiếc thẻ của SeABank khi khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thẻ tại nhiều điểm hơn so với phần lớn các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ hiện nay. Hệ thống mạng lưới phân phối hiện đại rộng lớn này chính là điểm mạnh đem lại lợi thế cho SeABank trong xu thế áp dụng công nghệ, hệ thống tự động và tiện ích nhanh chóng như thời đại này.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG KINH DOANH DỊCHVỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỒNG NAM Á