6. Kết cấu của đề tài
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã huyện Triệu
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp
3.2.2.1. Chú trọng công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã
Quy hoạch cán bộ là để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ về cơ cấu; đảm bảo 3 độ tuổi
và đảm bảo trình độ tạo sự chủ động trong cơng tác cán bộ; Quy hoạch phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ như đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ. Trong đó, nhận xét, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất, là cơ sở cho việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng cán bộ đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền; cán bộ, công chức được đưa vào quy hoạch giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phải có đủ tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ theo quy định (nếu chưa đủ chuẩn thì phải đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định). Phải đủ tuổi để có thể cơng tác lâu dài (phấn đấu dưới 30 tuổi). Nhân sự đưa vào quy hoạch phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, bảo đảm tính liên tục, kế thừa, phát triển, chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ.
Tạo nguồn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch: Một trong những nội dung quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ là phải xác định và tạo được nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch. Cần tập trung phát hiện, thu hút nhiều cán bộ, cơng chức trẻ có thành tích xuất sắc; có tinh thần, thái độ làm việc tích cực, nhiệt tình; có năng lực, trình độ và triển vọng phát triển lâu dài. Để có nguồn cán bộ dồi dào, cấp ủy của các xã, thị trấn và huyện ủy Triệu Phong cần động viên, tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu chuẩn bị dần về tri thức, tích lũy dần kinh nghiệm trong quá trình làm việc, mạnh dạn giao việc mới và khó cho cán bộ để thử thách và nâng cao dần năng lực của đội ngũ CBCC.
Xác định đúng đối tượng quy hoạch thì cơng tác quy hoạch mới thiết thực và hiệu quả. Thực tiễn đã chứng minh, nơi nào quy hoạch đúng cán bộ lãnh đạo quản lý thì ở đó có cán bộ quản lý đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và ngược lại. Quy hoạch cán bộ cần phải tuân theo quy luật phát triển và đào thải, phát triển tuần tự có kế hoạch và phát triển đột biến. Những đối tượng đã đưa vào quy hoạch, nhưng sau một thời gian khơng có triển vọng phát triển cần kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch. Ngược lại, có những đối tượng chưa đưa vào quy hoạch, nhưng sau một thời gian nhất định có sự phát triển, trở thành đối tượng tốt, có nhiều triển vọng cần đưua vào quy hoạch. Như vậy, vấn đề cốt yếu là quy hoạch phải đúng đối tượng, không cứng nhắc và sau từng năm nên có đánh giá, điều chỉnh đối tượng quy hoạch.
Việc xây dựng quy hoạch cán bộ giữ các chức vụ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng lãnh đạo, quản lý trưởng thành từ thực tiễn; chú ý đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, con em gia đình có cơng với cách mạng.
Về phương châm, cần thực hiện quy hoạch “động” và “mở”, định kỳ rà sốt, đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ, cơng chức khơng cịn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới. Chuẩn bị nguồn quy hoạch dồi dào, mỗi chức danh có thể quy hoạch không quá 03 người, một người có thể quy hoạch không quá ba chức danh. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức trong quy hoạch thể hiện năng lực, phấn đấu, cống hiến và trưởng thành.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã
Tuyển dụng công chức là một nội dung đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Thông qua việc tuyển dụng để lựa chọn được những người phù hợp với khả năng, tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhận công vụ.
Công tác tuyển dụng công chức cấp xã phải được thực hiện theo đúng quy định của Tỉnh Quảng Trị, phù hợp với điều kiện thực tế của huyện và của địa phương; trên cơ sở cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh và thực trạng công chức để xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cho phù hợp. Trước khi thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã, cần rà sốt lại đội ngũ cơng chức hiện có của các xã, tiến hành sắp xếp lại công chức theo yêu cầu về số lượng và chức danh theo quy định. Xác định những chức danh cơng chức cịn thiếu ở các xã và lấy đó làm căn cứ để tuyển dụng.
Lựa chọn thi tuyển phù hợp, kết hợp giữa nội dung thi lý thuyết và thực hành để tuyển dụng cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn đáp ứng nhu cầu cơng việc.
- Đối với các chức danh: Văn phịng- Thống kê, Địa chính- Nơng nghiệp- Xây dựng và mơi trường, Tài chính- Kế tốn, Tư pháp- Hộ tịch, Văn hóa- Xã hội, thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển.
- Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: thực hiện xét tuyển và bổ nhiệm theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và pháp lệnh Cơng an xã và quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc tổ chức thi tuyển công chức phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn
đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm và ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, gia đình chính sách.
- Việc tổ chức thi tuyển cơng chức cấp xã thực hiện theo quy định của Trung ương và Quy chế Tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn của UBND tỉnh. Nhằm nâng cao năng lực, trình độ cơng chức cấp xã, UBND huyện cần xem xét tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ngạch chuyên viên hạn chế tối đa việc tổ chức thi tuyển công chức ngạch cán sự.
- Ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển cơng chức cấp xã. Hình thức thi trên máy tính sẽ đảm bảo tối đa nguyên tắc cạnh tranh khách quan, công băng, minh bạch, chống được tiêu cực trong thi tuyển. Đồng thời, việc thi tuyển trên máy cũng giúp kiểm tra trình độ tin học văn phịng của các ứng viên dự tuyển. Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm khâu phỏng vấn sau các vòng thi viết, thi trên máy tính. Vì hoạt động của CBCC cấp xã bao gồm các kỹ năng giao tiếp, ứng xử giữa cơng chức cùng và khác cấp hành chính, giữa CBCC với nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, thơng qua phỏng vấn mới có thể nhận biết, lựa chọn những ứng viên có phẩm chất, năng lực, kỹ năng thực sự trong quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp nhất cho vị trí việc làm cụ thể cần tuyển dụng và cũng để phát hiện những lỗ hổng trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử để có phương án bồi dưỡng tiền công vụ.
- Việc đánh giá kết quả thi tuyển được thực hiện bằng một hội đồng hoàn toàn độc lập với cơ quan, tổ chức tuyển dụng. Hội đồng này gồm những người có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, nếu có thể, nên mời những giảng viên có uy tín của trường chính trị tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh có chun mơn phù hợp với chuyên ngành tuyển dụng tham gia hội đồng đánh giá kết quả thi tuyển. Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa các trường Đại học về công tác tại các xã, thị trấn thơng qua hình thức xét tuyển, khơng thi tuyển nhằm bổ sung những cơng chức trẻ, có trình độ chun môn phù hợp, được đào tạo cơ bản về ngoại ngữ, tin học, có thể thay thế cho đội ngũ CBCC cấp xã chuẩn bị nghỉ hưu.
Thực hiện chủ trương hợp đồng lao động có thời hạn đối với cơng chức cấp xã: Sau khi có ý kiến thống nhất của UBND cấp huyện, UBND cấp xã được ký hợp đồng lao động có thời hạn tối đa 01 năm đối với những người có bằng đại học chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển để đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ trong khoảng thời gian chờ tổ chức kỳ thi tuyển. Đến kỳ thi
tuyển hoặc xét tuyển, UBND các xã xem xét cử công chức hợp đồng tham gia thi tuyển theo quy định; nếu trúng tuyển, UBND huyện Quyết định tuyển dụng theo quy định, nếu không trúng tuyển UBND xã sẽ thôi ký hợp đồng lao động. Cơ chế tuyển dụng lao động hợp đồng có thời hạn nhất định sẽ tạo ra khả năng linh hoạt hơn trong thay đổi nhân sự, đồng thời cũng buộc nhiều công chức đang làm việc phải làm việc tích cực hơn.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Công tác đào tạo cán bộ giữ vai trò quan trọng và quyết định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của đội ngũ này.
* Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức chính quyền; gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch từng chức vụ, chức danh.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo từng chức vụ, chức danh cán bộ, cơng chức chính quyền theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch từng chức vụ, chức danh. Trên cơ sở quy hoạch CBCC và nhu cầu thực tiễn của các đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cụ thể phù hợp với chức danh, ngạch, bậc; quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Đồng thời chú trọng việc đào tạo chuyên sâu sau đại học để có được đội ngũ trí thức giỏi trên từng ngành, lĩnh vực, nhất là những ngành, lĩnh vực thế mạnh. Đẩy mạnh việc thu hút nhân lực có trình độ, sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, có trình độ chun mơn phù hợp về công tác tại UBND các xã.
- Cán bộ, cơng chức chính quyền thiếu tiêu chuẩn nào thì đào tạo, bồi dưỡng ngay tiêu chuẩn đó; đối với cơng chức có bằng cấp chun mơn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên nhưng chưa phù hợp với chức danh đang đảm nhiệm thì kiện tồn, sắp xếp, chuyển đổi vị trí cơng tác cho phù hợp. Khi xét duyệt cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các xã cần xét duyệt kỹ, những trường hợp tuổi cao, công chức hiện đang theo học chưa tốt nghiệp, công chức chưa thuộc diện quy
hoạch (đối với những lớp mở cho diện quy hoạch), khơng đúng với vị trí cơng tác... thì cương quyết khơng cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho những người cán bộ kiêm nhiệm chức danh theo hình thức vừa làm vừa học.
- Đào tạo bổ sung trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, cơng chức chính quyền hiện đang công tác nhưng thiếu chuẩn để đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ, cơng chức chính quyền thiếu tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn để đạt chuẩn theo quy định.
- Gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức chính quyền với đào tạo cán bộ dự nguồn bảo đảm nguồn thay thế kịp thời cán bộ, công chức khi thôi việc hoặc nghỉ hưu. Đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách đã đưa vào diện quy hoạch cán bộ, công chức để thay thế, bổ sung khi cần thiết.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo theo hình thức chính quy, vừa làm vừa học; bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn.
UBND huyện cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách địa phương bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, kể cả đào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nâng cao trình độ. Những CBCC thuộc diện đào tạo nếu được trợ cấp các khoản chi phí liên quan đến q trình học tập sẽ cảm thấy gắn bó với cơng việc hơn, hiệu quả đào tạo cũng cao hơn. Cần có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ tích cực học tập, đạt kết quả tốt; nghiêm khắc xử lý những CBCC không chấp hành quyết định cử đi học, học tập đạt kết quả kém.
* Thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng cụ thể:
- Đối với đại biểu HĐND xã, thị trấn: Hàng năm huyện tổ chức cho đại biểu HĐND xã, thị trấn tham gia lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, thông tin cần thiết; tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của đại biểu HĐND, đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động, tập trung vào các đại biểu là Thường trực HĐND và các đại biểu khơng cơng tác tại chính quyền cơ sở.
- Đối với cán bộ chủ chốt chính quyền và cơng chức xã, thị trấn:
+ Đề nghị tỉnh tổ chức đào tạo nhằm chuẩn hóa về trình độchun mơn đối với cán bộ, chủ chốt chính quyền cơ sở và cơng chức cấp xã;
+ Mở 01-02 lớp trung cấp chuyên ngành phù hợp cho cán bộ, cơng chức có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo; mở 01 lớp đại học chuyên ngành phù hợp cho cán bộ, công chức trình độ trung cấp chun mơn, nghiệp vụ.
+ Tổ chức đào tạo trình độ đại học cho cán bộ, cơng chức đã có trình độ trung cấp, cao đẳng; tập trung đào tạo chuyên ngành: luật, hành chính, quản lý kinh tế, tài chính- kế tốn, quản lý đất đai.
+ Tiếp tục giới thiệu nhân sự dự các lớp đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, trung cấp quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở để chuẩn hóa trình độ chun mơn đối với chỉ huy trưởng qn sự và Trưởng ban công an xã; tăng chỉ tiêu cử đi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự.
- Đào tạo về lý luận chính trị cho cán bộ, công chức xã, thị trấn:
+ Mở rộng tiêu chuẩn để cán bộ, cơng chức có điều kiện tham gia các lớp đào tạo lý luận chính trị, ưu tiên đối với công chức xã đủ điều kiện học tập.
+ Tăng cường phối hợp với các ngành của tỉnh mở các lớp đào tạo chuyên môn tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng là biện pháp chủ yếu để nâng cao trình độ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. Tuy nhiên, để giải pháp này thực sự phát huy hiệu quả, trong tương lai cần hạn chế tối đa hình thức đào tạo, bồi dưỡng chắp vá theo kiểu cử người đã đi làm từ dưới lên như hiện nay. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ dân trí để có đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở được đào tạo bài bản ngay từ đầu, xây dựng đội ngũ CBCC có trình độ văn hóa, giỏi về chun mơn.
3.2.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã
Việc xác định tiêu chuẩn công chức là khâu quan trọng của quy trình quản lý đội ngũ cơng chức, có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, có hình thành một hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ mới có cơ sở để xác định, đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lực lượng cán bộ nguồn một cách đúng đắn và chính xác.