6. Kết cấu của đề tài
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã huyện Triệu
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.3.1. Hồn thiện hệ thống chức danh vị trí việc làm và cơng tác phân tích cơng việc
Việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế quản lý công chức là yêu cầu mà Bộ Nội vụ quy định theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP. Xác định vị trí việc làm phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, đối tượng quản lý. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí cơng chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xác định vị trí việc làm phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, đối tượng quản lý. Xác định vị trí việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc quản lý, tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Xây dựng cấu trúc của mỗi vị trí việc làm gồm bản mơ tả cơng việc và khung năng lực phù hợp để hồn thành cơng việc, bao gồm: vị trí việc làm do một người đảm nhận; vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận; vị trí việc làm kiêm nhiệm. Cần sớm xây dựng vị trí việc làm với bản mơ tả cơng việc của mỗi vị trí chức danh với những nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, các ứng xử cần thiết cho từng vị trí. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho việc tuyển dụng, sử dụng và đánh giá CBCC được hiệu quả và đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.
Phân tích cơng việc đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản trị nhân lực tại cơ quan, đơn vị, có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
nói riêng và CBCC nói chung. Mục đích của phân tích cơng việc là xây dựng được các bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc, là căn cứ để phân công nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với CBCC.
Gắn các kết quả phân tích cơng việc với các hoạt động khác trong công tác quản lý đội ngũ CBCC như đánh giá, quy hoạch, sử dụng CBCC... Từ các bản phân tích cơng việc, bản mơ tả vị trí việc làm và các tiêu chuẩn đối với từng vị trí cơng việc, các xã, thị trấn sẽ thống kê được những CBCC hiện tại chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, là cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ CBCC cấp xã, đảm bảo hoạt động của đội ngũ hiệu quả hơn.
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND xã, thị trấn
Tổ chức tốt hoạt động của HĐND xã, thị trấn, của các tổ đại biểu HĐND theo Luật Tổ chức HĐND và UBND; đổi mới hoạt động của tổ đại biểu và đại biểu HĐND theo hướng chủ động, trách nhiệm, phát huy vai trò đại biểu; quan tâm chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa cấp ủy, Thường trực HĐND với UBND, UBMTTQVN xã, thị trấn.
Cải tiến công tác chuẩn bị, đổi mới cách thức điều hành để phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể trong các kỳ họp HĐND; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công khai các hoạt động của HĐND; xây dựng quy chế nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, tài liệu một cách đầy đủ, kịp thời cho đại biểu HĐND, phục vụ giám sát, chất vấn và quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương.
Tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn, tập huấn về kiến thức pháp luật cho đại biểu HĐND; thường xuyên cập nhật thông tin cho Thường trực HĐND, đại biểu HĐND xã, thị trấn. Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với Thường trực HĐND, đại biểu HĐND xã, thị trấn, đảm bảo được mục tiêu theo đề án.
Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND xã, thị trấn, xây dựng chương trình và kế hoạch giám sát cụ thể về thời gian và nội dung. Chọn nội dung giám sát thiết thực, gắn với những vấn đề thực hiện nghị quyết của HĐND, thực thi pháp luật, những vấn đề phát sinh mới, vấn đề bức xúc của cử tri tại địa phương đồng thời phù hợp với điều kiện, khả năng giám sát của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND; sau các cuộc giám sát có kết luận cụ thể và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát.
Đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; duy trì hiệu quả hoạt động của bộ phận “một cửa”, tăng cường giải quyết cơng việc có liên quan đến thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”, nâng cao năng lực, trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính đối với cơng việc giải quyết độc lập, trực tiếp tại bộ phận “một cửa”, hàng năm đầu tư xây dựng, nâng cấp bộ phận “một cửa” để mở rộng việc áp dụng mơ hình “một cửa” liên thông, hiện đại nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.
Cải tiến lề lối làm việc của UBND, thực hiện phương châm sát dân, gần dân, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và hiệu quả quản lý nhà nước; thực hiện tốt quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, gắn với trách nhiệm cá nhân. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và điều hành của UBND, Chủ tịch UBND; cập nhật bổ sung kiến thức pháp luật đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn, đặc biệt là người đứng đầu.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở, nâng cao năng lực quản lý nhà nước; hiểu rõ nắm chắc các quy định văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tập trung và những nội dung, những văn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế xã hội; cụ thể hóa các quy định triển khai thực hiện hiệu quả và phù hợp với tình hình tại địa phương.
3.2.3.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ CBCC cấp xã
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ CBCC cấp xã được xác định là công cụ quan trọng trong việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của CBCC, góp phần tích cực vào việc đánh giá và sử dụng đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng và CBCC nói chung.
Để thực hiện tốt vấn đề này, địi hỏi cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát cán bộ, cơng chức và hiện thực hóa trong thực tiễn. Cần thành lập Ban thanh tra nhân dân của các xã, thị trấn, phối hợp với Ban kiểm tra Đảng ủy để góp phần củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã, phát hiện và kịp thời xử lý những CBCC có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu nhân dân. Bên cạnh đó, cần tun truyền, vận động nhân dân tích cực giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật, thực hiện dân chủ ở địa phương.
Mở rộng thực tiễn cơng tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình địa bàn, cơ sở, kịp thời phát hiện và kiểm tra các CBCC có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra phải
kết luận rõ đúng, sai, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, thái độ của đối tượng bị kiểm tra. Nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, được đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Phải giám sát, đơn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, nhất là việc khắc phục hậu quả. Đồng thời, giúp cho các cá nhân rút ra các bài học thực tiễn để khắc phục, sửa chữa, có tác dụng giáo dục, phịng ngừa, ngăn chặn.
Xử lý nghiêm khắc những CBCC có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, những CBCC không làm đúng chức trách, nhiệm vụ, tham ô, nhũng nhiễu, gây khó dễ cho nhân dân. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và chất lượng các hoạt động tại các xã, thị trấn.
Định kỳ hoặc đột xuất phải tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, đặc biệt trong việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, đất đai, xây dựng.... Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trực tiếp của nhân dân đối với CBCC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, điều hành của đội ngũ CBCC cấp xã.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, trên cơ sở quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Triệu Phong. Các giải pháp được tác giả đưa ra tập trung vào các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thể lực, tâm lực và trí lực, giải pháp về số lượng, cơ cấu đội ngũ, các giải pháp cho các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã và giải pháp khác nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức của HĐND, UBND cấp xã. Các giải pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau tạo thành một hệ thống giải pháp khơng thể cắt rời. Do đó trong tổ chức thực hiện phải tiến hành đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, tạo nên sự nhất quán.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ