Chƣơng 3 : TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.4 KHÁI QUÁT THỊ TRƢỜNG XE SỐ TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG
Dù đã bão hòa nhƣng Việt Nam vẫn là một trong 4 thị trƣờng xe máy lớn nhất thế giới với khoảng 3 triệu xe tiêu thụ mỗi năm. Để tăng thêm thị phần trong thị trƣờng không nở thêm, các doanh nghiệp buộc phải cải tiến công nghệ, hƣớng đến những sản phẩm cao cấp hơn theo thị hiếu tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), 6 tháng đầu năm tài chính 2015 (từ tháng 4 - 9/2015), các thành viên
VAMM (gồm 5 doanh nghiệp FDI, chiếm gần nhƣ toàn bộ thị trƣờng xe máy Việt Nam) bán ra 1.335.701 xe máy các loại, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong số này, Honda vẫn là doanh nghiệp (DN) chiếm tỷ lệ áp đảo với 921.937 chiếc, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng hơn 33.000 chiếc). Đứng vị trí thứ 2 thị trƣờng là Yamaha với 633.622 xe bán ra trong năm 2014. Vị trí thứ 3 thuộc về thƣơng hiệu Đài Loan SYM với lƣợng tiêu thụ đạt hơn 74.000 xe, chiếm 2,7% thị phần. Piaggio có mức tăng nhẹ (1,3% so với năm 2013) với 56.000 xe bán ra, đứng thứ 4 thị trƣờng xe máy Việt Nam. Các dòng xe thƣơng hiệu Piaggio đều duy trì lƣợng tiêu thụ ổn định nhờ Hãng liên tục tung ra các chƣơng trình khuyến mãi và ƣu đãi. Suzuki chỉ đạt 37.000 xe bán ra, xếp cuối bảng trong thị trƣờng xe máy.
Kỳvọng của Honda Việt Nam trong năm tài chính 2016 là đạt đƣợc 2 triệu xe
bán ra. Ông Minoru Kato - Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam, nhận định: Thị trƣờng xe máy Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh cao và khó có sự tăng trƣởng vƣợt bậc nhƣ trƣớc đây.
Năm 2014, sau 2 năm giảm liên tiếp, thị trƣờng xe máy giữ mức độ ổn định và tổng dung lƣơng thị trƣờng đạt 2,71 triệu xe. Riêng Honda, đạt 1,9 triệu xe, tăng khoảng 3% và thị phần chiếm 70%, tăng khoảng 2% so với năm trƣớc.
máy thứ 3 tại Hà Nam. Đến nay, Công ty Honda Việt Nam có đến 3 nhà máy với tổng công suất 2,5 triệu xe/năm. Yamaha đứng thứ hai về công xuất khi sở hữu 2 nhà máy với công suất 1,5 triệu xe/năm. SYM cũng có 3 nhà máy công xuất 540.000 xe/năm, Suzuki có 2 nhà máy với công suất 300.000 xe/năm và Piaggio dù tham gia thị trƣờng sau nhƣng cũng có hai nhà máy với công xuất 300.000 xe/năm.
Ông Hoàng Hà - Giám đốc Marketing Công ty Yamaha Motor Việt Nam, cho rằng, tại Việt Nam, xe gắn máy vẫn là phƣơng tiện di chuyển phổ biến nhất. So với ở các thị trƣờng nƣớc ngoài, nhu cầu sử dụng xe gắn máy ở Việt Nam hết sức đa dạng, đòi hỏi sự đáp ứng nhanh nhạy từ các nhà sản xuất. Với chất lƣợng cuộc sống ngày càng tăng, chiếc xe máy ngày nay không còn đơn thuần chỉ là một phƣơng tiện đi lại mà còn để thể hiện cá tính, phong cách, thậm chí là đẳng cấp của ngƣời sử dụng cũng nhƣ để thỏa mãn những niềm đam mê và sở thích riêng. Bên cạnh đó, các hãng sản xuất xe gắn máy cũng liên tục cải thiện công nghệ và tính năng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
3.4.1 Nhà Cung cấp
Các nhà cung cấp xe số tại thị trƣờng TPVL chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ và các đại lý ủy nhiệm. Cụ thể, trên địa bàn các phƣờng 1, 2, 3, 4 và phƣờng 8 có khoảng 20 cửa hàng bán lẻ xe gắn máy và đại lý ủy nhiệm phân phối xe gắn máy. Trong đó, trên địa bàn phƣờng 2 chiếm số lƣợng cao nhất gồm 9 cửa hàng bán lẻ xe gắn máy và 6 đại lý ủy nhiệm phân phối xe gắn máy.
Thị trƣờng xe số tại Thành phố Vĩnh Long, chủ yếu đƣợc cung cấp từ các
hãng: Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Kymco.
Honda có các nhãn hiệu xe số đã đƣợc nội địa hóa nhƣ: Wave α, Wave RS,
Wave RSX, Blade, super Dream, Future
Yamaha có các nhãn hiệu xe số đã đƣợc nội địa hóa nhƣ: Sirius, Exciter, Jupiter Suzuki có các nhãn hiệu xe đã đƣợc nội địa hóa nhƣ: Viva, Axelo, Revo, Raider SYM có các nhãn hiệu xe số nhƣ: Angela, Elegant SR, Elegant, Galaxy,
Kymco có các nhãn hiệu xe số nhƣ: Dance, Active SR, Jetix, Nexxon, straight,
Pulsar, ViSa R
Bên cạnh những thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ trên, thị trƣờng xe số tại TPVL cũng có thƣơng hiệu xe của Trung Quốc chủ yếu là những loại xe kém chất lƣợng, giá thành thấp và đƣợc cung cấp chủ yếubởi các cửa hàng tƣ nhân.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh chủ yếu thuộc về ba tên tuổi lớn đó là Honda, Yamaha và Suzuki. Các hãng còn lại nhƣ SYM, Kymco chƣa thể chiếm đƣợc thị phần quyết định ở cả các phân khúc xe hạng trung và cao cấp. Dòng xe số nằm ở
phân khúc cấp cao có giá từ 27 triệu đồng đến 42 triệu đồng, sự cạnh tranh nhất thuộc về hai hãng là Honda và Yamaha.
Hiện nay, sự cạnh tranh nhiều nhất trên thị trƣờng xe số nằm ở dòng xe có mức giá trung bình từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Ở phân khúc này Honda,
Yamaha, Suzuki… liên tục tung ra những dòng xe mới có mẫu mã và kiểu dáng rất đẹp, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Kênh phân phối xe số của các hãng sản xuất chủ yếu thông qua trung gian phân phối là các nhà phân phối, cửa hàng, đại lý ủy quyền chứ không trực tiếp bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Các đại lý phân phối có nhiệm vụ phát triển thị trƣờng trong khu vực phân công và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Quan hệ giữa nhà sản xuất và các đại lý ủy quyền hoàn toàn bình
đẳng, không thể can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của nhau.
Mức độ hiện đại về cơ sở vật chất của các đại lý, cửa hàng phân phối xe gắn máy có cần số chƣa tƣơng đồng với nhau. Ở các đại lý ủy nhiệm chính hãng thì thƣờng có sự đầu tƣ về trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại hơn các của hàng nhỏ lẻ của tƣ nhân. Nhƣng sự đa dạng về chủng loại thì cửa hàng tƣ nhân lại có vẻ nổi trội hơn vì họ mua hàng từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, trong khi các đại lý ủy nhiệm chỉ đƣợc phép bán xe của một thƣơng hiệu duy nhất.
Trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng ở các cửa hàng ủy nhiệm chuyên nghiệp hơn đội ngũ nhân viên ở cửa hàng tƣ nhân do đƣợc đào tạo huấn
nghiệm bán hàng tích lũy. Vì vậy, các chế độ bảo hành của các đại lý ủy nhiệm thƣờng tốt hơn chế độ bảo hành ở các cửa hàng tƣ nhân.
Giá cả ở các đại lý, cửa hàng phân phối ở thành phố Vĩnh Long rất đa dạng tùy theo từng loại xe mà khách hàng lựa chọn. Sự chênh lệch với giá cả mà nhà sản xuất công bố không nhiều, vì mặt hàng xe số không bị sốt hàng nhƣ những loại xe tay ga.
Nhƣng nhìn chung dù thế nào thì khách hàng vẫn chịu thiệt hại về tài chính vì phải mất một khoản tiền chênh lệch giữa giá bán ra ở các đại lý, cửa hàng phân phối với giá bán mà nhà sản xuất đã niêm yết. Vì thế, giá cả trở thành tiêu chí đƣợc khách hàng quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn đại lý, cửa hàng phân phối, đặc biệt là phân khúc đối với khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
3.4.2 Khách hàng
- Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2014 thì thu nhập bình quân trên đầu ngƣời trên tháng tại khu vực thành thị là 3.102.000 đồng, TPVL là địa phƣơng có thu nhập bình quân trên đầu ngƣời cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, có sự phân
hóa thu nhập giữa các bộ phận dân cƣ không đồng đều. Bên cạnh đó, làng sóng di cƣ từ nông thôn lên thành thị trong những năm gần đây. Vì thế, sắc thái văn hóa tiêu dùng của ngƣời dân ở đây cũng khác nhau. Do đó, dẫn đến nhu cầu mua xe số cũng rất đa dạng.
- TPVL là địa phƣơng có mật độ dân số đông nhất của tỉnh Vĩnh Long, ngƣời dân TPVL lúc nào cũng tất bật trong cuộc sống, nên họ thƣờng chọn mua xe số ở những đại lý phân phối ủy nhiệm, có nhiều uy tín, mặt bằng ở những địa điểm có giao thông thuận tiện, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và công sức trong việc mua sắm.
- Khi mua sắm bao giờ chất lƣợng cũng là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu. Nhƣng chất lƣợng đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào còn tùy thuộc vào cảm nhận của từng khách hàng. Chất lƣợng thực tế của một chiếc xe số mà nhà sản xuất cung cấp và chất lƣợng mà khách hàng cảm nhận thƣờng không trùng nhau. Lý do là khách hàng thƣờng không phải là chuyên viên trong lĩnh vực này nên họ không đánh giá một
cách đầy đủ và chính xác các thông số kỹ thuật của xe số. Chất lƣợng mà khách hàng cảm nhận đƣợc mới là yếu tố để khách hàng làm căn cứ đề ra quyết định tiêu dùng.
- Mặc khác, chi phí cũng là một trong những vấn đề đƣợc khách hàng quan tâm khi quyết định mua một sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là tài sản có giá trị tƣơng đối lớn. Khách hàng thƣờng cân nhắc giữa lợi ích nhận đƣợc và chi phí bỏ ra để mua một chiếc xe số.
- Khi khách hàng quyết định mua một chiếc xe số cho mình và gia đình bên cạnh giá trị chất lƣợng, chi phí bỏ ra đóng vai trò quyết định, thì giá trị xã hội nhận đƣợc từ hình ảnh của thƣơng hiệu, kiểu dáng của chiếc xe nhằm đáp ứng mong muốn và nhu cầu đƣợc nổi bật trong đám đông, cải thiện hình ảnh với mọi ngƣời, đƣợc thể hiện cá tính, đẳng cấp của bản thân ngƣời sử dụng xe số đối với cộng đồng. Hiện nay, giá trị xã hội ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng chú trọng, đặc biệt là ngƣời dân ở thành thị càng chú trọng nhiều hơn và họ sẵn sàng bỏ ra một chi phí lớn hơn giá trị thực tế của chiếc xe số.
- TPVL là trung tâm thƣơng mại lớn nhất của tỉnh, hoạt động truyền thông, chiêu thị của các nhà cung cấp hoạt động rất mạnh mẽ. Ngƣời dân TPVL vì thế có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin của các kênh truyền thông khác nhau để nhận biết và kiểm soát hành vi mua sắm của mình. Đặc biệt hơn, tại TPVL hệ thống internet phát triển rộng khắp, do đó khách hàng có thể thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn, tham khảo kinh nghiệm trên các diễn đàn, trƣớc khi quyết định mua xe gắn máy có cần số, một tài sản có giá trị tƣơng đối lớn.
3.4.3 Đặc điểm của xe số
- Xe số là phƣơng tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa rất cần thiết của ngƣời dân đặc biệt ở Việt Nam nói chung và ở TPVL nói riêng, nơi mà các phƣơng tiện vận tải công cộng chƣa phát triển.
- Xe số là sản phẩm bền, ít tiêu hao nhiên liệu, đa dạng về chủng loại, chất lƣợng, giá cả…vì thế có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tƣợng khách hàng
đẹp, thời trang và nhiều tiện ích; đối với khách hàng có thu nhập cao thì yêu cầu một chiếc xe số phải có kiểu dáng sang trọng, đẳng cấp, cá tính thể hiện đƣợc sự thành đạt giàu có.
- Xe số là tài sản có giá trị, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu đi lại, là thỏa mãn nhu cầu đƣợc tôn trọng, thể hiện cá tính, đẳng cấp xã hội của ngƣời sử dụng. Vì thế, bên cạnh giá trị chất lƣợng, giá trị tính theo giá cả thì giá trị xã hội có vai trò quan trọng đem lại hình ảnh, đẳng cấp cho ngƣời tiêu dùng.
- Xe số là tài sản có giá trị nên thông thƣờng trƣớc khi quyết định mua, khách hàng thƣờng thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn nhƣ tham khảo ý kiến của ngƣời thân, bạn bè, các thông tin trên internet, hay đi xem xét nhiều nơi, nhiều hãng xe rồi mới quyết định mua.
- Xe số là loại xe mà ngƣời tiêu dùng truyền thống đã có thói quen sử dụng và có thói quen điềukhiển.
Tóm tắt chƣơng 3
Trong chƣơng này tác giả giới thiệu một cách khái quát vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu và tác giả cũng đề cập thêm thị trƣờng xe gắn máy có cần số tại địa bàn thành phố Vĩnh Long nhƣ: Nhà cung cấp, khách hàng, đặc điểm của xe số.
Chƣơng 4
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA XE SỐ 4.1 MÔ TẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Thông tin mẫu nghiên cứu
Số lƣợng bản câu hỏi phát ra là 250, số lƣợng bản câu hỏi nhận về là 250. Trong đó, có 39 bản câu hỏi không hợp lệ và 211 bản câu hỏi hợp lệ. Tác giả đã loại bỏ 39 bản câu hỏi không hợp lệ vì không đảm bảo số liệu đƣa vào phân tích, 211
bản câu hỏi còn lại đƣợc nhập liệu, làm sạch dữ liệu và đƣa vào phân tích dữ liệu.
Do đó, số mẫu trong nghiên cứu này là 211 mẫu.Đặc điểm của khách hàng qua mẫu điều tra đƣợc mô tả theo: giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và thƣơng hiệu xe đang sử dụng.
4.1.2 Hành vi của khách hàng qua mẫu nghiên cứu
4.1.2.1 Giới tính
Mẫu khảo sát đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chia theo tỷ trọng nam và nữ. Trong đó, nữ chiếm tỷ trọng đa số với 53,1% và nam chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng số đối tƣợng đƣợc khảo sát. Việc chia đối tƣợng khảo sát theo nam, nữ nhằm làm cho mẫu có tính đại diện và giúp cho việc đánh giá giữa nam, nữ thì đối tƣợng nào là có quyết định mua xe số trên địa bàn thành phố Vĩnh Long nhiều hơn để đề xuất giải pháp phù hợp.
Bảng 4.1: Giới tính của đối tƣợng khảo sát
Giới tính Tần số Tỷtrọng (%)
Nam 99 46,9
Nữ 112 53,1
Tổngcộng 211 100
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2016)
4.1.2.2 Nhóm tuổi
Độ tuổi của đối tƣợng khảo sát trong mẫu thu thập đƣợc chia thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất có độ tuổi từ 18 đến 35, nhóm thứ 2 có độ tuổi từ 36 đến 60. Trong
đó, đối tƣợng có độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm tỷ trọng55,9% và nhóm tuổi từ 36 đến 60 chiếm 44,1% trong tổng số đối tƣợng trong mẫu .Qua đó cho thấy, đối tƣợng trong mẫu khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng cao vì các đối tƣợng này có nhu cầu về mua xe số hai bánhnhiều hơn.
Bảng 4.2: Nhóm tuổi của đối tƣợng khảo sát
Nhóm tuổi Tần số Tỷtrọng (%)
Từ 18 đến 35 118 55,9
Từ 36 đến 60 93 44,1
Tổng cộng 211 100
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2016)
4.1.2.3 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của đối tƣợng khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 4.3 nhƣ sau: Bảng 4.3: Trình độ học vấn của đối tƣợng khảo sát
Trình độ học vấn Tần số Tỷtrọng (%)
Dƣới cao đẳng, đại học 36 17,1
Cao đẳng, đại học 169 80,1
Trên đại học 6 2,8
Tổng cộng 211 100
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2016)
Kết quả phân tích ở bảng 4.3 cho ta thấy, trình độ học vấn đƣợc phân thành 3 nhóm. Nhóm có trình độ dƣới cao đẳng, đại học chiếm 17,1%, nhóm có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ trọngcao nhất với 80,1% và nhóm còn lại có trình độ trên đại học chiếm tỉ trọng2,8% trong tổng số mẫu quan sát.
4.1.2.4 Thu nhập
Bảng 4.4: Thu nhậpcủa đối tƣợng khảo sátThu nhập (đồng/tháng) Tần số Tỷtrọng (%) Thu nhập (đồng/tháng) Tần số Tỷtrọng (%) Dƣới 5 triệu 98 46,45 Từ 5 đến 10 triệu 111 52,60 Trên 10 triệu 2 0,95 Tổng cộng 211 100
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2016)
Kết quả phân tích ở bảng 4.4 cho ta thấy, thu nhập của đối tƣợng khảo sát