1.3.1. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Bình Dƣơng
Tỉnh Bình Dương có dân số đông, dân số năm 2017 là 2.071.000 người, mật độ dân số là 768,5 người/ km², diện tích của tỉnh là 2.694,43 km². Với lợi thế là vùng công nghiệp trẻ, năng động và có sức bật cao, có tiềm năng lớn, luôn đi đầu với chính sách trải thảm đón nhà đầu tư trong những năm qua. Kinh nghiệm tạo việc làm ở tỉnh Bình Dương:
- Trong năm 2016 vừa qua Trung tâm đã tư vấn cho tổng số 1.117.087 người lao động, giới thiệu việc làm cho tổng số 68.381 lao động. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong năm 2016 là 70.820 lao động, trong đó lao động phổ thông là 50.281 chiếm 71%, còn lại là lao động chuyên môn kỹ thuật 20.539 chiếm 29%.
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm DVVL Bình Dương)
- Trong năm 2018, toàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 132.583 người, trong đó giới thiệu việc làm cho 85.303 người lao động, 46.255 người nhận được việc làm (đạt tỉ lệ 34,9% so với tổng số người được giới thiệu việc làm); tổ chức 27 sàn giao dịch việc làm (đạt 100% kế hoạch) với 3.268 lượt DN tham gia trực tiếp và trực tuyến, với nhu cầu tuyển dụng là 114.479 lao động; tổ chức 24 lớp bồi dưỡng kỹ năng tìm việc cho người lao động và kỹ năng nghiệp vụ. Hỗ trợ cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho 15.084 lao động. (Nguồn: Số liệu của Sở Lao động – TBXH tỉnh Bình Dương).
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương cũng là một trong những đơn vị đầu tiên có bộ phận phân tích dự báo thị trường lao động. Luôn điều tra, thu thập, tổng hợp về thông tin thị trường lao động, cập nhật phiếu điều tra cung - cầu lao động toàn tỉnh vào cơ sở dữ liệu cung cầu lao động. (Nguồn: Trung tâm DVVL Bình Dương).
- Phòng Lao động – TBXH thành phố, các huyện, thị xã phối hợp với các xã, phường, thị trấn nắm bắt nhu cầu việc làm của NLĐ để giới thiệu với những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.
- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động thông qua chính sách phát triển các thành phần kinh tế.
- Đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Triển khai thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác và chế biến thủy hải sản; tập huấn cho cán bộ quản lý lao động - việc làm; xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp, công trình trọng điểm.
- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động để giới thiệu với những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển lao động lớn trên địa bàn.
- Sở Lao động - TBXH tỉnh Bình Dương chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh những hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, giúp đưa thông tin về lao động đến với các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Trung tâm DVVL tỉnh đã tích cực khảo sát, khai thác nhu cầu của các doanh nghiệp để chủ động thông tin trong các phiên giao dịch việc làm. Đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp đăng ký nhu cầu lao động tại trung tâm với hàng ngàn vị trí việc làm, đây được xem là kênh kết nối hữu ích để giải quyết việc làm cho người lao động.
* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương:
- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương đã xây dựng Website sàn giao dịch việc làm trực tuyến nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ thuận lợi hơn. Ngoài ra còn tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên mới ra trường qua hình thức đến trực tiếp các trường để gặp gỡ, tư vấn, trao đổi thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, định hướng cho sinh viên được tốt hơn.
- Triển khai các giải pháp hỗ trợ, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề, nhằm tạo thêm việc làm mới, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.
1.3.2. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Quảng trị
Quảng Trị có diện tích 4.739,8 km², dân số năm 2013 là 612.500 người, mật độ dân số: 129 người/ km². Đa số người lao động trên địa bàn tỉnh làm việc thuộc nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đối với lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội. Kinh nghiệm tạo việc làm ở tỉnh Quảng Trị:
- Trong 9 tháng đầu năm 2018 toàn tỉnh có 9.642 lao động được tạo việc làm mới đạt 101% kế hoạch năm, trong đó: 5.111 lao động làm việc trong tỉnh, 2.985 lao động làm việc ngoài tỉnh và 1.546 lao động làm việc ở nước ngoài. Toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 10.747 người đạt 91,07%. Trong đó: trình độ cao đẳng: 551 người, trình độ trung cấp: 1.459 người, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 8.737 người. (Nguồn: Báo cáo Sở Lao động – TBXH tỉnh Quảng Trị).
- Trong giai đoạn 2013-2018, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động, tổ chức tư vấn về việc làm, học nghề cho khoảng 145.000 lượt người. Giới thiệu việc làm cho 12.800 lao động, trong đó làm việc có thời hạn tại nước ngoài là 1.286 lao động; tuyển sinh đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho lao động tham gia xuất khẩu lao động và giới thiệu học nghề cho 12.926 lao động và tổ chức hoạt động 110 phiên giao dịch việc làm.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, không sa thải người lao động và tạo thêm việc làm mới.
- Thực hiện công tác dự báo, tổng hợp nhu cầu sử dụng lao động. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, tạo điều kiện phát triển các giao dịch trực
tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Khu vực nông thôn: dạy nghề kết hợp với hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất và tự tạo việc làm.
* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị:
- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đạt kết quả tốt trong công tác xuất khẩu lao động là do công tác tuyên truyền đa dạng, đi sâu vào cộng đồng; vận động, gặp mặt người lao động đang xuất khẩu lao động để NLĐ tuyên truyền cho người thân cùng tham gia xuất khẩu lao động, tạo việc làm thu nhập cao.
- Trung tâm Dịch vụ việc làm tập trung nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị trường lao động, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đặc biệt là tăng cường các hoạt động ở cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm trong nước, ngoài nước, đào tạo nghề cho người lao động.
- Có chính sách khuyến khích lao động tự tạo việc làm và lập nghiệp. Phối hợp với các ngành và các địa phương thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay vốn hỗ trợ việc làm.
1.3.3. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở thành phố Đà Nẵng
Dân số năm 2017 của Đà Nẵng là 1.134.310 người, mật độ dân số: 828 người/km², diện tích: 1.285 km². Đây là nơi có tiềm năng du lịch phong phú, nhất là tài nguyên du lịch biển; đã trở thành địa điểm du lịch hàng đầu cả nước, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước, là nơi thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu vực miền trung và cả nước. Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế, tạo việc làm đã thu được một số kết quả quan trọng. Có thể khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của thành phố Đà Nẵng như sau:
- Năm 2018, thành phố Đà Nẵng đã giải quyết việc làm cho 32.702 lao động, đạt 104,4% kế hoạch năm, tăng 0,62% so với cùng kỳ năm 2017; đã tổ chức 50 phiên giao dịch việc làm giải quyết việc làm cho 7.700 lao động; ngoài ra ngân hàng
cho vay vốn đã giải quyết việc làm cho 12.040 lao động, công tác xuất khẩu lao động đã đưa 305 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Nhật Bản 185 người. Trong đó lao động được chấp nối tại chợ có 01 trình độ trên đại học, 1.945 người trình độ đại học, cao đẳng có 1.013 người, trung học chuyên nghiệp 963 người, công nhân kỹ thuật 966 người và lao động phổ thông 1.622 người.
- Trong giai đoạn 2011-2017, TP. Đà Nẵng đã tổ chức 215 phiên giao dịch việc làm với 14.467 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia tại phiên giới thiệu việc làm, tổng số lao động đăng ký tìm việc tại các phiên chợ này là gần 306.180 người. Kết quả, đã giải quyết việc làm cho 52.444 lao động.
- Triền khai Đề án thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng hoạt động của các sàn giao dịch việc làm, kịp thời giải quyết những vướng mắc của người lao động. Cuối năm 2018 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 51%, hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi ngành nghề cho 1.000 lao động nông thôn, lao động đặc thù trên địa bàn. (Nguồn: Số liệu của UBND TP. Đà Nẵng)
- Hằng năm tổ chức nhiều phiên chợ việc làm di động ở các quận, huyện và các trường đại học, cao đẳng,…
- Đà Nẵng còn hoàn thiện hệ thống thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động tiến đến dự báo ngắn hạn phục vụ định hướng phát triển thông tin thị trường lao động.
- Tăng cường nhiều giải pháp như tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kết nối nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương như: tổ chức các phiên Chợ việc làm định kỳ hàng tuần; phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm di động định kỳ hàng năm tại các trường, các cơ sở dạy nghề và các địa phương trên địa bàn.
- Đưa vào vận hành website “Người tìm việc, việc tìm người” và chú trọng vào việc xây dựng, tuyên truyền về các mô hình giải quyết việc làm đã góp phần hiệu quả trong công tác giải quyết việc làm ở địa phương.
- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng ưu đãi, cách làm ăn thông qua các dự án xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm, tổ chức các phiên chợ việc làm.
- Duy trì cung cấp thông tin cho người lao động thông qua tra cứu tại sàn giao dịch việc làm, hay tìm kiếm trên Website của trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn qua điện thoại. Hàng tháng Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ mở 2 phiên giao dịch để giới thiệu việc làm cho người lao động toàn tỉnh và lao động các tỉnh khác có nhu cầu tìm việc.
- Chuyển đổi hình thức tổ chức từ Hội chợ việc làm đến hình thức tổ chức giao dịch việc làm định kỳ và Sàn giao dịch việc làm đã thu hút được nhiều đơn vị tuyển dụng. Chuyển hướng đào tạo từ khả năng của cơ sở đào tạo sang nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng:
- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, chính sách hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm mới, xây dựng các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ,…
- Cho vay vốn ưu đãi đi xuất khẩu lao động thông qua nguồn vốn ngân hàng chính sách và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Đà Nẵng đã tăng tần suất tổ chức phiên giao dịch việc làm từ 1 phiên/ tháng lên 4 phiên/tháng đã tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn tìm việc tiên tiến, thiết lập được kênh thông tin về việc làm thường xuyên và nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu.
1.3.4. Giới thiệu, giải quyết việc làm ở tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh đông dân, dân số năm 2016: 1.850.000 người , diện tích: 1.668km², mật độ dân số: 1.109 người/km². Nam Định là tỉnh có ngành công nghiệp nhẹ khá phát triển, đặc biệt là công nghiệp dệt may đã thu hút tạo việc làm đảm bảo đời sống cho người dân. Tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách đúng đắn để phát
triển kinh tế, tạo việc làm thu được một số kết quả quan trọng. Có thể khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của tỉnh Nam Định như sau:
- Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 17.400 lượt người (đạt khoảng 54,38% kế hoạch năm); trong đó xuất khẩu lao động 710 người (đạt 54,62% kế hoạch năm). Cả tỉnh đã đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ cho 12.845 lao động (đạt 38,2% kế hoạch năm), trong đó cao đẳng nghề 39 người; trung cấp nghề 1.451 người; sơ cấp và dưới 3 tháng 11.355 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 43,2%.
- Năm 2018 tư vấn cho hơn 44.6 nghìn lượt người, đạt 130% vượt 30% so với kế hoạch 2017. Trung tâm đã kết nối với 1.801 doanh nghiệp, tìm ra 442 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động, kịp thời tư vấn và hỗ trợ cho hàng trăm lượt lao động việc làm. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm việc làm Sở Lao động – TBXH Nam Định).
- Giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 166,8 nghìn lượt người, trong đó có trên 11,4 nghìn người xuất khẩu lao động.
- Sở Lao động-TBXH biên soạn, phát hành hàng ngàn cuốn sổ tay tuyên truyền về công tác đào tạo nghề, việc làm và công tác xuất khẩu lao động phát cho người lao động, các doanh nghiệp và cán bộ Lao động - TBXH các cấp.
- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã về công tác phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm. Kết quả đã ghi chép và cập nhật thông tin về lao động của trên 2.250 doanh nghiệp/hợp tác xã phi nông nghiệp, cập nhật biến động lao động tại các hộ gia đình trên 49.925 hộ gia đình.
- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn việc làm học nghề, chính sách về lao động việc làm; khai thác, cập nhật, cung ứng thông tin thị trường lao động, duy trì hoạt động phiên giao dịch việc làm tại sàn giao dịch và trực tuyến vào ngày 10 hằng tháng, cung cấp thông tin thị trường lao động giới thiệu cung ứng lao động, tư vấn việc làm học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Khôi phục, phát triển làng nghề, khuyến khích lập doanh nghiệp: Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có thêm 35 đến 50 doanh nghiệp tư nhân được thành lập.
- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn: UBND tỉnh đã phê duyệt 16 dự án xây dựng cụm công nghiệp nông thôn thuộc các địa phương trong tỉnh.
- Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản với loại hình, quy mô phù hợp.
Tỉnh Nam Định đã thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy mọi tiềm năng của tỉnh, mở ra nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích thành lập doanh nghiệp tạo thêm việc làm, giảm sức ép về lao động và việc làm cho nền kinh tế. Những kinh nghiệm của tỉnh Nam Định