Đầu tư phát triển sản xuất tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh triển khai các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, phát triển các ngành nghề có giá trị sản phẩm cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận sử dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút nhiều lao động phát triển sản xuất từ nguồn vốn của nhà nước như Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ học nghề,…
Thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Triển khai điều tra cung – cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh để đưa ra dự báo thị trường lao động trong tương lai, từ đó định hướng ngành nghề phù hợp.
Thực hiện cập nhật thông tin, chuẩn hóa dữ liệu cung – cầu lao động trên toàn tỉnh theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
3.1.2.1. Công tác giải quyết việc làm - Giải quyết việc làm cho 600 lao động. - Tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm.
- Phối hợp cùng các ban, ngành cung cấp thông tin thị trường lao động để quảng bá hình ảnh Trung tâm cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động đến gần nhau hơn.
- Tăng cường công tác tìm kiếm, nắm bắt thông tin nhu cầu sử dụng lao động trên toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho CCVC-NLĐ làm công tác tư vấn tại trung tâm ngày càng tốt hơn.
3.1.2.2. Công tác dạy nghề
- Đào tạo nghề cho 600 học viên.
- Tiếp cận các doanh nghiệp để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo địa chỉ. - Xây dựng đổi mới chương trình giảng dạy cũng như tuyển sinh, đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp, phát chứng nhận nghề.
- Tăng cường công tác tuyên truyền học nghề tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.
- Liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo sau khi học nghề học viên ra trường có việc làm ngay, việc làm phù hợp với nghề mình học.