1.3. Bài học kinh nghiệm
1.3.5. Giới thiệu, giải quyết việc là mở thủ đô Hà Nội
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Hà Nội có diện tích 920,97 km², dân số năm 2000 là 2.734.700 người, đơng dân nhất khu vực phía Bắc và đứng thứ hai trong cả nước; mật độ dân số cao, bình quân 2.993 người/ km²; cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động chiếm trên 50% dân số trung bình. Hà Nội có lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật, chất lượng cao hơn so với các tỉnh phía Bắc. Hà Nội đã có nhiều giải pháp để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho
người lao động, có thể khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của Hà Nội như sau:
- Năm 2018, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 190.000 lao động, đạt 125% kế hoạch năm, tăng 25% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, tạo việc làm cho 41.612 lao động từ xét duyệt cho các đối tượng xã hội được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Đưa 3.250 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 109 phiên giao dịch việc làm với 5.100 doanh nghiệp, đơn vị tham gia; 85.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh; 50.000 lượt lao động được phỏng vấn, tư vấn hướng nghiệp; 25.000 lao động được tuyển dụng.(Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động – TBXH Hà Nội).
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 109 phiên giao dịch việc làm, thu hút 6.075 doanh nghiệp, đơn vị tham gia tuyển dụng, tuyển sinh 85.000 chỉ tiêu, qua đó có 50.000 lượt lao động được phỏng vấn, tư vấn hướng nghiệp; 25.000 lao động được tuyển dụng. Ngồi ra cịn hỗ trợ học nghề cho 2.217 người với số tiền trên 6,7 tỷ đồng. (Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động – TBXH Hà Nội).
- Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, chú trọng đào tạo lại nghề cho người lao động. Đồng thời đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, gắn đào tạo với sử dụng lao động.
- Tạo môi trường thuận lợi, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tạo việc làm, thúc đẩy phát triển thị trường lao động của trung tâm dịch vụ việc làm.
* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội với tư cách cơ quan chủ quản của Trung tâm Dịch vụ việc làm luôn tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các sàn, điểm giao dịch việc làm vệ tinh về hoạt động dịch vụ việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển đa dạng các ngành, nghề sử dụng nhiều lao động, phát triển các loại dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Để đánh giá chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trước hết tác giả tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận từ các mơ hình đánh giá, phương thức đánh giá về chất lượng dịch vụ nói chung. Trong đó mơ hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985) cho ta thấy chất lượng dịch vụ có 05 thành phần cơ bản: Tin cậy; Đáp ứng/tinh thần trách nhiệm; Năng lực phục vụ/đảm bảo; Đồng cảm và phương tiện hữu hình. Đối với nền kinh tế Việt Nam thì phương pháp đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng thơng qua thăm dị, phỏng vấn hoặc phát phiếu điều tra, lấy ý kiến của khách hàng.
Ngoài ra, tác giả tham khảo học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố của nước ta. Đó là cơ sở cũng như bài học cho tác giả đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm của tỉnh hiện nay.
Qua cơ sở lý luận đã tìm hiểu và trình bày ở phần trên, tác giả chuyển sang Chương 2 để phân tích thực trạng dịch vụ giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó rút ra nhận xét ưu, nhược điểm của Trung tâm để tìm hướng giải quyết.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018