Giới thiệu, giải quyết việc là mở tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 34)

1.3. Bài học kinh nghiệm

1.3.4. Giới thiệu, giải quyết việc là mở tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh đông dân, dân số năm 2016: 1.850.000 người , diện tích: 1.668km², mật độ dân số: 1.109 người/km². Nam Định là tỉnh có ngành cơng nghiệp nhẹ khá phát triển, đặc biệt là công nghiệp dệt may đã thu hút tạo việc làm đảm bảo đời sống cho người dân. Tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách đúng đắn để phát

triển kinh tế, tạo việc làm thu được một số kết quả quan trọng. Có thể khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của tỉnh Nam Định như sau:

- Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 17.400 lượt người (đạt khoảng 54,38% kế hoạch năm); trong đó xuất khẩu lao động 710 người (đạt 54,62% kế hoạch năm). Cả tỉnh đã đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ cho 12.845 lao động (đạt 38,2% kế hoạch năm), trong đó cao đẳng nghề 39 người; trung cấp nghề 1.451 người; sơ cấp và dưới 3 tháng 11.355 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 43,2%.

- Năm 2018 tư vấn cho hơn 44.6 nghìn lượt người, đạt 130% vượt 30% so với kế hoạch 2017. Trung tâm đã kết nối với 1.801 doanh nghiệp, tìm ra 442 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động, kịp thời tư vấn và hỗ trợ cho hàng trăm lượt lao động việc làm. (Nguồn: Báo cáo của Trung tâm việc làm Sở Lao động – TBXH Nam

Định).

- Giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 166,8 nghìn lượt người, trong đó có trên 11,4 nghìn người xuất khẩu lao động.

- Sở Lao động-TBXH biên soạn, phát hành hàng ngàn cuốn sổ tay tuyên truyền về công tác đào tạo nghề, việc làm và công tác xuất khẩu lao động phát cho người lao động, các doanh nghiệp và cán bộ Lao động - TBXH các cấp.

- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã về công tác phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm. Kết quả đã ghi chép và cập nhật thông tin về lao động của trên 2.250 doanh nghiệp/hợp tác xã phi nông nghiệp, cập nhật biến động lao động tại các hộ gia đình trên 49.925 hộ gia đình.

- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn việc làm học nghề, chính sách về lao động việc làm; khai thác, cập nhật, cung ứng thông tin thị trường lao động, duy trì hoạt động phiên giao dịch việc làm tại sàn giao dịch và trực tuyến vào ngày 10 hằng tháng, cung cấp thông tin thị trường lao động giới thiệu cung ứng lao động, tư vấn việc làm học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.

- Khôi phục, phát triển làng nghề, khuyến khích lập doanh nghiệp: Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có thêm 35 đến 50 doanh nghiệp tư nhân được thành lập.

- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn: UBND tỉnh đã phê duyệt 16 dự án xây dựng cụm công nghiệp nông thôn thuộc các địa phương trong tỉnh.

- Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, bền vững theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Thúc đẩy phát triển ni trồng thủy sản với loại hình, quy mơ phù hợp.

Tỉnh Nam Định đã thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy mọi tiềm năng của tỉnh, mở ra nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích thành lập doanh nghiệp tạo thêm việc làm, giảm sức ép về lao động và việc làm cho nền kinh tế. Những kinh nghiệm của tỉnh Nam Định cần được các tỉnh nghiên cứu, vận dụng vào tình hình của tỉnh mình.

* Nội dung tác giả kế thừa từ kinh nghiệm của tỉnh Nam Định:

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề cho đội ngũ cán bộ Lao động - TBXH cấp huyện, cấp xã nhằm nâng cao năng lực quản lý lao động, việc làm ở cơ sở.

- Việc đào tạo, tổ chức dạy nghề luôn gắn với giải quyết việc làm, sử dụng lao động, bao tiêu sản phẩm, tạo ra hiệu quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)