3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ giới thiệu việc làm
3.2.4. Giải pháp cung cầu lao động
Dự báo cung – cầu lao động cho biết sự thừa thiếu lao động nhằm tìm ra hướng chuyển dịch ngành – nghề trong thời gian trung và dài hạn. Từ đó đưa ra định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Tăng cường, phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động – TBXH các địa phương quan tâm, chỉ đạo công tác điều tra cung- cầu lao động. Trung tâm DVVL có trách nhiệm phối hợp với các Trung tâm Dịch vụ việc làm ngoài tỉnh nhằm trao
đổi thông tin về tuyển dụng, nguồn lao động để giải quyết nhu cầu tìm việc làm của người lao động cũng như nhu cầu nhân lực của nhà tuyển dụng của địa phương.
- Công tác điều tra, cập nhật cung – cầu lao động: Cần tăng cường công tác tập huấn cho điều tra viên, kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, mục đích.
- Về cung lao động:
+ Tiếp tục tổ chức đào tạo, dạy nghề cho lao động theo đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Trung tâm Dịch vụ việc làm kết hợp với các cơ sở đào tạo thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngày nay.
+ Tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động người lao động chưa có việc làm, lao động cần thay đổi công việc tham gia học nghề tại Trung tâm.
- Về cầu lao động:
+ Trung tâm Dịch vụ việc làm đề xuất với Sở Lao động – TBXH xem xét các trường hợp có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm.
+ Kết hợp với Sở Lao động – TBXH xây dựng các chương trình Khởi sự doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khuyến khích thành lập doanh nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân và xã hội.
- Kết nối cung – cầu lao động:
+ Nâng cao – củng cố chất lượng, tính chuyên nghiệp của Trung tâm theo pháp luật hiện hành.
+ Cung cấp dịch vụ việc làm tới tận hộ gia đình thơng qua cán bộ ở xã, phường, thị trấn,...Đồng thời, phát triển mạng lưới giao dịch việc làm.
+ Trung tâm Dịch vụ việc làm có chức năng kết nối cung – cầu lao động, đưa thông tin của doanh nghiệp đến gần với người lao động hơn, đưa lao động từ nơi thừa lao động đến nơi thiếu lao động,...cho nên Trung tâm cần quan tâm nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự tin cậy trong lịng NLĐ,...Từ đó, Trung tâm hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp cho nhiều lao động có việc làm đời sống được nâng cao, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3.2.5. Đổi mới hình thức, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm
- Tuyên truyền để người lao động đến tham gia các phiên giới thiệu việc làm. Tiếp tục công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức giúp người lao động chủ động và tạo thói quen đến phiên giao dịch việc làm để tìm kiếm việc làm phù hợp. Kết hợp nhiều cách thức tuyên truyền như vừa kết hợp phát thanh với treo băng rôn,...để đem lại hiệu quả cao nhất mà ít tốn kém chi phí. Hiện nay cách thức quảng cáo trên internet đang được sử dụng phổ biến, thời lượng người dân sử dụng điện thoại ngày càng tăng. Do vậy, Trung tâm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh, thương hiệu Trung tâm trên mạng internet để người lao động tìm đến khi cần thiết.
- Xây dựng phương thức thông báo bổ sung hồ sơ, hẹn trả kết quả cho người lao động để quy trình xử lý hồ sơ được xử lý kịp thời, nhanh chóng, giảm thời gian và chi phí đi lại cho người lao động.
- Tăng cường tuyên truyền về lao động việc làm, thông tin về thị trường lao động. Tuyên truyền các phiên giao dịch việc làm nhằm làm cho mọi người dân, NLĐ hiểu rõ các Trung tâm DVVL là cầu nối giữa NLĐ với người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Có kế hoạch sắp xếp, bố trí các địa điểm tổ chức các phiên giới thiệu việc làm phù hợp hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động đến tham gia phiên giới thiệu việc làm đông đủ hơn.
- Tư vấn, giới thiệu việc làm thơng qua hình thức trực tuyến, mạng internet, điện thoại và tin nhắn.
- Tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ tại lễ ra quân, sinh viên mới ra trường tại lễ tốt nghiệp.
- Tổ chức các phiên giao dịch việc làm Mini, quy mô nhỏ tại các trường đại học, cao đẳng,...kết hợp với phương thức tổ chức tại các điểm giao dịch vệ tinh như trước đây. Nâng cao hoạt động của các sàn giao dịch việc làm từ một tháng một lần lên hai, ba lần một tháng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó là tổ chức sàn giao dịch mini, quy mô nhỏ tại trường học, nhà văn hóa thanh niên,...Phương thức mới này giúp tăng số lượng lao động đến tham gia sàn giao dịch, tạo việc làm cho người lao động, giảm chi phí tổ chức và tăng hoạt động của Trung tâm đối với xã hội.
- Sau mỗi lần tổ chức sàn giao dịch phải đánh giá, rút kinh nghiệm làm cơ sở để tổ chức các phiên giao dịch việc làm tiếp theo tốt hơn.
3.2.6. Hệ thống thông tin thị trƣờng lao động
- Hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động và dự báo thị trường lao động. Thông tin thị trường lao động là kim chỉ nam cho hoạt động của Trung tâm, muốn tồn tại và phát triển thì phải xác định được dữ liệu về thị trường lao động, dữ liệu người tìm việc - việc tìm người phục vụ kết nối cung – cầu lao động.
- Xây dựng bản tin thông tin thị trường lao động theo hai mơ hình: Thứ nhất là dành cho học sinh trung học phổ thông và cha mẹ học sinh; thứ hai là dành cho CCVC-NLĐ tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.
- Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xây dựng, điều hành và cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động với các thành tố như sau:
+ Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật lao động với cấu trúc: tên văn bản, trích yếu, ngày ban hành, cơ quan ban hành, ngày có hiệu lực thi hành và nội dung chi
tiết.
+ Cơ sở dữ liệu người lao động.
+ Cơ sở dữ liệu đơn vị sử dụng lao động đã từng liên hệ, giao dịch với Trung tâm với cấu trúc: tên doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – ngày cấp – nơi cấp, người đại diện, ngành nghề SXKD chính, địa chỉ liên hệ, số lao động đang làm việc, nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo kỹ năng nghề, quá trình giao dịch với Trung tâm.
+ Cơ sở dữ liệu cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đã từng liên hệ, giao dịch với Trung tâm với cấu trúc: tên cơ sở, số quyết định thành lập – ngày cấp – nơi cấp, người đại diện, ngành nghề đào tạo chính, địa chỉ liên hệ, số học sinh, sinh viên đang học, nhu cầu tuyển sinh, chiêu sinh, quá trình liên hệ, giao dịch với Trung tâm. + Cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đã từng liên hệ, giao dịch với Trung tâm với cấu trúc: tên đơn vị, số quyết định thành lập – ngày cấp – nơi cấp, người đại diện, các hoạt động nghiệp vụ chính, địa chỉ liên hệ, số công chức, viên chức và người lao động đang làm việc, số lượng hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp đã giải quyết trong năm trước, số học viên đang học, nhu cầu kết nối việc làm có liên quan đến Trung tâm, q trình liên hệ, giao dịch với Trung tâm.
- Dự báo thông tin thị trường lao động: Hiện nay công tác dự báo thị trường lao động chỉ thực hiện công tác điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin cung – cầu lao động mà chưa đưa ra được xu hướng ngành, nghề, số lượng, trình độ cần tuyển dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian trung và dài hạn. Muốn thực hiện tốt công tác dự báo cần thực hiện những việc sau:
+ Dự báo về cầu lao động:
Trên cơ sở phân tích về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cơ sở định mức lao động của từng ngành, lĩnh vực để xác định lao động cần thiết là bao nhiêu. Hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài như Hàn quốc, Đài Loan, Nhật bản,… đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ở tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Quy mô sản xuất lớn cần số lượng lớn lao động để phục vụ sản xuất. Do đó, Trung tâm DVVL cần kết hợp với các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo cho học viên đáp ứng yêu cầu sắp tới của các doanh nghiệp nước ngoài.
Trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà có sự chuyển đổi lao động giữa các ngành, lĩnh vực. Xu hướng chuyển dịch kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm tới: giảm tỷ trọng của các dự án công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng các dự án sản xuất, chế biến, du lịch và cảng biển.
+ Dự báo về cung lao động:
Căn cứ vào sự gia tăng lao động trong độ tuổi lao động và sự gia tăng lao động từ các địa phương khác di chuyển từ Bắc vào Nam để tìm kiếm việc làm.
Căn cứ vào chất lượng lao động để dự báo cung lao động trong thời gian tới về thể lực và trí lực. Trong đó yếu tố giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng đến sức khỏe và trình độ chun mơn, kỹ thuật nghề nghiệp của lực lượng lao động.
- Cần đầu tư cho công tác thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu thơng tin thị trường lao động ở cấp và kết nối thông tin giữa các địa phương với nhau.
- Thu thập, khai thác thông tin thị trường lao động, khai thác việc làm trống của doanh nghiệp và cập nhật vào hệ thống thông tin thị trường lao động.
- Cần có chính sách ưu đãi, phụ cấp đối với CCVC-NLĐ làm công tác cung cấp thông tin về sự biến động của lao động thì thơng tin cung cấp mới nhanh và chính xác được.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2022 So sánh (%) 1. Dân số trung bình Ngàn ngƣời 1.113,6 1.162,2 4,36
Trong đó: - Thành thị Ngàn người 572,967 588,666 2,74
Chiếm tỷ lệ % 51,45 50,65 -
- Nông thôn Ngàn người 540,674 573,534 1,62
Chiến tỷ lệ % 48,55 49,35 -
2. Lao động trong độ tuổi Ngàn ngƣời 599,737 603,335 0,6
Trong đó: - Thành thị Ngàn người 350,584 351,916 0,38
Chiếm tỷ lệ % 58,46 58,33 -
- Nông thôn Ngàn người 249,153 251,419 0,22
Chiến tỷ lệ % 41,54 41,67 -
3. Số lao động tham gia hoạt động
kinh tế Ngàn ngƣời 586,122 591,514 0,92
Trong đó: - Cơng nghiệp Ngàn người 180,242 180,891 0,36
Chiến tỷ lệ % 30,75 30,58 -
- Nông nghiệp Ngàn người 143,630 143,845 0,15
Chiến tỷ lệ % 24,51 24,31 -
- Dịch vụ Ngàn người 262,250 266,778 0,41
Chiến tỷ lệ % 44,74 45,10 -
(Nguồn: Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh BR-VT)
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH Đào Ngọc Dung trong năm 2019- 2020 các ngành nghề sẽ thu hút lao động như ngành nông nghiệp công nghệ cao, ngành nghề công nghệ, các ngành nghề khoa học, các ngành nghề phù hợp với xu hướng chuyển dịch của cách mạng công nghiệp 4.0 và các ngành nghề mà các nước như Đức, Thụy Điển, Rumani, Australia, Singapore...yêu cầu.
Trên cơ sở dự báo cung lao động mà Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có kế hoạch triển khai cụ thể cho từng cơ sở dạy nghề, từng ngành, nghề và từng địa phương cho phù hợp.
3.2.7. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động như sau:
- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường cơng tác phối hợp với Phịng Lao động-TBXH các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân đến tham gia giao dịch tại các điểm giao dịch việc làm, các phiên giao dịch việc làm hoặc đến Trung tâm DVVL tỉnh để họ nắm được chính sách lao động việc làm, nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp và hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia xuất khẩu lao động; nhất là ý thức của lao động trong việc chấp hành pháp luật lao động, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc và dạy nghề cho người lao động.
- Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn một cách cụ thể thủ tục xuất khẩu lao động.
- Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục định hướng những kiến thức cơ bản cho q trình lao động ở nước ngồi.
- Thông tin thường xuyên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhu cầu tuyển dụng các thị trường xuất khẩu lao động trên website của Trung tâm Dịch vụ việc làm. Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, môi trường sinh hoạt. Thông báo về tiền lương, tiền công, quyền lợi của người lao động được hưởng và các khoản phải đóng góp, các chi phí trước khi xuất cảnh để người lao động chuẩn bị.
- Mở rộng thêm các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao phù hợp với điều kiện làm việc sinh hoạt và trình độ của người lao động như: Singapore, Macau, Liên bang Nga,... mở rộng quan hệ đối tác tìm kiếm, thẩm định và đi đến ký kết những hợp đồng cung ứng lao động chú trọng đến chất lượng, không chạy theo số lượng. Mở rộng các thị trường có thu nhập cao, ổn định và lựa chọn các công ty, doanh nghiệp cung ứng lao động có uy tín, có trách nhiệm trong quản lý đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi.
- Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngân hàng thương mại điều chỉnh mức cho vay đối với lao động đi xuất khẩu theo hướng cho vay đủ số tiền để chi trả chi phí xuất khẩu lao động theo yêu cầu của từng thị trường.
3.2.8. Một số giải pháp khác
Đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động.
- Ngành Dịch vụ: đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phát triển các loại hình du lịch và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó phải có kế hoạch đào tạo và dự báo nhu cầu lao động trong tương lai để có kế hoạch bồi dưỡng lao động vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ cho ngành du lịch.
- Sản xuất cơng nghiệp: có sự tăng trưởng vượt bậc của ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo thuộc các dự án may mặc, sản xuất mạch nha, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, hạt nhựa,.... Căn cứ vào sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp trong tương lai rất lớn đặt ra vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường trong hiện tại và tương lai. Định hướng những năm tới, tỉnh BR-VT sẽ phát triển công nghiệp chất lượng cao và công nghiệp hỗ trợ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
- Ngành cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng biển: Hiện tại tỉnh BR-VT có 21 cảng biển thu hút hơn 5.000 lao động có trình độ chun mơn cao sẽ giải quyết việc