Thực trạng sản xuất rau sạch tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 43)

a. Cơ cấu giống:Giống phong phú và đa dạng, với nhiều loại giống nhƣ:

- Giống bắp: có 03 giống địa phƣơng là bắp nếp, nếp nù, sữa và các giống bắp lai chủ yếu là MX10, WAX44, 48.

- Giống khoai lang chủ lực hiện nay là khoai lang tím, tàu ngạn, bi đƣờng, dƣơng ngọc.

- Giống đậu nành, đậu xanh MTD 176, MTD 517-8, V87-13, V90-3, HL25…

- Giống rau màu sử dụng các giống lai F1 có năng suất và chất lƣợng cao nhƣ: dƣa leo, dƣa hấu, ớt, cà chua, khổ qua, bí đỏ…

- Và một số giống rau ăn lá phổ biến của địa phƣơng.

b. Thời vụ gieo trồng: Với thuận lợi về địa hình cũng nhƣ sự ƣu ái của thiên nhiên, việc sản xuất đƣợc diễn ra quanh năm tập trung nhiều nhất vào tết nguyên đán. Thƣờng chia làm 03 vụ/ năm:

- Vụ Đông Xuân: từ 16/9 đến ngày 15/3

- Vụ Hè Thu: Từ 16/3 đến ngày 15/6

- Vụ ThuĐông: Từ ngày 16/6 đến ngày 15/9

Hiện nay, các hộ nông dân Vĩnh Long đang trồng nhiều loại rau ăn lá, rau gia vị (rau thơm, ngò rí, hành hẹ, xà lách xoong, cải bẹ xanh, tần ô…) và rau ăn quả (mƣớp, dƣa leo, bí đao, cà tím, đậu cô ve…). Mỗi năm, các hộ nông dân trồng trung bình luân phiên trên cùng diện tích từ 2 - 3 loại rau, mỗi loại cách nhau khoảng 1 tháng (rau ăn lá), 2 - 3 tháng (rau ăn quả). Vì vậy, việc thu hoạch mỗi năm của nông dân trung bình từ 3 đến 6 lần/ năm (tùy vào loại rau trồng).

c. Diện tích - năng suất - sản lượng: Theo niên giámthống kê Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua các năm, diện tích trồng cũng nhƣ sản lƣợng các loại rau trong địa bàn tỉnh có xu hƣớng tăng mạnh. Cụ thể, năm 2014 diện tích và năng sản lƣợng rau tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2005, nhƣ bảng 2.3 dƣới đây:

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau tỉnh Vĩnh Long (2005 - 2014)

Nguồn: Niên giám thống kê Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các năm

d. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau sạch

Sản phẩm rau màu của Vĩnh Long rất đa dạng, việc tổ chức sản xuất tốt, linh hoạt đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nông dân trong tỉnh đã thành lập những vùng sản xuất rau an toàn nhƣ Long Hồ, Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình… Không chỉ thế Vĩnh Long còn có một số vùng chuyên từng loại rau nhất nhƣ: cải xà lách xoong (Thuận An, Bình Minh), hẹ, ngò và rau cải các loại (Phƣớc Hậu, Long Hồ và Phƣờng 3, Vĩnh Long), khoai lang, hành, bắp cải (Bình Tân), khoai lang (Tân Quới). Trong đó, có nhiều HTX sản xuất rau sạch với việc áp dụng quy trình thực hiện IPM vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí cho ngƣời sản xuất.

Hƣớng đi mới hiện nay của tỉnh Vĩnh Long là tăng diện tích sản xuất rau sạch, đảm bảo sản lƣợng tiêu thụ cho các hợp đồng nông sản giữa HTX với doanh nghiệp, hệ thống siêu thị địa bàn trong và ngoài tỉnh, đồng thời đảm bảo quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lƣợng, hƣớng đến thị trƣờng xuất khẩu. Tiếp tục khuyến khích phát triển các giống rau màu truyền thống địa phƣơng nhƣ: xà

TT Hạng mục ĐVT 2005 2010 2011 2012 2013 2014

1 Diện tích gieo trồng Ha 10,863 21,479 22,538 23,857 28,236 29,382 2 Năng suất Tấn/ ha 18,62 19,07 19,23 19,66 19,75 19,59 3 Sản lƣợng Tấn 202,266 409,5 433,330 468,978 557,705 575,551

lách xoong, hẹ, tần ô, rau ăn lá, rau gia vị… thông qua các HTX giúp nông dân tiêu thụ đạt khoảng 30% sản lƣợng các mặt hàng rau chủ lực.

e. Công tác chứng nhận rau sạch

Thực hiện quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008, của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau quả an toàn, thông tƣ 45/2014 ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ an toàn vệ sinh thực phẩm. [2]

Hiện nay theo thống kê, trên địa bàn tỉnh đã có 12 cơ sở đƣợc cấp chứng nhận, bao gồm:

- Tổ sản xuất rau an toàn Đồng Tiến, phƣờng 3;

- HTX Tân Ngãi thị xã Vĩnh Long;

- HTX rau an toàn Phƣớc Hậu, huyện Long Hồ;

- Tổ hợp tác sản xuất hẹ lá, xã Long Phƣớc, huyện Long Hồ;

- HTX thị trấn Vũng Liêm;

- HTX Tân Quới huyện Bình Tân;

- HTX rau an toàn Thành Lợi, thị xã Bình Minh;

- HTX rau củ Tân Bình;

- HTX sản xuất xà lách xoong Thuận An, thị xã Bình Minh;

- Tổ sản xuất rau màu xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn;

- Cơ sở sản xuất rau quả Mai An Tiêm;

- Công ty TNHH Nông trại tốt (Phƣớc Hậu, Ngãi Tứ, huyện Tam Bình).

f. Thực trạng sơ chế, bảo quản rau sạch

Có 02 cơ sở sơ chế, bảo quản rau sạch trên địa bàn tỉnh đƣợc cấp chứng nhận

là:

- HTX rau an toàn Phƣớc Hậu, huyện Long Hô;

- HTX sản xuấtxà lách xoong Thuận An, thị xã Bình Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)