- Đất cao, thoát nƣớc thích hợp với sự sinh trƣởng của rau;
- Cách lý với khu vực có chất thải công nghiệp ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt ít nhất 200m;
- Đất không đƣợc có tồn dƣ hóa chất độc hại.
1.2.2.2 Nguồn nước tưới
- Sử dụng nguồn nƣớc từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý;
- Sử dụng nƣớc giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị);
- Dùng nƣớc sạch để pha phân bón lá và thuốc BVTV.
1.2.2.3 Chọn giống
- Nên sử dụng các giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ tại địa phƣơng;
- Hạt giống trƣớc khi gieo cần đƣợc xử lý hóa chất để diệt nguồn sâu bệnh;
- Không nên sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO) khi chƣa có giấychứng nhận an toàn sinh học. [14,19]
1.2.2.4 Phân bón
- Tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ hoại mục bón cho rau;
- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chƣa ủ hoại, không dùng phân tƣơi pha loãng nƣớc để tƣới;
- Sử dụng phân hóa học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trƣớc thu hoạch ít nhất 15 ngày.
1.2.2.5 Phòng trừ sâu bệnh
- Áp dụng các biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM – Integrated Pest Management):
+ Luân canh hợp lý giữa các loại rau với cây trồng; Xen canh giữa rau và cây trồng khác để không tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển;
+ Thƣờng xuyên kiểm tra và vệ sinh đồng ruộng để phát hiện và kịp thời có biện pháp xử lý sâu bệnh;
- Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
+ Không sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc không rõ nguồn gốc cho rau, nên ƣu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc);
+ Chọn các thuốc có hàm lƣợng hoạt chất thấp, ít độc hại với con ngƣời.
1.2.2.6 Thu hoạch và sơ chế
- Trƣớc thu hoạch cần phải ngƣng phun thuốc trừ sâu, tùy vào mức độ tồn độc của thuốc để an toàn cho ngƣời sử dụng;
- Xác định đúng thời điểm thu hoạch giúp kéo dài thời gian bảo quản và nâng cao chất lƣợng của rau. Thời gian thu hoạch thuận lợi nhất là vào buổi sáng sớm và chiều mát;
- Sau khi thu hoạch, rau cần đƣợc sơ chết, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. Rửa kỹ rau bằng nƣớc sạch (qua 2 nƣớc), đóng gói bảo quản.
1.2.2.7 Vận chuyển, bảo quản
- Sau khi đóng gói, rau sẽ đƣợc bảo quản và vận chuyển đến doanh nghiệp thu mua, hệ thống siêu thị hoặc bán trực tiếp cho thƣơng lái, ngƣời tiêu dùng trong vòng 2 giờ để đảm bảo điều kiện VSATTP;
- Phƣơng tiện vận chuyển rau sạch phải đƣợc làm sạch trƣớc khi xếp thùng sản phẩm, tuyệt đối không vận chuyển sản phẩm chung với những hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm;
- Ngoài ra, bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc dễ dàng;
- Rau sạch phải đƣợc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp 20oC và thời gian lƣu trữ
1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG RAU SẠCH CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng rau sạch trên thế giới
1.3.1.1Mô hình chuỗi cung ứng Nakorn Pathom - Thái Lan
Thái Lan đƣợc xem là quốc gia có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp, với những thuận lợi nhƣ: thời tiết, vị trí địa lý phù hợp sản xuất nông nghiệp. Điển hình, năm 2011, lƣợng rau quả sạch xuất khẩu của Thái Lan là 126,069 tấn, trị giá 117,100,000 đô la Mỹ. Mặc dù vẫn còn những hạn chế trong tiếp thị, vận chuyển, logistics nhƣng với những đặc điểm tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên so với miền Nam Việt Nam, cũng nhƣ với nền nông nghiệp tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chuỗi cung ứng đồi hỏi cao ở sự phối hợp của các thành viên tham gia trong dây chuyển chuỗi. Vì vậy, với những điểm giống nhau kể trên và sự phát triển nhanh chóng của nền nông nghiệp, việc nghiên cứu chuỗi cung ứng rau của Thái Lan sẽ giúp Việt Nam rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng rau Nakorn Pathom - Thái Lan
Nguồn: P. Waiyawuththanapoom, P. Tirastittam (2013) - Vegetable Supply Chain in Nakorn Pathom Province for Exporting
Qua hình 1.4 cho thấy, chuỗi cung ứng rau của Thái Lan có ứu điểm chính là tinh gọn và sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia chuỗi, bắt đầu từ tìm
Nhà cung
cấp Nông dân Nhà thu mua Nhà máy chế biến Siêu thị/ Chợ Khách hàng
Giống Phân bón Dụng cụ Sản xuất Năng suất Vận chuyển Chất lƣợng Vận chuyển Chất lƣợng Chất lƣợngPhân loại Đóng gói Dán nhãn Lƣu kho
nguồn cung cấp (nhà cung cấp giống, phân bón, công cụ…) cho đến quá trình sản xuất, thu hoạch của nông dân, nông sản sau đó đƣợc thu mua và chế biến ở nhà máy, tại đây quy trình đóng gói, dán nhãn, kiểm soát chất lƣợng đƣợc diễn ra chặt chẽ trƣớc khi sản phẩm đƣợc vận chuyển, phân phối đến khách hàng.
1.3.1.2 Chuỗi cung ứng rau của Ấn Độ
Ấn Độ, với những đặc điểm tự nhiên thuận lợi, khí hậu đa dạng tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp. Hằng năm, Ấn Độ sản xuất đƣợc khoảng 146.55 tấn rau chiếm 14% tổng sản lƣợng nông nghiệp của quốc gia. Hơn 70 loại rau phổ biến nhƣ cà chua, cà tím, ớt, súp lơ… [16] Mặc dù với sự phát triển mạnh về nông nghiệp nhƣng chuỗi cung ứng rau của Ấn Độ lại tồn tại nhiều khuyết điểm:
- Sự hợp tác, phân bố quyền lợi và trách nhiệm giữa các tác nhân tham gia chuỗi không đồng bộ.
- Khả năng dự báo nhu cầu kém (cung lớn hơn cầu).
- Chƣa khai thác tốt tiện ích từ ứng dụng công nghệ, dẫn đến hao tốn nhiêu thời gian cho việc thu thập, xử lý thông tin, theo dõi lịch trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
- Thiếu sự tích hợp hệ thống chuỗi cung ứng.
- Quá nhiều nhà bán lẻ.
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến hết năm 2014, diện tích rau cả nƣớc khoảng 850.000 ha, sản lƣợng 14,5 triệu tấn,
phân bố chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ.
Tuy nhiên, sản xuất rau ở Việt Nam chủ yếu theo hình thức nhỏ lẻ, do nông dân tự sản xuất và tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Diện tích rau sạch sản xuất theo các tiêu chuẩn nhƣ VietGap, Global Gap chỉ chiếm khoảng 5% diện tích. Bên cạnh đó, sự thiếu hiệu biết trong việc chuyển giao công nghệ, cũng nhƣ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tràn lan ảnh hƣởng rất nhiều đến sự tin tƣởng của ngừi
tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm, cũng nhƣ ảnh hƣởng thƣơng hiệu nông sản Việt Nam tại thị trƣờng nội địa, lẫn xuất khẩu.
Từ những bất cập trong dây chuyền chuỗi cung ứng hiện nay, có thể thấy rằng việc xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững là yêu cầu tất yếu cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngànhhàng rau sạch nói riêng.
1.3.2.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công của chuỗi cung ứng rau Thái Lan Thái Lan
- Chuỗi cung ứng hợp lí, khoa học, đòi hỏi sự hợp tác cao giứa các tác nhân tham gia chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ;
- Chính sách vận hành, hỗ trợ hợp lí của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ;
- Chú trọng đến chất lƣợng, giống, mẫu mã mang lại giá trị gia tăng cao cho mặt hàng nông sản.
1.3.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của chuỗi cung ứng rau Ấn Độ Độ
- Đảm bảo tính thống nhất, hợp tác chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi.
- Tăng cƣờng khả năng lập kế hoạch, dự báo đƣợc lƣợng nhu cầu, tạo mắc xích liên kết giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ trong thu thập, xử lý thông tin sản phẩm/ dịch vụ, và khách hàng.
- Tăng cƣờng các hoạt động sau thu hoạch: lƣu kho, bao bì, đóng gói… tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động, cắt giảm các chi phí không cần thiết.
TÓM TẮTCHƢƠNG 1
Trong thị trƣờng cạnh tranh khóc liệt nhƣ hiện nay, chuỗi cung ứng ngày càng đƣợc xem là lợi thế cạnh tranh cho những doanh nghiệp biết tận dụng và khai thác lợi ích từ quản trị chuỗi cung ứng. Trong chƣơng 1, luận văn đã xem xét và đề cập một số vấn đề nhƣ sau:
- Giới thiệu tổng quan khái niệm và các vấn đề có liên quan đến chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Trong đó, khái niệm quản trị chuỗi cung ứng đƣợc hiểu là quản trị các tác nhân tham gia chuỗi, trên nền tảng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để phân tích thực trạng mô hình chuỗi cung ứng, hoạt động sản xuất, tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long ở chƣơng 2 tiếp theo.
- Giới thiệu tổng quan về khái niệm rau sạch và quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap.
- Cuối cùng, chƣơng 1 trình bày mô hình chuỗi cung ứng rau sạch của Thái
Lan và Ấn Độ, để từ những thành công và thất bại trong việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng của hai quốc gia trên, rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng rau sạch của Việt Nam.
Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chƣơng 1, chƣơng tiếp theo của luận văn sẽ trình bày về thực trạng chuỗi cung ứng rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến chuỗi cung ứng rau sạch.
Chƣơng 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU SẠCH TỈNH VĨNH LONG
Để đánh giá hiệu quả sản xuất, tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trong chương 2 này, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau sạch tại địa bàn nghiên cứu. Song song đó, tiến hành phân tích chuỗi cung ứng. Ngoài ra, chương 2 sẽ tập trung phân tích các thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội trong mô hình chuỗi cung ứng, để làm cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp cho chương 3.
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Long có vị trí khá thuận lợi nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Hậu, sông Tiền, đồng thời có Quốc lộ 1A đi qua, đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Đồng bằng sông Cửu Long với miền Đông Nam Bộ, tạo
cho Vĩnh Long có điều kiện thuận lợi giao lƣu kinh tế với các tỉnh trong khu vực, nhất là với hai thành phố lớn là Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh (hình 2.1) [2]
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, với nhiệt độ trung bình từ 27-28oC/ năm. Và độ ẩm không khí bình quân từ 80 - 83%, Vĩnh Long có đƣợc sự ƣu ái của thiên nhiên về sản xuất nông nghiệp theo hƣớng thâm canh tăng vụ, đa canh, ít chịu ảnh hƣởng thiên tai lũ lụt. Do vậy, sản xuất và đời sống của ngƣời dân có phần thuận lợi hơn so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa tập trung vào mùa mƣa (tháng 8 - 10 DL) cùng
với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía Bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp gây thiệt hai đối với sản xuất nông nghiệp, cũng nhƣ đời sống cộng đồng và môi trƣờng. [Sở NN&PTNT]
Ngoài ra, Địa hình tỉnh Vĩnh Long tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và có dạng cao ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. Vĩnh Long đƣợc bao bọc bởi 3 con sông lớn từ 3 phía: sông Hậu ở phía Tây Nam; sông Cổ Chiên ở phía Đông Bắc và sông Măng Thít nối từ sông Cổ Chiên sang sông Hậu, cùng với mạng lƣới kênh, rạch chằng chịt. Hệ thống sông ngòi dày dặc đã tạo nên lợi thế về mặt sản xuất nông nghiệp cho tỉnh Vĩnh Long với lƣợng phù sa dồi dào đƣợc bồi đắp hàng năm từ hệ thống sông ngòi.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Vĩnh Long đƣợc khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 260 năm). năm 2013 theo cục thống kê Vĩnh Long là 1.040.500 ngƣời. Lao động từ 15
tuổitrở lên 630.195 ngƣời thành thị 87.514, nông thôn 542.940. Lao độngtừ 15 tuổi đang làm việc 613.045 ngƣời (thành thị 89.902 lao động, nông thôn 523.143 lao
động). Toàn Tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã với 107 xã, phƣờng, thị trấn.Dân số Vĩnh Long là một cộng đồng dân tộc gồm ngƣời Việt, ngƣời Khơ me và ngƣời Hoa…
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU SẠCH TỈNH VĨNH LONG2.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất rau ở tỉnh Vĩnh Long 2.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất rau ở tỉnh Vĩnh Long
Theo số liệu thống kê (năm 2014), cả tỉnh Vĩnh Long có diện tích sản xuất nông nghiệp là 118,918.5 ha, chiếm 78.23% diện tích đất tự nhiên. Những năm gần đây diện tích sản xuất các loại cây thực phẩm rau đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng nhất là các loại rau màu.Trong các cây thực phẩm thì nhóm rau ăn lá, cà, đậu, rau xanh các loại, rau gia vị…dễ bị ảnh hƣởng các yếu tố không an toàn chiếm gần 70% diện tích. Những loại rau này đƣợc trồng chủ yếu ở các vùng có truyền thống sản xuất rau. [2]
Hiện nay các hộ nông dân Vĩnh Long đang trồng nhiều loại rau ăn lá, rau gia vị (rau thơm, ngò rí, hành, hẹ, cải xà lách lụa, xà lách xoong, cải bẹ xanh, tần ô…) và rau ăn quả (mƣớp, bí, dƣa leo, bí đao, cà tím, đậu cove…). Mỗi năm, các hộ nông dân trồng trung bình luân phiên trên cùng diện tích từ 2 đến 3 loại rau, mỗi loại cách nhau khoảng 1 tháng (rau ăn lá), có khi 2 - 3 tháng (rau củ, quả). Việc thu hoạch rau trong một năm của nông dân Vĩnh Long trung bình từ 3 đến 6 lần/ năm (tùy loại rau trồng). [2]
Sản phẩm rau màu của tỉnh Vĩnh Long rất đa dạng, việc tổ chức sản xuất tốt, linh hoạt đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nông dân trong tỉnh đã thành lập những vùng sản xuất rau an toàn nhƣ Long Hồ, Bình Tân. Một số vùng trồng chuyên từng loại rau nhất định (bảng 2.1) nhƣ cải xà lách xoong (Thuận An - Bình Minh), hẹ, ngò (Phƣớc Hậu - Long Hồ), hành lá (Bình Tân), khoai lang (Phú Quới). Trong đó, có nhiều hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo những quy trình kỹ thuật VietGap, Global Gap vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí cho ngƣời sản xuất.
Bảng 2.1: Các vùng sản xuất rau sạchtập trung tỉnh Vĩnh Long STT Tên vùng sản xuất tập trung Diện tích (ha)
1 Thành phố Vĩnh Long 3
Tổ hợp tác Đồng Tiến (Khóm 4, Phƣờng 3) 5,5
Các vùng tập trung mè, đậu nành, dƣa hấu và ấu tại các phƣờng
165,21
2 Huyện Long Hồ 317,1
HTX Rau an toàn Phƣớc Hậu 15,1
Vùng sản xuất Lộc Hòa
Vùng sản xuất rau màu Thanh Đức 20
Vùng sản xuất rau màu Tân Hạnh 250
3 Huyện Mang Thít 30
Vùng trồng củ cải trắng xã Mỹ An 20
Vùng trồng khoai mỡ xã LongMỹ 10
4 Huyện Vũng Liêm 154
Vùng sản xuất rau an toàn Trung Nghĩa 7
Vùng sản xuất rau màu xã Trung Thành 32
Vùng sản xuất rau màu thị trấn Vũng Liêm 30
Vùng sản xuất rau màu Quới An 42
Vùng sản xuất rau màu Hiếu Phụng 17
Vùng sản xuất rau màuHiếu Nhơn 26
5 Huyên Tam Bình 360
Vùng sản xuất rau màu Ngãi Tứ 150
Vùng sản xuất rau màu Loan Mỹ 70
Vùng sản xuất rau màu Long Phú 50
Vùng sản xuất rau màu Bình Minh 90
6 Huyện Trà Ôn 217
Vùng trồng củ sắn Lục Sĩ Thanh, Phú Thành 146