PHẦN I .ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.2 KIẾN NGHỊ
3.2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Về nội dung hệ thống các văn bản, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN - Cần xây dựng và hồn thiện cơ sở pháp lý trong kiểm sốt chi thường xuyên NSNN; hồn thiện hệ thống chính sách, chế độ định mức, tiên chuẩn chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội theo từng thời kỳ, đặ biệt là phải có sự ổn định.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn chi thường xuyên NSNN của Bộ Tài chính cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh trường hợp phải sửa đổi nhiều lần. Thường xuyên rà soát các văn bản chế độ để bổ sung, sửa đổi kịp thời các chế độ cịn thiếu, khơng còn phù hợp hoặc bị chồng chéo về nội dung giữa các văn bản. Các văn bản hướng dẫn phải kịp thời, có tính độc lập. Văn bản sau phải thay thế toàn bộ văn bản trước, hạn chế ban hành các văn bản bổ sung hay sửa đổi một số nội dung của văn bản trước. Vì như vậy, khi đọc và áp dụng văn bản, phải xem lại các văn bản có liên quan, làm cho KBNN cũng như các đơn vị SDNS khó áp dụng, hoặc áp dụng khơng sát với hướng dẫn.
- Cần ban hành đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để làm cơ sở cho việc lập, chấp hành dự toán NSNN của đơn vị SDNS và KSC NSNN của KBNN. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng trong quản lý chi thường xuyên NSNN và cũng là điều kiện rất cần thiết đến tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử như trong chiến lược phát triển của KBNN. Do đó, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các định mức và tiêu chuẩn chi. Đây là cơng việc khá khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, quy mơ hoạt động và tính chất công việc của các đơn vị SDNS rất đa dạng, đồng thời chúng lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế... Do vậy, trước mắt cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong những lĩnh vực cụ thể. Để tránh bị lạc hậu, một số các định mức chi nên quy định theo tỷ lệ (%) với mức lương cơ bản.
Cần qui định chặt chẽ hơn việc xét chuyển số dư tạm ứng qua nhiều năm để hạn chế việc cho phép đơn vị sử dụng ngân sách xin chuyển số dư tạm ứng sang năm sau và cắt giảm bù trừ dự toán năm sau nếu đối với các trường hợp tạm ứng cho nhiệm vụ chi được giao trong năm ngân sách chưa thực hiện xong.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát cơng tác quản lý tài chính của đơn vị sử dụng ngân sách, để phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân sách. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Xây dựng và áp dụng phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra. Theo phương pháp quản lý chi này chủ yếu dựa trên kết quả hoạt động (đầu ra) của các đơn vị sử dụng ngân sách, điều đó có nghĩa là: Việc lập dự tốn ngân sách phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ, tiên chuẩn, định mức chi tiêu, dự toán và kết quả thực hiệm nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Mở rộng đối tượng áp dụng dụng hình thức khốn biên chế, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí.
Bỏ phân tách hai hình thức chi của ngân sách Xã
Để giảm bớt tính phức tạp trong chi ngân sách, nên xóa bỏ quy định phân tách chi bằng hình thức lệnh chi tiền trong trường hợp Xã đóng vai trị là một cấp ngân sách và chi thường xuyên bằng hình thức rút dự tốn trong trường hợp. Bởi vì khơng giống các cấp ngân sách khác có cơ quan Tài chính KSC Lệnh chi tiền, tất cả các khoản chi ngân sách Xã đều được kiểm sốt qua KBNN, dù đó là chi Lệnh chi tiền hay chi bằng hình thức rút dự tốn. Như vậy, việc quy định hai hình thức chi thường xuyên của ngân sách Xã là thừa, càng làm phức tạp thêm cho việc KSC thường xuyên ngân sách Xã.
Hiện đại hố cơng nghệ thơng tin KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và cơng tác KSC NSNN tại KBNN nói riêng. Vì vậy, vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng được hệ thống mạng truyền thơng có tốc độ và băng thông tốt, ổn định từ trung ương đến cơ sở, phục vụ công tác quản lý, điều hành NSNN. Trong những điều kiện cho phép, Bộ Tài chính cần hoạch định những bước đi thích hợp để đẩy nhanh tốc độ tin học hoá.