5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Nhóm giải pháp nghiệp vụ
3.2.1.1. Từng bước thực hiện KSC theo kết quả đầu ra
KSC NSNN hiện nay được thực hiện theo đầu vào, tập trung vào việc KSC chi phí đầu vào của đơn vị SDNS theo dự toán và các chế độ tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định. Ưu điểm của việc quản lý kiểm soát này là khá đơn giản, rõ ràng, Nhà nước dễ kiểm soát chi tiêu của đơn vị. Sự kiểm soát của các cơ quan Tài chính, Kho bạc, Kiểm toán Nhà nước… có tính chất răn đe, ngăn chặn được sự tùy
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
tiện, tham nhũng trước khi xảy ra. Tuy nhiên, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức không thể bao quát hết được các nội dung chi tiêu ngân sách ngày càng đa dạng và phức tạp. Cán bộ đơn vị SDNS cũng như cán bộ KSC của Kho bạc cũng khó nắm bắt hết được các văn bản quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong chi NSNN. Hơn nữa, KSC theo kết quả đầu vào ít có động lực để đơn vị chi tiêu sử dụng NSNN một cách có hiệu quả.
Trong cơ chế kiểm soát chất lượng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục được những hạn chế của cơ chế KSC theo “đầu vào” hiện nay, khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước còn thiếu và lạc hậu; đồng thời tăng cường hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị SDNS cũng như phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.
Quản lý, kiểm soát ngân sách theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý chi tiêu công mới dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tư sang khu vực công, chuyển dịch trọng tâm từ mô hình quản lý theo “mệnh lệnh và kiểm soát” sang mô hình quản lý “thúc đẩy và hổ trợ”. Ghi nhận vai trò quan trọng của các kết quả hoạt động của cá nhân và tổ chức.
Hay nói cách khác KSC NSNN theo kết quả đầu ra là việc Nhà nước bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội về các dịch vụ công như các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch. . . theo số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cung cấp. . . đã được ấn định trước. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về việc sử dụng khoản ngân sách đó theo kết quả cam kết ban đầu. Nhà nước không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản ngân sách đó như thế nào, việc đó giao toàn quyền cho Thủ trưởng các đơn vị quyết định. Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả, đến kết quả chương trình đó đem lại như thế nào.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch.
Sau khi được các cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách năm, các cơ quan đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra.
Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị phải lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ nhu cầu chi hàng quý đã đăng ký và yêu cầu của nhiệm vụ chi, đơn vị dự toán lập giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch.
Căn cứ vào dự toán năm được giao và nhu cầu chi quý đã đăng ký, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.
Định kỳ, cơ quan Tài chính hoặc KBNN phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp phát hiện đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN được phép tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp.
Muốn có một cơ chế KSC theo kết quả đầu ra, Nhà nước cần phải ban hành được quy định các tiêu chuẩn tính toán chi phí và hiệu quả đối với từng loại. Những khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN là những khoản chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả của các khoản chi đó phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung. Hơn thế, hiệu quả của việc quản lý và KSC thường xuyên NSNN không những chỉ đo được bằng các chỉ tiêu định lượng, mà còn phải xem xét cả bằng các chỉ tiêu định tính. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
trình triển khai áp dụng cơ chế này. Nên trong thời gian đầu có thể thực hiện ở một số nội dung nội dung ít phức tạp khi lượng hóa chi phí, kết quả như: chi mua sắm, chi một số nghiệp vụ, chuyên môn...
3.2.1.2. Tăng cường thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt
Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán chi thường xuyên NSNN, đảm bảo nguyên tắc mọi khoản chi của ngân sách đều được cấp phát trực tiếp từ KBNN đến người hưởng lương và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, KBNN sẽ tăng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để cấp phát, chi trả các khoản chi thường xuyên, hạn chế tối đa việc xuất quỹ ngân sách để cấp tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN.
- Thực hiện phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ kế toán đơn vị SDNS cũng như cán bộ KSC về mục đích, ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia, từ đó có ý thức trách nhiệm hơn nữa trong việc kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt.
- Cần đa dạng hóa, hiện đại hóa hơn nữa công nghệ thanh toán tại KBNN Cái Bè để rút ngắn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, nhằm khuyến khích các đơn vị SDNS tăng cường sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với việc giảm bớt khối lượng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN, mà nó còn giúp nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước đối với việc chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN.
- Xiết chặt kỹ luật thanh toán không dùng tiền mặt, dần dần tiến đến kiên quyết từ chối các khoản chi vi phạm chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo thói quen không sử dụng tiền mặt trong thanh toán cho các đơn vị SDNS.
3.2.1.3 Giải pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng xé nhỏ gói thầu
Cùng với dự toán năm đơn vị SDNS gửi đến KBNN vào đầu năm, KBNN yêu cầu đơn vị gửi thêm dự toán chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa vào đó, KBNN biết được các gói mua sắm, sửa chữa mà đơn vị sẽ thực hiện trong năm. Thực hiện đối chiếu các khoản chi mua sắm, sửa chữa khi có phát sinh với các gói
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi tiết. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời hiện tượng xé nhỏ các gói mua sắm, sửa chữa để tránh thực hiện đấu thầu theo quy định.
3.2.1.4. Thay đổi quy trình thực hiện cam kết chi
Với mục đích thực sự giảm được nợ đọng trong thanh toán của các đơn vị SDNS bằng việc thực hiện cam kết chi, cần thay đổi quy trình thực hiện cam kết chi: Đơn vị thực hiện cam kết chi trước khi đơn vị ký kết hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ với nhà cung cấp và sau khi đơn vị đã có Quyết định lựa chọn nhà cung cấp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này có nghĩa là ở thời điểm trước khi ký hợp đồng, KBNN Cái Bè đã thực hiện tiền kiểm các điều kiện chi thường xuyên NSNN. Nếu thỏa mản điều kiện chi, KBNN Cái Bè thực hiện cam kết chi, dành dự toán của đơn vị SDNS để cam kết thanh toán cho khoản chi đó. Sau đó đơn vị mới thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp. Với giải pháp này, việc triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát cam kết chi đạt được mục đích ngăn chặn các đơn vị SDNS tạo ra các khoản nợ đọng trong thanh toán, làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, nhưng vẫn duy trì ổn định việc thực hiện cơ chế KSC hiện hành.
3.2.1.5. Chuyển nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Cái Bè về một bộ phận duy nhất
Nhiệm vụ KSC thường xuyên tại KBNN Cái Bè còn phân tán ở hai bộ phận: bộ phận Kế toán và Bộ phận Tổng hợp – Hành chính. Như vậy là chưa tạo điều kiện tốt nhất cho đơn vị chi thường xuyên NSNN khi đến giao dịch tại KBNN do phải thực hiện giao dịch ở hai đầu mối khác nhau.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SDNS, cần quy công tác KSC thường xuyên về một đầu mối bằng cách chuyển nhiệm vụ KSC thường xuyên vốn chương trình mục tiêu ở bộ phận Kế hoạch – Tổng hợp về bộ phận Kế toán.
Điều này hoàn toàn thực hiện được bởi vì:
- Đơn vị SDNS chi thường xuyên cũng là đơn vị được Nhà nước giao chi kinh phí chương trình mục tiêu.
- Chế độ kiểm soát hồ sơ, chứng từ của hai nguồn kinh phí hiện nay đã được quy định đồng nhất, hoàn toàn giống nhau.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, giảm thiểu các đầu mối giao dịch cho đơn vị SDNS.
3.2.1.6. Tăng cường kỷ luật thanh toán tạm ứng
Để giảm được số dư tạm ứng chi NSNN, tránh tình trạng chiếm dụng vốn nhà nước, giảm công việc thanh toán tạm ứng dồn vào cuối năm gây quá tải cho cán bộ KSC, cán bộ KSC cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị khẩn trương thanh toán tạm ứng. Thực hiện đúng theo qui định, chậm nhất vào ngày 5 tháng sau, các đơn vị sử dụng NSNN phải thanh toán hết số dư tạm ứng của tháng trước (trừ những khoản chi theo tiến độ). Nếu đơn vị không thanh toán tạm ứng đúng thời gian quy định, KBNN thực hiện không cấp tiếp tạm ứng.