5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ KSC thường xuyên
Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, bởi con người là nhân tố cơ bản, có tính quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN, tiến tới xây dựng KBNN trở thành Kho bạc điện tử. Như vậy phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết có chiến lược và kế hoạch dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển.
Trước thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của hệ thống KBNN và yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiên chiến lược phát triển hệ thống KBNN phù hợp với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước nói chung và của toàn ngành tài chính nói riêng
Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ KBNN làm công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng: Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN, cần nắm vững tình hình kinh tế – xã hội của địa phương và các chính sách chế độ của nhà nước, thường xuyên rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Tạo điều kiện cho cán bộ cập nhật những văn bản chế độ, chính sách mới về chi thường xuyên NSNN, tạo điều kiện cho họ bằng cách cung cấp các văn bản chế độ, tập huấn triển khai văn bản chế độ mới. Cần có cơ chế
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, linh hoạt, dưới nhiều hình thức, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người.
3.2.2.2. Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc
Hiện đại hoá công nghệ thông tin KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và công tác KSC NSNN qua KBNN nói riêng, tạo động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động của KBNN. Trong những điều kiện cho phép, cần hoạch định những bước đi thích hợp để đẩy nhanh tốc độ tin học hoá của ngành KBNN. Cần xây dựng và hoàn thiện các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác KSC NSNN. Đầu tư nâng cấp hệ thống Tabmis để có khả năng đáp ứng cho các đơn vị SDNS thực hiện giao dịch với KBNN qua hệ thống mạng, nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NSNN.
Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ quan khác trên địa bàn như: tài chính, thuế, ngân hàng… để đảm bảo đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách nhanh chóng, chính xác; tăng cường kênh thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng.
Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ Kho bạc. Với cán bộ kiểm soát chi, phải được đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các chương trình ứng dụng phục vụ công tác chi và kiểm soát chi thường xuyên; cán bộ tin học phải được đào tạo nâng cao về tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ thông tin, phát triển những chương trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thường xuyên.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
3.2.2.3. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện công tác KSC
- Nhằm nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi tiêu NSNN của đơn vị SDNS, KBNN Cái Bè thực hiện báo cáo, tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân HuyệnCái Bè về tình hình thực hiện chi NSNN của các đơn vị dự toán cấp Quận, Xã. Trên cơ sở đó Uỷ ban Nhân dân Huyệncó giải pháp điều hành, thúc đẩy các đơn vị chấp hành chi NSNN đúng quy định và có căn cứ để xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy các đơn vị thực hiện quản lý ngân sách đúng Luật. Khi đơn vị chấp hành đúng Luật thì khối lượng công việc KSC của Kho bạc cũng được giảm tải.
- KBNN Cái Bè phối hợp với Phòng Tài chính và cơ quan chủ quản của đơn vị tổ chức phổ biến, hướng dẫn kịp thời các Thông tư, chế độ, định mức, chính sách mới ban hành cho các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý để các đơn vị nắm bắt và thực hiện đúng qui định.
3.2.2.4. Tiếp nhận, xử lý kịp thời ý kiến, phản ánh của đơn vị SDNS trong công tác KSC thường xuyên
- Như đã phân tích ở quy trình giao dịch một cửa tại KBNN Cái Bè, bên cạnh những ưu điểm của quy trình, còn tồn tại nhược điểm là cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ; vừa xử lý hồ sơ, chứng từ; dẫn đến tình trạng cán bộ KSC dễ có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong quá trình KSC thường xuyên NSNN. Tuy vậy, ưu điểm của quy trình này là phần lớn. Để khắc phục nhược điểm của quy trình này, bên cạnh giải pháp nâng cao nâng lực và phẩm chất cán bộ KBNN Cái Bè; lấy ý kiến đánh giá của đơn vị SDNS hằng năm; KBNN Cái Bè cần tổ chức thường xuyên thu nhận ý kiến, phản ánh của đơn vị SDNS sao cho đơn vị SDNS có điều kiện dễ tiếp cận và phản ánh ý kiến được kịp thời. Từ đó, lãnh đạo KBNN có biện pháp chấn chỉnh kịp thời cán bộ vi phạm. Cụ thể như sau:
- Hiện nay, KBNN Cái Bè đang sử dụng chương trình tin học để quản lý việc giao nhận chứng từ giữa đơn vị SDNS với cán bộ KSC. Khi đơn vị SDNS giao chứng từ cho cán bộ KSC thì đơn vị SDNS đều phải nhập dữ liệu vào chương trình giao nhận. Vì vậy, KBNN Cái Bè có thể cải tiến chương trình này bằng cách tích
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
hợp thêm tính năng lấy ý kiến, phản ánh của đơn vị SDNS về công tác KSC của KBNN Cái Bè. Mỗi khi đơn vị SDNS nhập dữ liệu giao nhận vào chương trình, thì tính năng này được kích hoạt nhắc nhở đơn vị SDNS cho ý kiến. Tất cả các ý kiến, phản ánh chỉ có lãnh đạo Kho bạc mới đọc được nội dung các ý kiến, phản ánh này. Thực hiện giải pháp này một mặt tăng được tính răng đe cán bộ KSC luôn ý thức tự giác làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, mặt khác giúp lãnh đạo KBNN Cái Bè nắm bắt được kịp thời những sai trái để theo dõi, tìm hiểu, xác minh và có biện pháp chấn chỉnh. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ