Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNNCái Bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNNCái Bè

KBNN được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. KBNN Cái Bè là một đợn vị trực thuộc hệ thống KBNN tỉnh Tiền Giang.

Hiện nay, KBNN huyện Cái Bè có 13 cán bộ công chức. Trong đó trình độ đại học có 9 người chiếm tỉ lệ 70%, trung cấp có 2 người chiếm tỉ lệ 15% và sơ cấp có 2 người chiếm tỉ lệ 15%. Hoạt động theo mô hình sau:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức Kho bạc Nhà nước huyện Cái Bè

Tổ chức bộ máy KBNN Cái Bè hoạt động theo cơ chế thủ trưởng, Giám đốc KBNN Cái Bè chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

Bộ máy giúp việc cho Giám đốc Kho bạc Nhà nước Cái Bè có 01 Phó Giám đốc và 2 tổ nghiệp vụ gồm: Tổ Kế toán Nhà nước và Tổ Tổng hợp hành chính

+ Tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên:

Trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN, hoạt động kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN. Vì vậy, bộ máy kiểm soát chi thường xuyên không chỉ đơn thuần gồm các bộ phận trực tiếp thực hiện công

Giám đốc KBNN Tổ Kế toán Tổ TH-HC Phó giám đốc KBNN TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

việc kiểm soát chi mà bao gồm cả các bộ phận có liên quan trong dây chuyền chi thường xuyên NSNN. Xét dưới góc độ này, bộ máy kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Cái Bè gồm:

- Ban giám đốc KBNN: có quyền quyết định cấp phát hay từ chối cấp phát các khoản chi NSNN.

- Tổ tổng hợp hành chính chịu trách nhiệm kiểm soát các khoản chi thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn sự nghiệp kinh tế.

- Tổ kế toán Nhà nước: kiểm soát các khoản chi thường xuyên (không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và vốn sự nghiệp kinh tế), thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những khoản thanh toán không dùng tiền mặt), hạch toán kế toán các khoản chi theo chế độ kế toán hiện hành. Bộ phận Kho quỹ: chi tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN trong trường hợp cấp phát bằng tiền mặt.

+ Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên

Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ thuộc KBNN nói chung, KBNN Cái Bè nói riêng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thời gian gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Tiền Giang đối với lĩnh vực tổ chức cán bộ mà công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đã được đẩy mạnh từ đó trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thuộc KBNN Cái Bè được nâng lên đáng kể. Tính riêng lực lượng kiểm soát chi thường xuyên, đến năm 2017 trình độ chuyên môn được thống kê như bảng 2.1:

Bảng 2.1: Trình độ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước thuộc KBNN Cái Bè (2015-2017)

Bộ phận kiểm soát chi Năm Biên chế Trình độ Đại học

2015 Năm2016 Năm2017 Năm2015 Năm2016 Năm2017

Tổ Kế toán 5 6 6 6 6 6

Tổ Tổng hợp

-Hành chính 2 1 1 1 1 1

(Nguồn: KBNN Cái Bè năm 2017)

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Về trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên đã được nâng lên cơ bản đáp ứng được nhu cầu công tác. Nhưng về trình độ ngoại ngữ và tin học thì còn khá yếu đặc biệt là cán bộ thuộc các KBNN huyện và cán bộ có tuổi đời cao. Vì vậy, phần nào không đáp ứng được yêu cầu công tác trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ ngày càng cao theo xu hướng hiện nay của ngành KBNN.

Với đội ngũ cán bộ có trình độ như trên, công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Cái Bè chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Mặc dù CBCC là trình độ đại học do những năm trước đó đơn vị đã chú trọng công tác khuyến khích đào tạo CBCC tham gia học tập tại các lớp đại học tại chức trong và ngoài giờ hành chính, đồng thời công tác tuyển dụng mới tiêu chuẩn tuyển người có trình độ đại học các chuyên ngành kinh tế - tài chính. Nhưng trình độ sau đại học lại chưa có Như vậy so với yêu cầu công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải nâng cao trình độ sau đại học cho phần lớn đội ngủ cán bộ kiểm soát chi, có như vậy thì đội ngủ cán bộ kiểm soát chi mới có đủ kiến thức cao hơn để đáp ứng yêu cầu công tác KSC.

Tuy vậy, trình độ nghiệp vụ của đội ngủ CBCC làm công tác KSC thường xuyên vẫn chưa đồng đều, những người tốt nghiệp đại học tại chức được đào tạo nhiều ngành học khác nhau không liên quan gì đến nghiệp vụ hoạt động KBNN, vì vậy khi ứng dụng vào thực tiễn vẫn còn một số hạn chế nhất định, hiệu suất, chất lượng công tác chưa cao. Do yêu cầu công việc để thích nghi và đảm nhiệm được giao đòi hỏi những CBCC KSC này phải chủ động tự học, tự nghiên cứu tham gia các lớp tập huấn của ngành mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ

Qua cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ tại KBNN Cái Bè, ta thấy KSC vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và chương trình mục tiêu thuộc nhiệm vụ của tổ Tổng hợp - Hành chính. Tuy nhiên, cả hai nội dung chi này đều có hai nguồn kinh phí: Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp trên 1 tỷ đồng; chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu và nguồn vốn sự nghiệp dưới từ 1 tỷ đồng trở xuống. Đối tượng sử dụng và cách thức KSC của hai nguồn kinh phí này theo hai cơ chế khác nhau. Một nguồn theo cơ chế KSC đầu tư

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

XDCB và một nguồn theo cơ chế KSC thường xuyên. Đối với nguồn kinh phí chi thường xuyên của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và các chương trình mục tiêu thì đối tượng sử dụng là các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN. Các cơ quan đơn vị này cũng giao dịch tại Tổ Kế toán về phần kinh phí chi thường xuyên, trừ kinh phí chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu. Như vậy là việc phân công nhiệm vụ cho các Tổ nghiệp vụ tại KBNN Cái Bè chưa tạo điều kiện tốt nhất cho đơn vị chi thường xuyên NSNN khi đến giao dịch tại KBNN do phải thực hiện giao dịch ở hai đầu mối khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)