Bài học kinh nghiệm rút ra trong kiểm soát chi thường xuyên cho KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong kiểm soát chi thường xuyên cho KBNN

Cái Bè

Sau khi nghiên cứu các kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Theo học viên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể xem xét áp dụng cho KBNN Cái Bè như sau:

Một là, cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát chi chi thường xuyên NSNN; thực hiện tốt công tác cấp phát và kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong giao dịch, thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN vừa đảm bảo quản lý ngân sách một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Hai là, thực hiện cam kết chi đối với đơn vi sử dụng NSNN theo hướng quy định cụ thể việc thực hiện cam kết chi trên cơ sở dự toán được phân bổ theo

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

từng đơn vị sử dụng NSNN nhằm đảm bảo dự toán ngân sách có đủ để chi tiêu trước khi bắt đầu việc mua sắm và dịch vụ.

Quản lý cam kết chi sẽ tạo ra một khối lượng công việc lớn cho KBNN và đơn vị sử dụng ngân sách, nhưng nếu thực hiện thành công sẽ phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời chúng ta quản lý được nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho hệ thống các đơn vị sử dụng ngân sách, đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng phục vụ cho công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN có hiệu quả.

Ba là, áp dụng quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, muốn có một cơ chế kiểm soát như thế, trước hết nhà nước cần phải quy định các tiêu chuẩn hiệu quả đối với từng hình thức đơn vị sử dụng NSNN. Với đặc điểm những khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN là những khoản chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả của các khoản chi đó phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội nói chung. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai áp dụng cơ chế này. Hơn thế, hiệu quả của việc quản lý và KSC thường xuyên NSNN không những chỉ đo được bằng các chỉ tiêu định lượng, mà còn phải xem xét cả bằng các chỉ tiêu định tính.

Ngoài ra, một vấn đề nữa cũng cần phải tính đến là khi giao toàn bộ trách nhiệm quản lý tài chính cho Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, rồi sau đó mới xem xét hiệu quả của việc sử dụng số kinh phí đó, sẽ rất dễ phát sinh trường hợp những nhà quản lý có thể lạm dụng số tiền tiết kiệm được trong quá trình sử dụng kinh phí được cấp để mưu lợi cho cá nhân hoặc chi tiêu lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước, trong lúc không bảo đảm được số lượng, chất lượng công việc đã cam kết. Vì vậy trước mắt chỉ nên áp dụng phương thức cấp phát NSNN theo “kết quả đầu ra” đối với một số khoản chi cho các dịch vụ công cộng như an ninh trật tự, chống các tệ nạn xã hội, các chương trình giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CÁI BÈ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)