Các chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 29 - 33)

Hệ thống quản lý điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được kiện toàn từ huyện đến cơ sở, t chức triển khai thực hiện chương trình đảm bảo trình tự theo hướng dẫn của tỉnh. Cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, gồm 41 thành viên do đồng chí Bí thư huyện ủy làm Trưởng ban, 02 ph ban là đồng chí Chủ tịch, Ph Chủ tịch UBND huyện và các đồng chí lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn, các t chức đoàn thể chính trị của huyện làm thành viên, T giúp việc Ban Chỉ đạo c 08 thành viên, Văn phòng Điều phối (Quyết định số 182-QĐ/HU ngày 18/01/2016 của Ban Thường vụ huyện ủy về iện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Mai Sơn giai đoạn 2016 -2020);

Chỉ đạo cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban uản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới (thành phần Bí thư đảng ủy làm Trưởng ban, 02 phó ban là đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện và các Ủy viên là lãnh đạo các ban ngành đoàn thể xã); cấp thôn, bản thành lập Ban phát triển thôn, bản. Đối với cấp xã, trong năm 2011 các xã trên địa bàn huyện đã thành lập xong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM và Ban phát triển thôn.

Sau khi thành lập Ban Chỉ đạo, Ban uản lý đều xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Hàng năm Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp phù hợp để thực hiện c hiệu quả chương trình trên địa bàn huyện. Trong quá trình chỉ đạo, t chức triển khai luôn c sự tập trung, thống nhất từ huyện đến cơ sở

b. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến các xã thực hiện theo đúng các quy định; ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, không chồng chéo; triển khai các chính sách về NTM kịp thời và đồng bộ, thể hiện thể hiện ở một số nội dung như sau:

+ Chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo định hướng phát triển sản xuất, chuyển đ i cơ cấu cây trồng vật nuôi; đ i mới và xây dựng các hình thức sản xuất phù hợp để nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn;

+ Chủ động, linh hoạt trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã; xác định được thế mạnh kinh tế để đào tạo ngành nghề phù hợp.

+ Linh hoạt trong việc xây dựng mô hình sản xuất được tập trung; t chức triển khai nhân rộng tạo được số lượng hàng h a lớn, chất lượng cao và đồng nhất theo yêu cầu của thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

- uản lý tốt việc thực hiện các tiêu chí XD NTM: Thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch lộ trình thực hiện Bộ tiêu chí và t chức thực hiện Bộ tiêu chí:

+ Việc xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí quốc gia phù hợp với các nguồn lực hiện c của các xã

+ Việc t chức thực hiện bộ tiêu chí được triển khai đồng đều theo từng tiêu chí + Công tác t chức thực hiện các tiêu chí bám sát vào kế hoạch, lộ trình XD NTM + uá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã t chức thực hiện các tiêu chí thực hiện tốt

c. Công tác tuyên truyền vận động

Công tác tuyên truyền: Là một tiêu chí quan trọng để đánh giá công tác t chức thực hiện xây dựng NTM. Đối tượng tuyên truyền là cán bộ ở các cấp chính quyền và nhân dân. Tuyên truyền nâng cao nhân thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được đường lối, chủ trương chung của đảng và nhà nước và vận động cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân hăng hái triển khai thực hiện và huy động sức mạnh t ng hợp của nhân dân và hệ thống chính trị vào cuộc chung sức xây dựng nông thôn mới. Hiệu quả công tác tuyên truyền thể hiện ở các nội dung:

+ Sự hiểu biết của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về XD NTM.

+ Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, đơn giản, d hiểu: Tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới đến với Nhân dân bằng nhiều hình thức truyên truyền

như thông qua các hội nghị, các bu i họp, hội nghị của các t chức đoàn thể chính trị - xã hội, tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh, qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, hội di n, cuộc thi tìm hiểu xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền trực quan thông qua pa nô, áp phích, qua các đợt học tập kinh nghiệm các mô hình đối với các thôn làm tốt, để vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới .

+ Nội dung tuyên truyền đầy đủ, đi vào chiều sâu: Nội dung thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thực hiện theo các quy định, văn bản hướng dẫn về nông thôn mới trong đ chú trọng đến các nội dung cốt lõi.

d. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Sự phối, kết hợp: Sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND huyện và xã trong việc triển khai lập đồ án quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các nội dung quy hoạch bao gồm quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sản xuất.

- Chất lượng của quy hoạch: Công tác quy hoạch thực hiện tốt được đánh giá trên cơ sở các yêu cầu sau:

+ Hình thành trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung c quy mô, c điều kiện phát triển TTCN, dịch vụ làm điểm tựa thúc đẩy vùng phát triển.

+ Tăng điều kiện cơ sở hạ tầng cho thúc đẩy sản xuất hàng h a kinh tế vườn đồi và điều kiện sống của người dân (hạ tầng điểm dân cư và dịch vụ cộng đồng).

+ Tạo điều kiện quản lý và phát triển môi trường rừng.

+ Giữ gìn và phát huy bản sắc không gian, kiến trúc dân tộc truyền thống trên địa bàn huyện (Thái, Mông, ...).

+ Các giải pháp hữu hiệu trong việc giảm nhẹ thiên tai cho điểm dân cư, đặc biệt đối với khu vực bị lũ quét và sạt lở đồi núi.

+ Thực hiện cắm mốc quy hoạch: Việc triển khai thực hiện và cấm mốc theo quy hoạch, thường xuyên rà soát b sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện cụ thể của các xã.

+ Chủ động xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch theo lộ trình đã được duyệt.

- Tính đơn giản, hiệu quả: T chức thực hiện các quy trình đơn giản, hiệu quả.

đ. Công tác giám sát, thanh tra, iểm tra về xây dựng nông thôn mới

- Vai trò của các t chức chính trị xã hội trong giám sát, kiểm tra: Các t chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã phát huy cao vai trò của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của chính quyền.

- Số lượng các sai phạm được phát hiện, các biện pháp xử lý sai phạm sau kiểm tra giám sát đủ mạnh và đủ sức răn đe đối với các đối tượng sai phạm.

- Hệ thống các quy định xử phạt chặt chẽ, nghiêm minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)