. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng
3.4 Các biện pháp cụ thể thực hiện các giải pháp đề xuất
.3.4.1 Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý ở các cấp
- Đ i mới phương thức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ công.
+ Sắp xếp lại hệ thống dịch vụ công (giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm soát chất lượng nông sản ...) để người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đ i mới công tác đào tạo nghề theo hướng tăng xã hội hoá, gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.
+ Nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
+ Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo số lượng, chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường và phục vụ xuất khẩu
* Phát huy vai trò của Mặt trận T quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và sự tham gia của nhân dân.
- Mặt trận T quốc, các t chức chính trị - xã hội phát huy vai trò trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng”, "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ" …
- Hội Nông dân, với vai trò là “trung tâm nòng cốt” trong phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới; huy động hội viên các cấp, tạo sức mạnh t ng hợp trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và hội viên nông dân, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua.