. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng
3.3.5 Giải pháp về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
Huyện Mai Sơn là một huyện c điểm xuất phát thấp; sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, địa bàn rộng, phức tạp, dân cư phân tán, mặt bằng dân trí chưa đồng đều giữa các vùng, các dân tộc; sản phẩm nông - lâm nghiệp sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện thị trường và giá cả không n định, t chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Chăn nuôi quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa hình thành được các trang trại, gia trại, hộ gia đình chăn nuôi quy mô lớn. Chưa c nhiều biện pháp sáng tạo, đột phá, phù hợp nhằm phát huy tốt các nguồn tiềm năng địa phương. Một số chương trình, dự án, chỉ tiêu lớn được xây dựng, nhưng nguồn vốn thiếu và không tập trung, do đ chưa tạo bước đột phá.
b. Nội dung giải pháp
- Đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển đ i cơ cấu cây trồng vật nuôi, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và đa dạng h a thu nhập của nông dân nông thôn gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; nhân rộng các mô hình thực hiện c hiệu quả, những vùng sản xuất chuyên canh tập trung c hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, triển khai c hiệu quả “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất - dịch vụ - tiêu thụ trong nông nghiệp theo hướng xây dựng nền sản xuất hàng h a lớn. Tiếp tục quan tâm công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu các doanh nghiệp c khả năng tìm đầu ra cho nông dân để liên kết (doanh nghiệp, HTX cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ta) giúp nông dân chủ động khâu tiêu thụ trong sản xuất; đồng thời thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ với các đơn vị tại địa phương. Tăng cường đầu tư củng cố cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế những rủi ro, thiệt hại do thiên tai nhằm thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
- Rà soát, ban hành danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, đồng thời công bố công khai các chính sách, định mức, điều kiện hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
- Đ i mới và phát triển kinh tế hợp tác trọng tâm là hợp tác xã trong nông nghiệp nông thôn; phát triển các hình thức liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị, trên cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế gia trại, trang trại theo hình thức liên kết 4 nhà ở các vùng sản xuất hàng h a, trong đ ưu tiên hỗ trợ cho các HTX, t hợp tác sản xuất sản phẩm phù hợp điều kiện sản xuất an toàn, c thị trường tiêu thụ n định như sản xuất lúa chất lượng cao, cây ăn quả c múi, cây công nghiệp, sản phẩm chăn nuôi…; sản xuất giống nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, kết hợp xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa.
- Xây dựng mô hình điểm sản xuất theo chuỗi giá trị để rút kinh nghiệm nhân rộng trong sản xuất. Thực hiện thí điểm bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp đối với một số cây trồng vật nuôi chủ lực của huyện, định hướng các mô hình phát triển kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của huyện. Rà soát, điều chỉnh, b sung quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng trang trại tập trung với quy mô phù hợp gắn với bảo vệ môi trường.
- C chính sách giao đất n định lâu dài cho các trang trại, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kết hợp với cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại các chủ trang trại nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư vào sản xuất cũng như vay vốn để sản xuất, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các chủ trang trại, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được đi tham quan học tập các mô hình trong và ngoài nước. Lao động làm việc trong các trang trại được tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định. Hướng dẫn các chủ trang trại thực hiện quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
- Phát triển kinh tế hộ gia đình, cá thể: Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới người nông dân nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí và áp lực thời vụ; kết hợp với thông tin thị trường, định hướng sản xuất và quy hoạch vùng sản xuất nông sản hàng h a, tập trung.
- Tập trung các nguồn lực, các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong người dân.