1 .T ng quan các nghiên cứu c liên quan đến đề tài
2.4.2 Những tồn tại và hạn chế
Công tác quản lý nhà nước về t chức thực hiện XD NTM của hệ thống cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Mai Sơn giai đoạn 2016 – 2018 đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế sau:
* Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch XD NTM Việc ban hành các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời; việc triển khai các chính sách về NTM chưa được đồng bộ; công tác quy hoạch thực hiện chưa tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, bảo vệ môi trường và chưa sát với điều kiện thực tế tại các xã dẫn đến việc thực hiện các tiêu chí đạt thấp; công tác rà soát, b sung, điều chỉnh quy hoạch chưa được tiến hành thường xuyên dẫn đến quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của các xã.
* Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ thực hiện quản lý XD NTM Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về XD NTM trên địa bàn huyện Mai Sơn được t chức thường xuyên nhưng hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về XD NTM chưa đa dạng; các cán bộ được giao phụ trách, quản lý về XD NTM tại các xã c trình độ chính trị và chuyên môn chưa cao; hiệu quả công tác đào tạo chưa cao gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý về XD NTM; số lượng cán bộ quản lý về nông thôn mới tại cấp huyện và cấp xã còn ít so với địa bàn rộng lớn và phân tán của huyện dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành gặp nhiều kh khăn..
* Công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
- uá trình t chức thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện kết quả đạt được không đồng đều, một số các tiêu chí đạt thấp do ảnh hưởng bởi những điều kiện đặc thù của huyện như mặt bằng phát triển kinh tế xã hội còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, kỷ thuật sản xuất còn lạc hậu, cơ sở
hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, t chức thực hiện ở một số xã chưa quyết liệt, sự tham gia của t chức đoàn thể cấp xã, bản chưa rõ nét. C nhiều xã, nhất là xã khu vực III khi xây dựng kế hoạch chưa chi tiết, chưa phân công rõ người, rõ việc và thời gian thực hiện nên hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từng chỉ tiêu/tiêu chí chưa cao, đặc biệt là các chỉ tiêu/tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, văn h a, thu nhập, hộ nghèo.
- Trong kế hoạch thực hiện hàng năm của từng xã còn tập trung, quan tâm quá nhiều đến việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất mà thiếu sự quan tâm đến các vấn đề nâng cao thu nhập, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển văn h a - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới; do nhu cầu vốn đầu tư lớn (tiêu chí về Giao thông, tiêu chí Trường học và Cơ sở vật chất văn hóa cần đến nguồn vốn từ ngân sách nhà nước). Việc lồng ghép các nguồn lực tuy đạt khá nhưng vẫn còn phân tán; huy động nguồn lực ngoài ngân sách thực hiện các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn đạt thấp; hiệu quả việc t chức tự quản lý, khai thác sử dụng các công trình sau đầu tư của cộng đồng còn hạn chế, nhiều công trình khi bàn giao cho cộng đồng chưa phát huy tốt hiệu quả, mục tiêu của chương trình.
* Công tác iểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
- Các t chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã chưa phát huy được vai trò của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của chính quyền.