. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng
3.3.1 Giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới c tầm chến lược và giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới. Như đã phân tích ở chương 2, huyện Mai Sơn đã t chức kiện toàn bộ máy hoạt động thực hiện theo các quy định của cấp trên. Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý về nông thôn mới tại cấp huyện và cấp xã còn ít so với địa bàn rộng lớn và phân tán, theo đ , cán bộ được giao phụ trách, quản lý về xây dựng nông thôn mới tại các xã trình độ năng lực và chuyên môn còn hạn chế, dẫn đến công tác tham mưu còn chậm, hiệu quả chưa cao, mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Bên cạnh đ kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới không đồng đều, việc t chức thực hiện các tiêu chí chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng cần nhiều vốn từ ngân sách, việc xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa phù hợp với các nguồn lực hiện c của các xã, công tác t chức thực hiện một số các tiêu chí thiếu sự quan tâm đúng mức như tiêu chí: Nhà ở dân cư, hình thức t chức sản xuất, văn h a, môi trường, an ninh trật tự .... nên chưa tạo được động lực sức mạnh kinh tế tạo đà cho xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đ , sự huy động nguồn vốn xã hội h a từ các t chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp, công tác phối kết hợp các nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới còn thiếu đồng bộ, vai trò huy động các nguồn lực ngoài ngân sách của các xã còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.
b) Nội dung giải pháp
Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện, UBND huyện Mai Sơn cần thực hiện một số giải pháp sau nhằm hoàn thiện công tác chỉ đạo, điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới:
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống t chức hoạt động, lựa chọn những cán bộ thực sự c tâm huyết, trách nhiệm cao, đủ năng lực chỉ đạo, quản lý, t chức thực hiện Chương trình trong giai đoạn mới; đồng thời, quan tâm, c chính sách, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, b nhiệm đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới để tạo phong trào thi đua.
- Củng cố bộ máy văn phòng điều phối cấp huyện: Văn phòng điều phối cấp huyện nên c tài khoản riêng và thống nhất sử dụng con dấu của UBND huyện trong các hoạt động để tăng tính pháp lý, tạo sự đồng nhất trong chỉ đạo, điều hành, đồng thời b sung cán bộ chuyên trách từ 1 – 2 biên chế để phát huy tính hiệu quả, chủ động trong công tác tham mưu giúp Ban Chỉ đạo huyện, UBND huyện chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các phòng ban, đơn vị, UBND các xã triển khai thực hiện chương trình.
- Củng cố bộ máy cấp xã: Hiện tại bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM tại các xã do cán bộ phụ trách địa chính – xây dựng kiêm nhiệm, nên khối lượng công việc nhiều, hiệu quả công việc không cao, vì thế cần b sung một cán bộ chuyên trách cho hoạt động quản lý xây dựng nông thôn mới tại mỗi xã. Bên cạnh đ cần có chế độ chính sách, phụ cấp cho cán bộ phu trách thực hiện chương trình.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã. Đ i mới nội dung và phương thức quản lý, điều hành phù hợp với đặc điểm tình hình tại cơ sở theo ngành, lĩnh vực, đối với người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
* Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
- Đánh giá, rà soát thực trạng tình hình nông thôn: Hàng năm phải định kỳ đánh giá, rà soát thực trạng nông thôn so với các tiêu chí đã đạt, cơ bản đạt chuẩn, từ đ c cơ sở xây dựng kế hoạch, lộ trình tập trung đầu tư vào các tiêu chí đ , tránh việc đầu tư dàn trải không hiệu quả.
* Tăng cường đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
- Phát triển hạ tầng inh tế - xã hội Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Mai Sơn hiện nay còn thấp, nhiều xã trên địa bàn chưa đạt tiêu chí như: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn h a, nhà ở dân cư, hộ nghèo, t chức sản xuất, thu nhập, ... Vì
vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là công việc cấp bách, các phòng, ban chuyên môn theo lĩnh vực phụ trách chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá khách quan, thực chất mức độ đạt được các tiêu chí, xây dựng kế hoạch, lộ trình; hướng vào một số nội dung hoàn thiện đường giao thông đến trung tâm 04 xã (Chiềng Nơi, Phiêng Cằm,
Chiềng Ve, Chiềng Dong); tập trung triển khai làm đường bê tông nông thôn liên
bản, đường nội bản; các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục và các công trình hoạt động văn hoá, thể thao; xây dựng nhà ở dân cư phù hợp để đạt chuẩn theo quy định với phương châm đầu tư: Đường giao thông (đường đến xã
do Nhà nước đầu tư; đường nội bản, tiểu hu và đường liên bản, tiểu khu do
nhân dân thực hiện, Nhà nước hỗ trợ); các công trình hoạt động văn h a (nhân
dân làm, nhà nước hỗ trợ), ....Các địa phương xây dựng kế hoạch và c giải pháp, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng năm, từng nội dung cho từng nh m xã; huy động, lồng ghép các nguồn vốn, phát huy nội lực trong nhân dân, ưu tiên đối với các nh m xã đăng ký đạt chuẩn sớm, xã kh khăn, các vùng sản xuất tập trung.
Trong công tác quản lý xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí XD NTM cần chú ý tính bền vững khi đánh giá các tiêu chí. Ví dụ, khi hoàn thành các tiêu chí về xây dựng giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn h a… phải đánh giá đến yếu tố trả nợ công trình. Xã phải chứng minh được khả năng trả nợ c tính khả thi, không nợ đọng trong xây dựng cơ bản thì mới công nhận là hoàn thành tiêu chí.
* Xây dựng các chương trình phát triển đặc thù cho từng lĩnh vực phát triển inh tế, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới
Để hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần xây dựng chương trình phát triển đặc thù để hoàn thiện từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã. Trong đ tập trung vào các giải pháp chuyên môn h a quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
C cơ chế, chính sách phân công rõ ràng trách nhiệm cho các cơ quan phòng ban chuyên môn của UBND huyện, các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, mặt trận, cấp ủy Đảng ở cơ sở. Phát huy nội lực, thế mạnh trong quá trình quản lý nhà nước của các cơ quan trong hệ thống chính trị để từng bước g p phần tạo nên sức mạnh t ng
hợp cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới chung trên địa bàn. Trong đ chú trọng thực hiện xây dựng chương trình, chính sách phát triển đặc thù cho lĩnh vực kinh tế để tạo động lực hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới n i chung. Một số nội dung cần tập trung là:
- Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại:
+ T chức đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện để rút ra các bài học; đồng thời b sung những nhiệm vụ, giải pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
+ Tiếp tục có chính sách thu hút các t chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; t chức thực hiện các dự án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cho các ngành hàng chủ lực của huyện; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu inh tế nông thôn
+ Tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm (COOP) trên cơ sở phát triển các ngành nghề và dịch vụ đã c , đồng thời xây dựng các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện và phát huy lợi thế của các địa phương, trên cơ sở các ý tưởng kinh doanh mới.
+ Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch tại những vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho các HTX, T hợp tác chế biến, sơ chế, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ xuất khẩu.
+ Tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp truyền thống gắn với gắn với phát triển du lịch tại các xã c điều kiện lợi thế, tiềm năng.
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tập trung phát triển hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn (giao thông, trường học, nước sinh hoạt, môi trường, công trình văn hoá xã, bản), tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao nhanh hơn đời sống của cư dân nông thôn;
+ Chú trọng nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, thể thao nông thôn, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội để nâng cao đời sống tinh thần và an ninh nông thôn;
+ Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng về bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn;
+ Chú trọng vận động và hỗ trợ người dân tham gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Đ i mới, phát triển các hình thức t chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm đ i mới toàn diện cả về nội dung và hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, phát triển đa dạng các hình thức hợp tác của nông dân, phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng h a theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để đ i mới và phát triển các hình thức t chức sản xuất cần thực hiện một số giải pháp như: + T chức tuyên truyền uyết định số 461/ Đ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động c hiệu quả đến năm 2020; uyết định 490/ Đ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương trình MT G xây dựng nông thôn mới theo uyết định số 1560/ Đ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Sơn La, đồng thời tiếp tục triển khai các chính sách nhằm tập trung thu hút các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và t chức thành lập, phát triển các HTX, T hợp tác, trang trại và gia trại tại các vùng sản xuất ngành hàng chủ lực của tỉnh, của huyện gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị, phục vụ tiêu thụ, xuất khẩu.