Bảng 3. 5 Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến độc lập Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure) 0.575
Hệ số Sig. kiểm định Bartlett 0.000
Chỉ số Eigenvalue 1.754
Tổng phương sai trích (Cumulative) 51,61%
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 3.5 cho thấy giá trị KMO = 0,575 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 4 yếu tố được rút trích tại giá trị eigenvalue là 1,754 >1 và phương sai trích lũy kế 51,612% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Như vậy, bốn thang đo này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt.
3.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 3. 6 Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure) 0.865
Hệ số Sig. kiểm định Bartlett 0.000
Chỉ số Eigenvalue 4,682
Tổng phương sai trích (Cumulative) 58,53%
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 3.6 cho thấy giá trị KMO = 0,865 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 1 yếu tố được rút trích tại giá trị eigenvalue là 4.682 >1 và phương sai trích lũy kế 58,531% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Như vậy, thang đo này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt.
Nhận xét chung về các thang đo sau khi đánh giá sơ bộ thang đo:
Sau khi kiểm định mẫu nhỏ là 50 Phiếu khảo sát với 50 biến với phần mềm SPSS 23, hầu hết các thang đo đề cập trong mô hình lý thuyết đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Vì vậy, các biến quan sát này được giữ lại trong bảng câu hỏi khảo sát chính thức để xem xét.