Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh và phát biểu lại các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 79 - 84)

cứu

Sau khi kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA, các biến không đủ điều kiện bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Và mô hình lý thuyết được hiệu chỉnh vẫn gồm 4 thành phần như nghiên cứu ban đầu, tác giả phát biểu lại các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Hiểu biết thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

Giả thuyết H2: Nhận thức về tính công bằng thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

Giả thuyết H3: Thanh tra, kiểm tra thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

Giả thuyết H4: Chính sách thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

4.4.2. Phân tích tương quan PEARSON:

Bảng 4. 17 Hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

TT HB CS TK NT TT hệ số tương quan Pearson 1 .500 ** .362** .349** .470** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 Số quan sát 221 221 221 221 221 HB hệ số tương quan Pearson .500 ** 1 .162* .244** -.236** Sig. (2-tailed) .000 .016 .000 .000 Số quan sát 221 221 221 221 221 CS hệ số tương quan Pearson .362 ** .162* 1 .362** .124 Sig. (2-tailed) .000 .016 .000 .066 Số quan sát 221 221 221 221 221 TK hệ số tương quan Pearson .349 ** .244** .362** 1 .066

TT HB CS TK NT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .330 Số quan sát 221 221 221 221 221 NT hệ số tương quan Pearson .470 ** -.236** .124 .066 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .066 .330 Số quan sát 221 221 221 221 221

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

>> Kết quả phân tích cho thấy tất cả các giá trị sig tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.05. Như vậy các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

4.4.3 Kết quả phân tích hồi quy

Sau khi tìm ra các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế TNCN bằng Cronbach’s Alpha và EFA, chúng ta tiếp tục tiến hành mã hóa các nhân tố rồi đưa vào mô hình hồi quy bội để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế TNCN. Giá trị các nhân tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình (được tính toán thông qua công cụ Compute Variable) của các biến quan sát đã qua kiểm định. Kết quả phân tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp Enter - phương pháp hồi qui tổng thể các biến.

Bảng 4. 18 Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Sig. Hệ số phóng đại phương sai VIF Hằng số 0.325

Yếu tố Hiểu biết thuế (HB) 0.585 0.000 1.155

Yếu tố Chính sách thuế (CS) 0.155 0.000 1.180

Yếu tố thanh tra, kiểm tra thuế (TK) 0.112 0.011 1.207 Yếu tố Nhận thức về tính công bằng thuế (NT) 0.581 0.000 1.097

Số quan sát 221

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Sig. Hệ số phóng đại phương sai VIF Hệ số xác định R2 65.5% Hệ số Durbin-Watson 2.086

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.

R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,655  65,5% sự biến thiên của tính tuân thủ thuế TNCN được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hay nói cách khác, mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng tương đối phù hợp với dữ liệu mẫu thu được là 65,5%.

Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có sig = 0,000, chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc.

Hàm hồi quy chuẩn hóa có dạng:

TT = 0,325+0,585.HB + 0,155.CS+0,112.TK+0,581.NT

Mô hình này giải thích được 65,5% sự thay đổi tính tuân thủ thuế TNCN là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 34,5% biến thiên được giải thích bởi các biến khác ngoài mô hình.

Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến tính tuân thủ thuế TNCN, hệ số hồi quy mang dấu âm thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỉ lệ nghịch đến tính tuân thủ thuế TNCN. Vậy 04 Yếu tố: Hiểu biết về thuế; nhận thức về tính công

bằng về thuế; Thanh tra, kiểm tra Thuế; Chính sác Thuế đều có tác động tích cực đến tính Tuân thủ thuế

Thứ tự về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi qui đã chuẩn hóa. Yếu tố nào có giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy chuẩn hoá càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến tính tuân thủ thuế TNCN càng cao. Với kết quả của mô hình hồi quy thu được, chúng ta thấy tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang chịu ảnh hưởng

nhiều nhất từ nhân tố Hiểu biết thuế (β = 0.585);thứ hai là nhân tố nhận thức ( β = 0.581); thứ ba là nhân tố chính sách với (β = 0.155) và cuối cùng là nhân tố

Thanh tra, kiểm tra thuế (β = 0.112).

>> Kết quả hồi quy cho thấy tất cả các biến đều có sự tác động đến biến phụ thuộc do sig kiểm định t của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05.

>> Hệ số VIF các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, như vậy không có đa cộng tuyến xảy ra

Ta xem xét lại các giả thuyết đã đặt ra:

Giả thuyết H1: Hiểu biết thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Yếu tố Hiểu biết thuế ß = 0,585 và Sig.= 0.000 < 0.05 . Như vậy Giả thuyết H1 được chấp nhận

Nhận xét: Việc đánh giá sự tác động của yếu tố Hiểu biết Thuế đến hành vi tuân thủ thuế là rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn và biến động mạnh như hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đối tượng nộp thuế cũng ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, chính sách thuế cũng được sửa đổi bổ sung liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT kinh doanh phát triển. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập chưa nắm bắt kịp thời được chính sách thuế dẫn đến tình trạng không nộp hồ sơ khai thuế kịp thời, kê khai sai nghĩa vụ hoặc thiếu nghĩa vụ ngân sách …

Giả thuyết H2: Nhận thức về tính công bằng thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang. Hệ số hồi quy chuẩn hóa Yếu tố nhận thức về tính công bằng về Thuế ß = 0,581 và Sig.= 0.000 < 0.05 . Như vậy Giả thuyết H2 được chấp nhận

Nhận xét: Cũng như yếu tố Hiểu biết Thuế, yếu tố nhận thức về tính công bằng về Thuế đến hành vi tuân thủ thuế cũng không kém phần quan trọng. Công bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế.

Với Hệ số ß = 0,581 gần như tương đương với Hệ số ß = 0,585 của Yếu tố Hiểu biết Thuế. Vì vậy, Đây cũng chính là điểm quan trọng thứ hai của nghiên cứu so với các nghiên cứu trước.

Giả thuyết H3: Thanh tra, kiểm tra thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Yếu tố Thanh tra, kiểm tra thuế ß = 0,112 và Sig.= 0.000 < 0.05 . Như vậy Giả thuyết H3 được chấp nhận

Nhận xét: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác đảm bảo tính tuân thủ của người nộp thuế nói riêng . Trong gia đoạn hiện nay công tác Thuế chuyển từ cơ chế quản lý NNT sang cơ chế NNT tự khai, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Cơ quan Thuế chỉ kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đánh giá rủi ro từ hồ sơ khai thuế của NNT. Vì vậy, hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế được hiểu đồng nhất trong quan điểm của một số học giả trên thế giới: “Là hoạt động do cơ quan thuế tiến hành nhằm kiểm tra tài liệu của ngườii nộp thuế để xác định sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế”. Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xác định tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế, từ đó đối chiếu với chức 7 năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở của người nộp thuế.

Giả thuyết H4: Chính sách thuế có ảnh hưởng thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Yếu tố Chính sách thuế ß = 0,155 và Sig.= 0.000 < 0.05 . Như vậy Giả thuyết H4 được chấp nhận

Yếu tố chính sách về thuế bao gồm sự ổn định trong các quy định, chính sách pháp luật về thuế, các kẽ hở trong chính sách pháp luật, sự răn đe và các chế tài trong việc xử lý hành vi gian lận thuế. Khi yếu tố chính sách về thuế được cải thiện tốt, NNT sẽ có điều kiện thuận lợi để tuân thủ các quy định về thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)