Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 51)

3.2.1 Nghiên cứu định tính

3.2.1.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu định tính:

Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết. Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam.

Vì vậy, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, Luận văn tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, là các là các lãnh đạo Chi cục Thuế và các chuyên viên các Đội Kiểm tra; Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán từ đó thu thập dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế, và các biến quan sát cho từng yếu tố đó. .

Quy trình nghiên cứu định tính (phương pháp chuyên gia) (Xem: Phụ lục1, trang 3 phần Phụ Lục)

Bảng 3. 2 Quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính:

- Cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu và đo lường thang đo)

- Xây dựng dàn bài thảo luận

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính:

- Đối tượng tham gia phỏng vấn

- Xác định số lượng mẫu tham gia định tính - Thực hiện phỏng vấn

Bước 3: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả

- Xác định từ khóa nội dung phỏng vấn - Quyết định giữ hay loại biến

3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Danh sách các chuyên gia và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục (xem Bảng 1.3, trang 8 Phần phụ lục). Tổng số các chuyên gia tham gia phỏng vấn là 7 người, họ là lãnh đạo Chi cục Thuế và các chuyên viên các Đội Kiểm tra; Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán.

3.2.2.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Xây dựng một thang đo đánh giá bởi cảm nhận của các cá nhân nộp thuế về nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, tác giả đã thực hiện kỹ thuật thảo phỏng vấn gia trên cơ sở các gợi ý bốn yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế căn cứ vào quá trình lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng nghiên cứu của mô hình lý thuyết Mukasa J(2011) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh(2017) xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Trên cơ sở này, phương thức phỏng vấn chuyên gia rất cần thiết để điều chỉnh thang đo, xây dựng bảng phỏng vấn chính thức sao cho phù hợp với việc nộp thuế thu nhập cá nhân của NTT trên địa bàn tỉnh thành phố Nha trang.

Trong quá trình phỏng vấn tay đôi, các chuyên gia đồng ý với 30 biến quan sát mà tác giả đưa ra để nghiên cứu, đồng thời bổ sung thêm 02 biến quan sát mới. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng hỗ trợ, gợi ý cách dùng từ, câu chữ phù hợp hơn, giúp dễ dàng xây dựng bảng câu hỏi.

Kết quả phỏng vấn được đánh giá, tổng hợp lại, nhằm xây dựng nên một thang đo bao quát, hoàn chỉnh về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân.

Thang đo chính thức của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân được xây dựng gồm 32 biến quan sát (trong đó có 24 biến quan sát dùng để đo lường 4 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế và 8 biến quan sát dùng để đo lường tính tuân thủ thuế):

Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế, bao gồm: (1) Yếu tố hiểu biết thuế ; (2) Yếu tố nhận thức về tính công bằng thuế ; (3) Yếu tố thanh tra kiểm tra thuế ; (4) Yếu tố chính sách thuế với tính tuân thủ thuế. Biến phụ thuộc là tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân được đo lường bằng 8 biến quan sát.

Các biến quan sát được xây dựng và đo lường theo thang đo Likert 5 cấp độ (1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Trung lập ; 4: Đồng ý ; 5: Rất đồng ý).

Điểm số càng cao thì sự đồng ý của NTT về quan điểm của họ về các nhân tố càng cao và ngược lại.

Để đảm bảo độ chính xác cao và kết quả thu được là khách quan, thêm vào đó, do tính chất nhạy cảm của đề tài có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cá nhân người nộp thuế trên địa bàn thành phố Nha trang nên bảng câu hỏi được thiết kế không thể hiện phần thông tin được khảo sát.

Trước khi đưa vào khảo sát chính thức, bảng câu hỏi đã được sử dụng để khảo sát thử 50 người nộp thuế đến liên hệ làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng, sát nghĩa của câu hỏi và chỉnh lý, sửa đổi để phù hợp hơn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia, mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.

Sau quá trình nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo, tác giả thu được kết quả bảng mô tả và mã hóa biến như sau:

Bảng 3. 3 Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu Biến và tên nhân tố đại diện Mã hóa Mô tả Yếu tố Hiểu HB1

Chi cục Thuế thu thuế cho nhà nước và có trách nhiệm giải đáp toàn bộ các vướng mắc cho NNT khi có yêu cầu.

Biến và tên nhân tố đại diện Mã hóa Mô tả biết thuế ( HB) HB2

Chi cục Thuế có nghĩa vụ bảo đảm bí mật hồ sơ của người nộp thuế.

HB3

Người nộp thuế có quyền phản đối hay khiếu nại Chi cục thuế để đảm bảo quyền lợi cho mình.

HB4

Nghĩa vụ của người nộp thuế là nộp tờ khai thuế TNCN và nộp thuế cho Nhà nước.

HB5

Người nộp thuế nộp thuế TNCN như nhau bất kể số tiền thu nhập kiếm được. Người nộp thuế có quyền được biết phương pháp tính thuế TNCN của Cơ quan Thuế.

HB6 Hình phạt cho việc trốn thuế là rất nặng.

HB7

Khoản giảm trừ Thuế TNCN là: Giảm trừ cho bản thân người lao động là 9 triệu, bản thân người phụ thuộc là 3,6 triệu. Từ ngày 01/7/2020 mức giảm trừ cho bản thân là 11triệu và bản thân người phụ thuộc là 4.4 triệu

HB8

Thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ QSD đất ở và TS gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà, đất ở duy nhất. Yếu tố nhận thức về tính công bằng về thuế ( NT) NT1

Tôi nhận thấy pháp luật về thuế thu nhập cá nhân hiện nay là công bằng.

NT2

Gánh nặng thuế thu nhập cá nhân được phân phối công bằng cho tất cả mọi tầng lớp.

NT3

Tôi tin rằng hệ thống thuế thu nhập cá nhân là hệ thống thuế công bằng nhất để chính phủ có thể sử dụng để tăng nguồn thu ngân sách.

NT4

Luật thuế hiện hành không yêu cầu tôi phải thanh toán nhiều hơn số tiền mà tôi đóng góp về thuế thu nhập cá nhân.

NT5

Những quy định đặc biệt trong pháp luật về thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho chỉ cho một vài người là công bằng.

Biến và tên nhân tố đại diện Mã hóa Mô tả NT6

Người có thu nhập cao đóng thuế thu nhập cá nhân nhiều hơn, do đó, nó là công bằng khi họ cần phải nộp một mức thuế TNCN cao hơn so với người có thu nhập thấp.

NT7

Một tỷ lệ thuế công bằng nên giống nhau cho tất cả mọi người, bất kể thu nhập của họ.

NT8

Thuế thu nhập cá nhân tôi phải nộp là hợp lý, vì vậy tôi có quyền xem xét những lợi ích được cung cấp bởi chính phủ.

Yếu tố thanh tra, kiểm tra thuế ( TK) TK1

Tôi tin rằng công tác thanh tra , kiểm tra thuế có tác động đến việc tăng tính tuân thủ thuế TNCN

TK2

Tôi tin rằng tần suất thanh tra kiểm tra là yếu tố tác động đến việc tăng tính tuân thủ thuế TNCN

TK3

Công tác thanh – kiểm tra thuế phát hiện càng nhiều sai phạm thì doanh nghiệp sẽ tuân thủ thuế hơn. Bên cạnh đó, sự công tâm của công chức thuế làm công tác thanh tra kiểm tra là yếu tố tác động đến việc tăng tính tuân thủ thuế TNCN

TK4

Ngành thuế cần có biện pháp thay đổi hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tránh phiền hà cho NNT là yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế TNCN. Yếu tố Chính sách thuế ( CS) CS1

Chính sách của Chính phủ Việt Nam về thuế TNCN càng dễ hiểu càng làm gia tăng tính tuân thủ thuế, đồng thời có trách nhiệm cung cấp cho NNT các chính sách Thuế mới bằng mọi hình thức

CS2

Chính sách thuế ổn định lâu dài thì mới gia tăng tính tuân thuế của DN.

CS3

DN sẽ ít tự nguyện tuân thủ thuế nếu các chính sách về thuế quá phức tạp, khó thực hiện.

CS4

Chính sách ưu đãi thuế TNCN của Chính phủ làm tăng tính tuân thủ của NNT

yếu tố

Tuân TT1

Tôi nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với các khoản thuế. Vì vậy, Tôi luôn nộp thuế TNCN trước khi thanh toán các

Biến và tên nhân tố đại diện Mã hóa Mô tả thủ thuế (TT) khoản khác.

TT2 Tôi không bao giờ cố gắng trốn, tránh nghĩa vụ thuế. TT3

Tôi nhận được nhiều hỗ trợ từ phía cơ quan Thuế . Vì vậy, tôi không bao giờ phàn nàn về hệ thống thuế.

TT4

Tôi luôn nộp Thuế đúng hạn, vì vậy tôi không có khoản nợ nào về thuế.

TT5

Tôi nhận thức được khi tôi nợ một khoản thuế qua hạn nộp, Luật thuế bắt buộc tôi phải đóng tiền phạt ( nếu có) và tiền chậm nộp tiền thuế.

TT6

Tôi kê khai tất cả các khoản thu nhập có được cho Chi cục thuế, khi tôi nộp hồ sơ khai thuế.

TT7 Tôi nộp thuế theo số thực tế phát sinh mà tôi đã kê khai. TT8

Tôi luôn nộp thuế đúng hạn nên chi cục thuế không bao giờ tính tiền chậm nộp của tôi.

Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.2.2.1 . Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.2.1 . Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, Luận văn đã gặp NNT đến liên hệ công tác tại Chi cục Thuế để trao đổi, giới thiệu mục đích, yêu cầu để NNT nắm rõ và đánh giá trên Phiếu khảo sát dữ liệu đã được soạn sẵn nội dung.

3.2.2.2 Tiêu chí chọn mẫu:

Do hạn chế về thời gian, Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mẫu nghiên cứu sơ bộ (n = 50) phát trực tiếp cho NNT đến liên hệ làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang.

3.3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu phân tích:

- Hệ số tương quan biến tổng: > 0.3 - Hệ số Cronbach’s Alpha: > 0.6

Nếu thang đo thỏa mãn 2 tiêu chí trên thì thang đo đạt độ tin cậy Bước 2: Phân tích yếu tố khám phá EFA

- Hệ số KMO thuộc (0.5;1) - Giá trị Sig < 0.05

- Giá trị Eigenvalue: > 1

- Tổng phương sai trích: > 50% - Hệ số tải: > 0.5

Nếu thỏa mãn các tiêu chí trên, các thang đo đảm bảo tính hội tụ và riêng biệt

Bước 3: Phân tích hệ số tương quan - -1 < rX,Y < 1:

r=0: giữa X và Y không có mối quan hệ r < 0: mối quan hệ ngược chiều

r> 0: Mối quan hệ cùng chiều r: (0; 0.2): không có mối quan hệ r: (0.2; 0.4): mối quan hệ yếu r: (0.4; 0.6) mối quan hệ trung bình r: (0.6; 0.8) mối quan hệ mạnh r: (0.8;1) mối quanh hệ rất mạnh

giá trị Sig của X và Y < 0.05: Giữa X và Y thực sự có mối quan hệ Bước 4: Phân tích hồi quy

- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Giá trị Sig của F < 0.05: Mô hình ước lượng là phù hợp

- Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư: Giá trị trung bình bằng 0, phương sai của phần dư gần 1: phần dư tuân theo luật phân phối chuẩn

- Kiểm định hiện tương đa cộng tuyến: Giá trị phóng đại phương sai < 5; mô hình không bị hiện tương đa cộng tuyến

- Kiểm định hiện tự tương quan: d: giá trị Dubin Watson 1 < d < 3: Mô hình không bị hiện tượng tự tương quan

- Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Dựa vào đồ thị phân tán của phần dư, nếu phần dư phân tán đồng đều, không theo xu hướng nào (tăng hoặc giảm), ta nói phương sai phần dư không thay đổi

- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu: Nếu giá trị Sig của các hệ số ước lượng < 0.05: Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

3.3. Mẫu nghiên cứu chính thức:

Trong việc xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA, Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu phải bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Để phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát và kích cỡ mẫu không nên ít hơn 100 (Hair và cộng sự, 1998). Mô hình nghiên cứu có 32 số biến quan sát, theo tiêu chuẩn 5 phiếu khảo sát cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 160 (32x5).

Như vậy, nhằm để kiểm định lại mô hình lý thuyết đã được đặt ra cũng như đo lường các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN, một nghiên cứu chính thức đã được tiến hành trên địa bàn thành phố Nha Trang với kích thước mẫu N > 160. Đã có 250 phiếu khảo sát đã được phát ra và kết quả thu về và lọc lại bảng khảo sát là 221 phiếu.

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với đối tượng thực hiện khảo sát của nghiên cứu là: người kê khai nộp thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục

Thuế thành phố Nha Trang. Thông tin được thu thập bằng phiếu khảo sát với bảng câu hỏi được chuẩn bị trước, thông qua hai hình thức: phát phiếu khảo sát trực tiếp vào những ngày NTT nộp tờ khai.

3.4. Kết quả nghiên cứu sơ bộ:

3.4.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha:

Bảng 3. 4 Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Yếu tố hiểu biết thuế (HB): Cronbach's Alpha = 0.740

HB1 27.62 16.077 .508 .699 HB2 27.62 17.383 .352 .751 HB3 27.80 14.531 .568 .683 HB4 27.48 14.336 .713 .653 HB5 27.56 15.313 .615 .678 HB6 27.54 17.641 .338 .730 HB7 27.66 20.515 .430 .777 HB8 27.78 15.685 .484 .703

Yếu tố Nhận thức về tính công bằng thuế(NT): Cronbach's Apha = 0.849

NT1 27.42 14.289 .554 .845 NT2 26.66 15.658 .722 .817 NT3 26.90 14.704 .733 .812 NT4 26.92 15.136 .701 .817 NT5 27.22 16.910 .500 .841 NT6 26.56 16.007 .628 .827 NT7 26.62 16.649 .538 .837 NT8 26.88 17.781 .395 .851

Yếu tố Thanh tra, kiểm tra thuế (TK): Cronbach's Alpha = 0.743

TK1 11.18 3.049 .617 .636

TK2 11.14 3.551 .567 .677

Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến

TK4 11.36 3.174 .586 .656

Yếu tố Chính sách Thuế (CS): Cronbach's Alpha = 0.794

CS1 10.54 4.131 .661 .714

CS2 10.26 4.931 .570 .766

CS3 10.62 3.751 .574 .775

CS4 10.52 4.214 .660 .716

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kết quả Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo cho thấy tất cả biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 cho nên các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy và được đưa vào nghiên cứu chính thức (Bảng 3.4).

3.4.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Bảng 3. 5 Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến độc lập Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure) 0.575

Hệ số Sig. kiểm định Bartlett 0.000

Chỉ số Eigenvalue 1.754

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)