2.7.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên mô hình lý thuyết Mukasa J. (2011), từ đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế. Để xây dựng một thang đo phù hợp, tác giả đã sử dụng phương pháp: Phỏng vấn chuyên gia trên cơ sở gợi ý 2 nhân tố ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế là nhân tố hiểu biết thuế và nhân tố nhận thức về tính công bằng của người nộp thuế. Từ đó, xác định lại các nhân tố ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang.
+ Biến phụ thuộc trong mô hình: Tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang.
+ Biến độc lập:
- Sự hiểu biết thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang.
- Nhận thức tính công bằng thuế TNCN của người nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế.
- Nhận thức về chính sách của người nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế. Kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh(2017) .
- Nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Chi cục Thuế. Kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh(2017).
H1
H2
H3 H4
Hình 2. 4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, phương trình tổng quát mô tả mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu được biểu diễn như sau:
Hiểu biết Thuế
Nhận thức về tính công bằng
Thuế
Chính sách Thuế
Thanh tra, kiểm tra Thuế
Tính tuân thủ thuế của người
TT = β0 + β1.HB + β2.NT + β3.CS+ β4.TK + ui (1) Trong đó :
- TT: tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế - HB: hiểu biết thuế
- NT: nhận thức về tính công bằng thuế. - CS:chính sách thuế
- TK: Thanh tra , kiểm tra thuế - ui: sai số ngẫu nhiên
- β0: hệ số chặn
- βi: hệ số hồi quy tương ứng với biến độc lập i 2.7.2. Giả thuyết nghiên cứu
2.7.2.1. Mối quan hệ giữa hiểu biết thuế và Tính tuân thủ thuế TNCN
Theo ERN CHEN LOO et al (2009) hiểu biết thuế được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế, sự ra đời của hệ thống tự kê khai thuế giúp cải thiện trình độ hiểu biết thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế. Hơn nữa, những hiểu biết về thuế ảnh hưởng đến việc tự kê khai thuế của người nộp thuế, đặc biệt là về sự hiểu biết của họ trong việc xử lý các vấn đề về thuế, mà cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của họ. Theo Merima Ali et al (2013) hiểu biết thuế tương quan một cách tích cực đối với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Giả thuyết H1: Hiểu biết thuế có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang.
2.7.2.2. Mối quan hệ giữa nhận thức về tính công bằng thuế và Tính tuân thủ thuế
Công bằng là tiêu chuẩn để đánh giá sự khác biệt trong cách cư xử thuế của các cá nhân khác nhau (Murphy & Nagel, 2002). Lý thuyết công bằng cho rằng mọi người mong đợi một tỉ lệ tương đương giữa số thuế phải nộp và phúc lợi mang lại cho họ. (VD: Công bằng lợi ích qua lại với nhau giữa người nộp thuế và chính phủ và công bằng theo chiều ngang và chiều dọc giữa những người nộp thuế). Lý thuyết công bằng cho rằng nếu tỉ lệ tương đương không tồn tại thì sẽ thúc đẩy sự thay đổi phần đóng góp (Cuccia & Carnes, 2001). Công bằng và trao đổi dựa trên những lý thuyết xem cá nhân hành động đúng pháp luật, có tính vụ lợi và có định hướng mục tiêu, họ đánh giá công bằng là sự cân xứng giữa lợi ích họ nhận được với sự đóng góp thuế của họ. Trong quan điểm này, một sự phân phối công bằng được định nghĩa là sự hoàn lại lợi ích theo những số thuế họ đã nộp (Kinsey, Grasmick, and Smith 1991). Dựa vào lý thuyết công bằng, người nộp thuế trở nên dễ trốn thuế khi họ là nạn nhân của bất bình đẳng thuế hoặc ngược lại họ sẽ tuân thủ thuế khi họ là người thụ hưởng về sự bất bình đẳng thuế.
Giả thuyết H2: Nhận thức về tính công bằng thuế có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang.
2.7.2.3 Mối quan hệ giữa chính sách thuế và Tính tuân thủ thuế
Chính sách pháp luật về thuế TNCN là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu thuế TNCN tại cơ quan thuế. Bởi nó là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý thuế nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế vào NSNN. Việc quy định mức thuế suất và cách tính thuế TNCN phải rõ ràng, chi tiết, bao quát toàn bộ các tình huống thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của người dân. Tùy theo tình hình thực tế, chính sách thuế phải có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu quả. Nếu chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNCN không phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế - xã hội thì sẽ tác động xấu đến việc tuân thủ thuế của người dân.
Giả thuyết H3: Cơ chế chính sách thuế có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược
chiều đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang.
2.7.2.4 Mối quan hệ giữa thanh tra, kiểm tra thuế và Tính tuân thủ thuế Một số nghiên cứu cho rằng kiểm tra, thanh tra thuế xác suất cao, thường xuyên ảnh hưởng tích cực đến việc giảm bớt hành vi gian lận, trốn thuế (Dubin, 2004; Shanmugam, 2003). Thực tế cho thấy trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm tra và thanh tra thuế đóng một vai trò không thể thiếu và chủ chốt là tăng sự tuân thủ tự nguyện. Nếu chú trọng thanh tra và kiểm tra thuế thường xuyên và tỉ mỉ có thể khuyến khích NNT cẩn trọng, chú tâm hơn trong kê khai thuế, báo cáo chính xác các khoản thu nhập. Trái lại, những NTT chưa bao giờ được kiểm và thanh tra thuế có thể khai khống và sai thu nhập thực tế của họ.
Giả thuyết H4: Thanh tra, kiểm tra thuế có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Tại chương 2, tác giả đã trình bày một cách hệ thống và khái quát cơ sở lý thuyết về tính tuân thủ thuế TNCN; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: hiểu biết thuế, nhận thức về tính công bằng thuế, chính sách thuế và công tác thanh tra, kiểm tra đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Bên cạnh đó, tác giả cũng tổng hợp một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên đều xây dựng một hệ thống lý thuyết vững chắc cùng với phương pháp nghiên cứu khoa học bài bản. Đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng cho luận văn trong việc trình bày hệ thống phương pháp kiểm chứng giả thuyết sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu được sử dụng để xây dựng thang đo, kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đã đề xuất trong chương 2.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương 3
Nội dung của Chương 3 sẽ tập trung trình bày về quy trình và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, trình bày cách thiết kế bảng khảo sát, xác định kích thước mẫu cần khảo sát cũng như phương thức tiến hành khảo sát. Cuối cùng, cách thức xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 23, bao gồm: Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định sự khác biệt của biến phụ thuộc theo các đặc tính cũng được trình bày trong chương này.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ định tính: Từ mục tiêu nghiên cứu, Luận văn tổng hợp cơ sở
lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn này gọi là thang đo nháp 1. Thông qua phương pháp chuyên gia bằng hình thức phỏng vấn tay đôi, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh trở thành thang đo nháp 2 để hỗ trợ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo nháp 2 được dùng để phỏng vấn thử
với mẫu 50 phiếu khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau
bước này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu chính thức:
Dữ liệu thu thập được từ các cá nhân nộp thuế TNCN tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang sẽ được tiến hành mã hoá, làm sạch trước khi tiến hành phân tích chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy, và các kiểm định giả thuyết nghiên cứu được thực hiện ở bước này.
Quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được thể hiện trong Sơ đồ 3.1 và Bảng 3.1:
Bảng 3. 1 Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu
Bước Giai đoạn Phương pháp
Kĩ thuật thu thập
dữ liệu Cỡ mẫu Địa điểm
1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên gia n =7 Tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang Định lượng sơ bộ Khảo sát NNT đến làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang n = 50 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng chính thức Khảo sát NNT đến làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang
n = 250
Hình 3. 1 Quy trình vẽ trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Nghiên cứu định tính Thang đo nháp 2
Cronback alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến tổng;(2) Kiểm tra hệ số tin cậy
Cronback alpha
Định lượng số bộ (n=50)
EFA(1) Kiểm tra hệ số tải;(2) yếu tố;(3) Phần trăm phương sai trích
Thang đo chính thức
Định lượng chính thức (n=150)
Phân tích Cronback’s Alpha
Phân tích EFA
Phân tích hồi quy
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu định tính 3.2.1 Nghiên cứu định tính
3.2.1.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu định tính:
Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết. Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam.
Vì vậy, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, Luận văn tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia, là các là các lãnh đạo Chi cục Thuế và các chuyên viên các Đội Kiểm tra; Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán từ đó thu thập dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế, và các biến quan sát cho từng yếu tố đó. .
Quy trình nghiên cứu định tính (phương pháp chuyên gia) (Xem: Phụ lục1, trang 3 phần Phụ Lục)
Bảng 3. 2 Quy trình nghiên cứu định tính
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính:
- Cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu và đo lường thang đo)
- Xây dựng dàn bài thảo luận
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính:
- Đối tượng tham gia phỏng vấn
- Xác định số lượng mẫu tham gia định tính - Thực hiện phỏng vấn
Bước 3: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả
- Xác định từ khóa nội dung phỏng vấn - Quyết định giữ hay loại biến
3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Danh sách các chuyên gia và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục (xem Bảng 1.3, trang 8 Phần phụ lục). Tổng số các chuyên gia tham gia phỏng vấn là 7 người, họ là lãnh đạo Chi cục Thuế và các chuyên viên các Đội Kiểm tra; Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán.
3.2.2.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Xây dựng một thang đo đánh giá bởi cảm nhận của các cá nhân nộp thuế về nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, tác giả đã thực hiện kỹ thuật thảo phỏng vấn gia trên cơ sở các gợi ý bốn yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế căn cứ vào quá trình lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng nghiên cứu của mô hình lý thuyết Mukasa J(2011) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh(2017) xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Trên cơ sở này, phương thức phỏng vấn chuyên gia rất cần thiết để điều chỉnh thang đo, xây dựng bảng phỏng vấn chính thức sao cho phù hợp với việc nộp thuế thu nhập cá nhân của NTT trên địa bàn tỉnh thành phố Nha trang.
Trong quá trình phỏng vấn tay đôi, các chuyên gia đồng ý với 30 biến quan sát mà tác giả đưa ra để nghiên cứu, đồng thời bổ sung thêm 02 biến quan sát mới. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng hỗ trợ, gợi ý cách dùng từ, câu chữ phù hợp hơn, giúp dễ dàng xây dựng bảng câu hỏi.
Kết quả phỏng vấn được đánh giá, tổng hợp lại, nhằm xây dựng nên một thang đo bao quát, hoàn chỉnh về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân.
Thang đo chính thức của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân được xây dựng gồm 32 biến quan sát (trong đó có 24 biến quan sát dùng để đo lường 4 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế và 8 biến quan sát dùng để đo lường tính tuân thủ thuế):
Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế, bao gồm: (1) Yếu tố hiểu biết thuế ; (2) Yếu tố nhận thức về tính công bằng thuế ; (3) Yếu tố thanh tra kiểm tra thuế ; (4) Yếu tố chính sách thuế với tính tuân thủ thuế. Biến phụ thuộc là tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân được đo lường bằng 8 biến quan sát.
Các biến quan sát được xây dựng và đo lường theo thang đo Likert 5 cấp độ (1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Trung lập ; 4: Đồng ý ; 5: Rất đồng ý).
Điểm số càng cao thì sự đồng ý của NTT về quan điểm của họ về các nhân tố càng cao và ngược lại.
Để đảm bảo độ chính xác cao và kết quả thu được là khách quan, thêm vào đó, do tính chất nhạy cảm của đề tài có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cá nhân người nộp thuế trên địa bàn thành phố Nha trang nên bảng câu hỏi được thiết kế không thể hiện phần thông tin được khảo sát.
Trước khi đưa vào khảo sát chính thức, bảng câu hỏi đã được sử dụng để khảo sát thử 50 người nộp thuế đến liên hệ làm việc tại Chi cục Thuế thành phố