Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 64)

Bảng 4. 5 Thống kê mô tả trung bình đối với biến Hiểu biết về thuế Tên biến Mô tả GTNN GTLN Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn HB1

Chi cục Thuế thu thuế cho nhà nước và có trách nhiệm giải đáp toàn bộ các vướng mắc cho NNT khi có yêu cầu.

1 5 3.68 1.232

HB2 Chi cục Thuế có nghĩa vụ bảo đảm bí

mật hồ sơ của người nộp thuế. 1 5 4.04 1.041

HB3

Người nộp thuế có quyền phản đối hay khiếu nại Chi cục thuế để đảm bảo quyền lợi cho mình.

1 5 3.84 1.108

HB4

Nghĩa vụ của người nộp thuế là nộp tờ khai thuế TNCN và nộp thuế cho Nhà nước.

1 5 3.96 1.019

HB5

Người nộp thuế nộp thuế TNCN như nhau bất kể số tiền thu nhập kiếm được. Người nộp thuế có quyền được biết phương pháp tính thuế TNCN của Cơ quan Thuế.

1 5 3.79 1.098

HB6 Hình phạt cho việc trốn thuế là rất

nặng. 1 5 3.90 1.037

HB7

Khoản giảm trừ Thuế TNCN là: Giảm trừ cho bản thân người lao động là 9 triệu, bản thân người phụ thuộc là 3,6 triệu. Từ ngày 01/7/2020 mức giảm trừ cho bản thân là 11triệu và bản thân người phụ thuộc là 4.4 triệu

1 5 3.77 .856

HB8

Thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ QSD đất ở và TS gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà, đất ở duy nhất.

1 5 3.72 1.097

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Theo thang đo Liker thang đo 5 mức độ. Giá trị của thang đo trung bình của biến Hiểu biết thuế với GTNN(minimum) tất cả các biến là 1, trong khi đó GTLN(maximum) là 5. Từ bảng 4.5 ta có thể thấy thống kê trung bình đều ở mức

Bảng 4. 6 Thống kê mô tả trung bình với biến nhận thức công bằng về thuế

Tên biến Mô tả GTNN GTLN

Trung bình (Mean)

Độ lệch chuẩn NT1 Tôi nhận thấy pháp luật về thuế thu

nhập cá nhân hiện nay là công bằng. 1 5 3.61 1.207

NT2

Gánh nặng thuế thu nhập cá nhân được phân phối công bằng cho tất cả mọi tầng lớp.

1 5 3.96 1.041

NT3

Tôi tin rằng hệ thống thuế thu nhập cá nhân là hệ thống thuế công bằng nhất để chính phủ có thể sử dụng để tăng nguồn thu ngân sách.

1 5 3.67 1.133

NT4

Luật thuế hiện hành không yêu cầu tôi phải thanh toán nhiều hơn số tiền mà tôi đóng góp về thuế thu nhập cá nhân.

1 5 3.83 1.011

NT5

Những quy định đặc biệt trong pháp luật về thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho chỉ cho một vài người là công bằng.

1 5 3.37 1.115

NT6

Người có thu nhập cao đóng thuế thu nhập cá nhân nhiều hơn, do đó, nó là công bằng khi họ cần phải nộp một mức thuế TNCN cao hơn so với người có thu nhập thấp.

1 5 3.94 .951

NT7

Một tỷ lệ thuế công bằng nên giống nhau cho tất cả mọi người, bất kể thu nhập của họ.

1 5 3.98 .974

NT8

Thuế thu nhập cá nhân tôi phải nộp là hợp lý, vì vậy tôi có quyền xem xét những lợi ích được cung cấp bởi chính phủ.

3 5 3.89 .596

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Theo thang đo Liker thang đo 5 mức độ. Giá trị của thang đo trung bình của biến Nhận thức công bằng về thuế với GTNN(min) hầu hết là biến là 1, trong đó biến NT8 là 3, trong khi đó GTLN(max) là 5. Tuy nhiên, biến NT8 lại có đội lệch

chuẩn thấp nhất .Từ bảng 4.6 ta có thể thấy thống kê trung bình đều ở mức từ 3 đến 4 như vậy các đáp án viên đồng ý với quan điểm của biến đưa ra.

Bảng 4. 7 Thống kê mô tả trung bình với biến thanh tra, kiểm tra thuế

Tên biến Mô tả GTNN GTLN

Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn TK1

Tôi tin rằng công tác thanh tra , kiểm tra thuế có tác động đến việc tăng tính tuân thủ thuế TNCN

1 5 3.77 .716

TK2

Tôi tin rằng tần suất thanh tra kiểm tra là yếu tố tác động đến việc tăng tính tuân thủ thuế TNCN

1 5 3.64 .828

TK3

Công tác thanh – kiểm tra thuế phát hiện càng nhiều sai phạm thì doanh nghiệp sẽ tuân thủ thuế hơn. Bên cạnh đó, sự công tâm của công chức thuế làm công tác thanh tra kiểm tra là yếu tố tác động đến việc tăng tính tuân thủ thuế TNCN

1 5 3.73 .768

TK4

Ngành thuế cần có biện pháp thay đổi hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tránh phiền hà cho NNT là yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế TNCN.

1 5 3.67 .746

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Theo thang đo Liker thang đo 5 mức độ. Giá trị của thang đo trung bình của biến thanh tra, kiểm tra thuế với GTNN(minimum) tất cả các biến là 1, trong khi đó GTLN(maximum) là 5. Từ bảng 4.7 ta có thể thấy thống kê trung bình đều ở mức từ 3 đến 4 như vậy các đáp án viên đồng ý với quan điểm của biến đưa ra.

Bảng 4. 8 Thống kê mô tả trung bình với biến chính sách thuế Tên biến Mô tả GTNN GTLN Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn CS1

Chính sách của Chính phủ Việt Nam về thuế TNCN càng dễ hiểu càng làm gia tăng tính tuân thủ thuế, đồng thời có trách nhiệm cung cấp cho NNT các chính sách Thuế mới bằng mọi hình thức

1 5 3.66 .756

CS2 Chính sách thuế ổn định lâu dài thì

mới gia tăng tính tuân thuế của DN. 1 5 3.67 .770

CS3

DN sẽ ít tự nguyện tuân thủ thuế nếu các chính sách về thuế quá phức tạp, khó thực hiện.

1 5 3.62 .827

CS4

Chính sách ưu đãi thuế TNCN của Chính phủ làm tăng tính tuân thủ của NNT

1 5 3.64 .735

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Theo thang đo Liker thang đo 5 mức độ. Giá trị của thang đo trung bình của biến thanh tra, kiểm tra thuế với GTNN(minimum) tất cả các biến là 1, trong khi đó GTLN(maximum) là 5. Từ bảng 4.8 ta có thể thấy thống kê trung bình đều ở mức từ 3 đến 4 như vậy các đáp án viên đồng ý với quan điểm của biến đưa ra.

Bảng 4. 9 Thống kê mô tả trung bình với biến tuân thủ thuế

Tên biến Mô tả GTNN GTLN

Trung bình Độ lệch chuẩn (Mean) TT1 Tôi nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với các khoản thuế. Vì vậy, Tôi luôn nộp thuế TNCN trước khi thanh toán các khoản khác.

1 5 3.85 .716

TT2 Tôi không bao giờ cố gắng

trốn, tránh nghĩa vụ thuế. 1 5 3.81 .714

TT3

Tôi nhận được nhiều hỗ trợ từ phía cơ quan Thuế . Vì vậy, tôi không bao giờ phàn nàn về hệ thống thuế.

1 5 3.84 .661

TT4

Tôi luôn nộp Thuế đúng hạn, vì vậy tôi không có khoản nợ nào về thuế.

3 5 3.81 .620

TT5

Tôi nhận thức được khi tôi nợ một khoản thuế quá hạn nộp, Luật thuế bắt buộc tôi phải đóng tiền phạt ( nếu có) và tiền chậm nộp tiền thuế.

1 5 3.82 .733

TT6

Tôi kê khai tất cả các khoản thu nhập có được cho Chi cục thuế, khi tôi nộp hồ sơ khai thuế.

3 5 3.82 .556

TT7 Tôi nộp thuế theo số thực tế

phát sinh mà tôi đã kê khai. 1 5 3.87 .724

TT8

Tôi luôn nộp thuế đúng hạn nên chi cục thuế không bao giờ tính tiền chậm nộp của tôi.

1 5 3.82 .677

Theo thang đo Liker thang đo 5 mức độ. Giá trị của thang đo trung bình của biến Nhận thức công bằng về thuế với GTNN(min) hầu hết là biến là 1, trong đó biến tt4 và tt8 là 3, trong khi đó GTLN(max) là 5. Tuy nhiên, biến tt4 và tt8 lại có đội lệch chuẩn thấp nhất .Từ bảng 4.9 ta có thể thấy thống kê trung bình đều ở mức từ 3 đến 4 như vậy các đáp án viên đồng ý với quan điểm của biến đưa ra.

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được (Trọng và Ngọc, 2005, 257). Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh đang nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Bảng 4. 10 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng các thang đo của biến độc lập sau khi loại biến.

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại

biến Yếu tố hiểu biết thuế (HB): Cronbach's Alpha = 0.853

HB1 23.24 22.110 .639 .829 HB2 22.88 24.886 .486 .850 HB3 23.09 22.643 .679 .822 HB4 22.96 24.117 .586 .836 HB5 23.14 23.127 .634 .829 HB6 23.03 23.790 .609 .833 HB8 23.20 22.808 .670 .824

Yếu tố Nhận thức về tính công bằng thuế(NT): Cronbach's Apha = 0.832

NT1 26.63 22.14 .611 .806 NT2 26.28 23.748 .560 .812 NT3 26.57 22.747 .600 .807 NT4 26.41 24.106 .543 .814 NT5 26.87 22.729 .616 .804 NT6 26.30 23.949 .608 .806 NT7 26.26 24.349 .543 .814 NT8 26.35 27.666 .398 .832

Yếu tố Thanh tra, kiểm tra thuế (TK): Cronbach's Alpha = 0.762

TK1 11.05 3.334 .620 .676

TK2 11.18 3.328 .481 .752

TK3 11.09 3.337 .549 .711

TK4 11.14 3.279 .603 .682

Yếu tố Chính sách Thuế (CS): Cronbach's Alpha = 0.817

CS1 10.93 3.718 .645 .767

CS2 10.91 3.652 .654 .763

CS3 10.97 3.536 .628 .777

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Như vậy, khi phân tích thang đo thì mô hình nghiên cứu được điều chỉnh vẫn còn đủ 4 nhân tố: Hiểu biết thuế (7 biến), Nhận thức về công bằng thuế (8 biến), thanh tra kiểm tra(4 biến), chính sách thuế(4 biến).

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc

Bảng 4. 11 Cronbach’s Alpha – Độ tin cậy của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại

biến Yếu tố tính tuân thủ thuế TNCN(TT): Cronbach's Alpha = 0.854

TT1 26.79 11.323 .554 .841 TT2 26.82 11.273 .568 .839 TT3 26.80 11.572 .555 .841 TT4 26.83 11.425 .643 .831 TT5 26.81 11.173 .571 .839 TT6 26.81 11.509 .712 .826 TT7 26.76 11.081 .602 .835 TT8 26.81 11.352 .591 .836

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Tính tuân thủ Thuế TNCN có Cronbach’s Alpha là 0,854. Các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó các biến đo lường này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Thông qua việc phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo, sẽ cho thấy được cụ thể hơn các thang đo trên có tách thành những nhân tố mới hay bị loại bỏ ra hay không. Điều này sẽ đánh giá chính xác hơn thang đo, đồng thời loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu, mục đích làm cho các thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập

Bảng 4. 12 Phân tích nhân tố các biến độc lập với các biến quan sát cuối cùng sau khi loại biến .

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 HB3 .806 HB8 .759 HB5 .731 HB1 .727 HB4 .711 HB6 .710 HB2 .568 NT1 .726 NT6 .720 NT3 .717 NT5 .699 NT2 .683 NT4 .679 NT7 .664 CS3 .806 CS2 .792 CS1 .775 CS4 .755 TK1 .780 TK4 .772 TK2 .727 TK3 .661

Bảng 4. 13 Hệ số KMO, hệ số Sig. kiểm định Bartlett, Chỉ số Eigenvalue, Tổng phương sai trích cho biến độc lập

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure) 0.813

Hệ số Sig. kiểm định Bartlett 0.000

Chỉ số Eigenvalue 1,597

Tổng phương sai trích (Cumulative) 56,196%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích dữ liệu

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.50 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp (Trọng và Ngọc, 2005).

Thứ hai, hệ số tải là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, hệ số tải lớn hơn 0.30 được xem là đạt mức tối thiểu, hệ số tải lớn hơn 0.40 được xem là quan trọng, lớn hơn 0.50 được xem là có ý nghĩa thiết thực. Hệ số tải lớn nhất của các biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0.50 (Hair và ctg, 1998, 111). Trong bài, tác giả chọn Chọn “Suppress absolute values less than” bằng 0.50 để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA.

Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 40% và thứ tư là hệ số eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1998).

Tiêu chuẩn thứ năm là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al- Tamimi, 2003).

Kết quả EFA cho thấy hệ số KMO = 0,813 > 0,5 tức là phân tích nhân tố để nhóm các biến lại là thích hợp. Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau (sig = 0,000 < 0,050). Giá trị Eigenvalue > 1 và 30 biến được nhóm thành 4 nhân tố.

Phương sai trích (Cumulative) bằng 56,196 nghĩa là 4 nhân tố này giải thích được 56,196% biến thiên của các biến quan sát.

Nhận xét: Theo bảng, ta có 4 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN của NNT tại Chi cục thuế TP. Nha Trang.

- Giá trị hệ số Eigenvalues của nhân tố lớn hơn 1

- Giá trị tổng phương sai trích = 56,196% > 40% đạt yêu cầu; 4 nhóm nhân tố trên giải thích được 56,196% biến thiên cúa các biến quan sát.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy:

+ Đối với nhân tố thứ nhất: các biến quan sát trong thang đo Hiểu biết thuế vẫn được giữ nguyên, có thay đổi biến HB7 do có gía trị <0,3, như vậy các biến đưa vào phân tích gồm 7 biến quan sát (HB1, HB2, HB3, HB4, HB5, HB6, HB8) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là “Hiểu biết thuế”.

+ Đối với nhân tố thứ hai: các biến quan sát trong thang đo Nhận thức về tính công bằng thuế vẫn được giữ nguyên, có thay đổi loại biến NT8 do khi phân tích số liệu tải lên cả hai nhân tố, như vậy nhân tố thứ hai còn 7 biến quan sát gồm: (NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là “Nhận thức về tính công bằng thuế”.

+ Đối với nhân tố thứ ba: các biến quan sát trong thang đo thanh tra, kiểm tra thuế vẫn được giữ nguyên, không thay đổi, gồm 4 biến quan sát gồm: (TK1,TK2,TK3,TK4) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là “Thanh tra, kiểm tra thuế”.

+ Đối với nhân tố thứ tư: các biến quan sát trong thang đo chính sách thuế vẫn được giữ nguyên, không thay đổi, gồm 4 biến quan sát gồm: (CS2,CS2,CS3,CS4) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là “Chính sách thuế”.

Như vậy, sau khi phân tích và đánh giá bằng hai công cụ Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, thang đo Tính tuân thủ người nộp thuế có 4 nhân tố ảnh hưởng: (1) Nhân tố Hiểu biết thuế gồm 07 biến quan sát; (2) Nhân tố Nhận

thức về tính công bằng gồm 07 biến quan sát;(3) Thanh tra , kiểm tra thuế bao gồm 04 biến quan sát;(4) Chính sách thuế bao gồm 04 biến quan sát.

Bảng 4. 14 Các thành phần thang đo đưa vào phân tích Biến và tên nhân tố đại diện Mã hóa Mô tả Yếu tố Hiểu biết thuế ( HB)

HB1 Chi cục Thuế thu thuế cho nhà nước và có trách nhiệm giải đáp toàn bộ các vướng mắc cho NNT khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)