Học thuyết hành động hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 26 - 30)

Vào năm 1967, học thuyết hành động hợp lý (TRA) đã được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek Ajzen, học thuyết này bắt nguồn từ những nghiên cứu trước đây về tâm lý học xã hội, các mô hình về sự thuyết phục và các lý thuyết về thái độ. Các thuyết của Fishbein cho thấy mối quan hệ giữa thái độ và hành vi (mối quan hệ A – B). Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng các lý thuyết về thái độ không phải là những chỉ số tốt để phân tích hành vi của con người. Học thuyết hành động hợp lý (TRA) sau đó đã được hai tác giả sửa đổi và mở rộng trong những thập kỷ tiếp theo để khắc phục sự không nhất quán trong mối quan hệ A – B với sự ra đời của thuyết hành vi có kế hoạch (TPB).

Thuyết lý luận hành động hợp lý được phát triển bởi Ajzen & Fishbein (1975) bắt nguồn từ một số nghiên cứu có trước liên quan đến thái độ của con người. Theo thuyết lý luận hành động hợp lý thì dự định hành vi của một người chịu ảnh hưởng hay bị tác động bởi thái độ về phía hành vi (attitude toward the behavior), hay gọi tắt là thái độ (attitude) và chuẩn chủ quan (subjective norms). Và hệ quả là dự định hành vi sẽ quyết định hành vi theo sau của một người.

- Thái độ: Tập hợp các niềm tin (beliefs) có gán trọng số về phía một hành vi cụ thể.

- Chuẩn chủ quan: Đề cập mức độ ảnh hưởng của những người xung quanh lên dự định hành vi của một cá nhân. Những người khác nhau cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau lên một cá nhân nào đó.

- Dự định hành vi: Dự định thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. Nó là một hàm phụ thuộc vào thái độ và chuẩn chủ quan.

Theo Ajzen thì thái độ về phía hành vi và chuẩn chủ quan không đóng vai trò ngang bằng nhau trong việc dự đoán hành vi. Thay vào đó mức độ của hai yếu tố này sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi cá nhân và tình huống cụ thể.

Hình 2. 1 Mô hình lý luận hành động hợp lý của Ajzen (1975)

Nguồn: Tác giả dịch từ nghiên cứu của Ajzen (1975)

2.1.2. Lí thuyết hành vi hoạch định hay lí thuyết hành vi có kế hoạch trong tiếng Anh gọi là: Theory of Planned Behavior - TPB.

Theo thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Thuyết hành vi hoạch định (TPB) được phát triển từ lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lí trí. Lý thuyết này được khởi xướng bởi Icek Ajzen năm 1991, nhằm mục đích cải thiện khả năng dự đoán của Lý thuyết về hành động hợp lý (Tiếng Anh: Theory of reasoned

Thái độ Chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi cảm nhận Xu hướng hành vi Hành vi thực sự

action) bằng cách bổ sung thêm vào mô hình nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi, mang lại nhiều ưu điểm trong việc dự đoán và giải thích hành vi của một cá nhân trong một bối cảnh nhất định. Nó được xem là một trong những lý thuyết được áp dụng và trích dẫn rộng rãi nhất về lý thuyết hành vi (Cooke & Sheeran, 2004).

Tương tự như lí thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lí thuyết hành vi hoạch định là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các yếu tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).

Tóm lại, theo lý thuyết hành vi hoạch định, thì hành động chịu ảnh hưởng cơ bản bởi thái độ, chuẩn chủ quan và việc kiểm soát hành vi cảm nhận của đối tượng thực hiện. Đây chính là nền tảng lý thuyết ban đầu cơ bản nhất, để các nhà nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu về hành vi tuân thủ pháp luật của con người.

Hình 2. 2 Mô hình Lí thuyết hành vi hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991)

Lí thuyết hành vi hoạch định thể hiện mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi

của một người nào đó, trong đó niềm tin được chia làm ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung và niềm tin về sự tự chủ.

2.2. Lý thuyết về hành vi tuân thủ pháp luật

Đầu tiên khi nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế, ta tiến hành tổng hợp các lý thuyết cơ bản về hành vi của con người, bởi vì hành động tuân thủ thuế cũng là một loại hành vi, mà chủ thể của nó chính là con người, cụ thể hơn là đối tượng nộp thuế. Lý thuyết về hành vi con người bao gồm 2 lý thuyết chính, đó là: thuyết lý luận hành động hợp lý và lý thuyết về hành vi dự định.

Lý thuyết về hành vi tuân thủ pháp luật đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập trong các nghiên cứu trước đây, trong đó có: Lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự

Đây là một trong những phương pháp tiếp cận sự tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Lý thuyết này dựa trên nền tảng nghiên cứu về tâm lý học, làm thế nào để con người quản lý và chịu trách nhiệm về nó.

Theo Braithwaite, Murphy, và Reinhart (2007) thái độ động cơ là các niềm tin, thái độ, sở thích của con người, sẽ tác động thúc đẩy hành vi tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật.

Hình 2. 3 Mô hình lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự (2007)

Nguồn: Tác giả dịch từ nghiên cứu của Braithwaite và cộng sự (2007)

2.3. Các khái niệm nghiên cứu: Chính sách pháp luật Biện pháp trừng phạt Công lý tự nhiên Ứng phó nhạy cảm Thái độ động cơ Hành vi tuân thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)