Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doan hở các doanh nghiệp thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh hoàng vũ (Trang 35 - 42)

hàng hóa hiện vật.

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ - dịch vụ

1.2.2.1. Kinh nghiệm ở nước ngoài

a. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc mới chuyển sang kinh tế thị trường từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Vào thời gian mới chuyển đổi, khu vực dịch vụ Trung Quốc có xuất phát điểm rất thấp nhưng trong vòng gần 30 năm qua khu vực này đạt tốc độ tăng trưởng khá

nhanh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Tắnh trung bình trong thời kỳ 1978 - 2004, khu vực dịch vụđạt tốc độ tăng trưởng 10%/năm, cao hơn mức

tăng trưởng trung bình 9,4% của GDP Trung Quốc. Trong thời kỳ 2005 - 2008, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng cao với mức trung bình đạt gần

14,4%/năm, trong khi mức tăng trưởng GDP bình quân chỉđạt 10,73%/năm.

Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, từ21,4% năm 1980 lên 31,8% năm 1990; 39,3% năm 2000 và 40,1% năm 2008. Khu vực dịch vụ cũng là nơi tạo việc làm chắnh của nền kinh tế Trung Quốc. Số lao động làm việc trong khu vực này đã tăng từ 55,32 triệu

người năm 1980 lên 119,79 triệu người năm 1990; 198,23 triệu người năm 2000;

237,7 triệu người năm 2005 và 257,2 triệu người năm 2008. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ cao gấp đôi tốc độ tăng lao động trong khu vực công nghiệp. Nhờ vậy, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ của Trung Quốc đã không

ngừng tăng lên từ 13,1% tổng sốlao động năm 1980 lên 18,5% năm 1990; 27,5% năm 2000; 31,4% năm 2005 và 33,2% năm 2008.

Mặc dù khu vực dịch vụ đã có những bước tăng trưởng và phát triển quan trọng trong vài thập kỷqua, nhưng sựtăng trưởng và phát triển này vẫn bị đánh giá là chưa tương

xứng với tiềm năng. Đặc biệt trong những năm gần đây, khu vực dịch vụcó xu hướng

tăng trưởng chậm lại, kể cả các ngành dịch vụ truyền thống và các ngành dịch vụ hiện

tăng trưởng trong những năm vừa qua, dẫn đến sự sụt giảm tỷ trọng đóng góp của hai ngành này cho toàn khu vực dịch vụ nói chung; đó là ngành tài chắnh - bảo hiểm và bán buôn - bán lẻ.

Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực dịch vụ của Trung Quốc thường gặp phải những ràng buộc cảở phắa cung và phắa cầu. Về phắa cung, trong nhiều năm khu vực dịch vụ là nơi rất khó gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài do những hạn chế của Chắnh phủ. Kể từ đầu những

năm 1980, FDI chủ yếu đổ vào ngành công nghiệp chế tác và xây dựng. Tỷ trọng FDI trong các ngành dịch vụ chỉ dưới 20%, trong những năm gần đây tăng lên hơn 20%

(Thắ dụ 25% năm 2003) nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với tỷ trọng hơn 40% đóng

góp của dịch vụ cho GDP.

Về phắa cầu, cầu sử dụng dịch vụ trong xã hội Trung Quốc bị hạn chế lớn do cơ cấu dân số bất hợp lý. Mặc dù là một thị trường lớn với số dân đông nhất thế giới, nhưng

có tới hơn 60% dân số tập trung ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp và chậm được cải thiện, cho nên phần lớn chi tiêu được tập trung cho hàng hoá nông nghiệp và công nghiệp, ắt cho dịch vụ. Kể từ đầu những năm 2000, Chắnh phủ Trung Quốc đã nhận thấy rõ những vấn đề phát sinh từ sự bất cân bằng giữa phát triển công nghiệp và dịch vụ và đã có chủ trương tập trung phát triển dịch vụ hướng tới thay đổi phương thức

tăng trưởng của nền kinh tế. Dựa vào chủ trương này, trong những năm qua, Chắnh

phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển các ngành dịch vụ,

đáng chú ý là:

Xoá bỏ các luật và quy định gây hạn chế đối với sự phát triển dịch vụ, nhất là những

quy định liên quan đến sự gia nhập các thị trường dịch vụ. Đồng thời, Trung Quốc

cũng ban hành hàng loạt các luật và quy định mới nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển dịch vụ.

Ban hành và thực thi các chắnh sách cụ thể nhằm phát triển dịch vụ. Tháng 1/2002,

Nhà nước ban hành văn kiện ỘMột số gợi ý nhằm đẩy mạnh tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ kế hoạch 5 nămỢ, và sau đó là hàng loạt các chắnh sách liên quan đến các khắa cạnh khác nhau của khu vực dịch vụ được ban hành như: Kắch thắch tiêu dùng

dịch vụ đối với người dân thành thị và nông thôn; tối ưu hoá cơ cấu của khu vực dịch vụ; đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong lĩnh vực dịch vụ; quản lý các thị trường dịch vụ; mở rộng diện tắch đất cho các ngành dịch vụ ở các thành phố lớn; điều chỉnh chắnh sách thuế đối với các ngành dịch vụ; tăng cường đào

tạo nguồn nhân lực cho các ngành dịch vụ...

Tự do hoá mạnh hơn thị trường dịch vụđể đón nhận FDI. Trong những năm vừa qua, Chắnh phủ Trung Quốc đã từng bước xoá bỏ những rào cản các doanh nghiệp FDI gia nhập thịtrường dịch vụ, đặc biệt trong các ngành dịch vụnhư tài chắnh, bảo hiểm, viễn

thông, thương mạiẦTrong những năm tới, FDI được phép vào hầu hết các ngành dịch vụ của Trung Quốc, và các doanh nghiệp FDI sẽ dần dần được hưởng đãi ngộ quốc

gia. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được tham gia vào quá trình sắp xếp và đổi mới DNNN ở Trung Quốc, từng bước xoá bỏđộc quyền trong một số ngành dịch vụ. Ngoài ra, Chắnh phủ Trung Quốc cũng đề ra một số chắnh sách ưu đãi cho các doanh nghiệp

nước ngoài đầu tư vào khu vực dịch vụ như hỗ trợ về thuế, mặt bằng kinh doanh, tắn dụng và các dịch vụ tiện ắch như: Điện, nước...

Trong những năm tới, các nhà kinh tế dự báo rằng khu vực dịch vụ của Trung Quốc sẽ

phát triển mạnh mẽ và trở thành động cơ mới dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của nước này. Cầu tiêu dùng dịch vụ gia tăng, các cơ hội đầu tư và cơ hội việc làm gia tăng

trong các ngành dịch vụlà cơ sở quan trọng để đưa ra dự báo nêu trên. Dự báo trong thời gian từ nay đến năm 2020, khu vực dịch vụ vẫn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 11-12%/năm, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng GDP, nâng tỷ trọng

đóng góp của dịch vụ cho GDP từ 40,1% năm 2008 lên 42,5% vào năm 2010 và

52,9% vào năm 2020.

b. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Giống như ở Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác, khu vực dịch vụ ở Nhật Bản trong những thập kỷ vừa qua đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và đang trởthành động lực

tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Dịch vụ là khu vực quan trọng nhất trong nền kinh tếđóng góp vào GDP và tạo việc làm của nền kinh tế Nhật Bản. Trong thập kỷ 90 của thế kỷtrước, khu vực dịch vụ đã tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới, trong khi đó khu

vực công nghiệp chế tác chỉ tạo ra 1,85 triệu việc làm mới. Khu vực dịch vụlà nơi hấp thụ phần lớn sốlao động dôi dư từ khu vực công nghiệp do quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng của khu vực dịch vụtrong GDP đã liên tục gia tăng, từ59,2 % năm 1990 lên 67,2% năm 2000; 69,5% năm 2006 và lên 70,1% năm 2008. Tương tự như vậy, tỷ

trọng lực lượng lao động làm việc trong khu vực dịch vụcũng tăng từ 58% trong tổng lực lượng lao động của nền kinh tế năm 1990 lên 63,7% năm 2000 và 68,6% năm

2008.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ ở Nhật Bản có thểđược quy cho những tác động tắch cực từ phắa cầu và sự phát triển công nghệ. Mức thu nhập của người dân Nhật Bản liên tục gia tăng trong nhiều thập kỷđã kắch thắch

cầu về nhiều loại dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ liên quan đến giáo dục, du lịch và

vui chơi giải trắ. Người tiêu dùng có những nhu cầu và thị hiếu đặc thù hơn khi thu

nhập tăng lên. Trong khi đó, sự phát triển công nghệ có tác động quan trọng đến sự

phát triển của khu vực dịch vụ, nhất là đối với những ngành dịch vụ dựa trên tri thức

như viễn thông, tài chắnh, kinh doanh...Những dịch vụ này đã và đang tiếp tục tăng trưởng nhanh, phản ánh những nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp; đặc biệt, các dịch vụ dựa trên tri thức đã trở thành một thành tố tối quan trọng của lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt sản phẩm và sựgia tăng năng suất đóng vai

trò quan trọng trong dây chuyền giá trị. Hơn nữa, các công nghệ thông tin và liên lạc

đã làm tăng khả năng có thể trao đổi của các hoạt động dịch vụ dựa trên tri thức. Dự báo đến năm 2020, dịch vụ sẽ là khu vực có tỷ trọng lớn nhất trong ba khu vực của nền kinh tế - chiếm khoảng 80% tổng GDP của Nhật Bản; tỷ trọng của khu vực chế tạo giảm đi do Nhật Bản đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế phát minh và thiết kế, đồng thời do các ngành sản xuất cần nhiều vốn, nhiều

lao động và công nghệtrung bình được chuyển ra nước ngoài.

Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng tốc độ tăng năng suất của khu vực dịch vụ

Nhật Bản lại thấp hơn tốc độtăng năng suất của khu vực công nghiệp chế tác. Nguyên nhân chủ yếu là phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ Nhật Bản có quy mô nhỏ, năng lực marketing thấp, trình độ tiêu chuẩn hoá lạc hậu và hệ thống quản lý yếu kém. Ngoài ra còn có các nhân tố bên ngoài khác như sựđiều tiết quá mức đối với các ngành dịch vụ.

So với Mỹ, nhiều ngành dịch vụ của Nhật Bản có năng suất lao động thấp hơn hẳn, cá biệt ngành dịch vụ phân phối năng suất lao động chỉ bằng 43% của Mỹ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành dịch vụ của Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng năng suất thấp. Một số ngành dịch vụ kinh doanh và dịch vụ có hàm lượng tri thức cao đã đạt tốc độtăng trưởng nhanh cũng như tốc độ tăng năng suất nhanh trong những năm qua và đóng vai trò quan trọng trong việc kắch thắch sức cạnh tranh công nghiệp. Đây cũng chắnh là những ngành dịch vụ có số việc làm và năng suất lao động

cùng đồng thời tăng lên. Cũng giống như ở Mỹ, động lực phát triển quan trọng của các ngành dịch vụ kinh doanh ở Nhật Bản là các hoạt động tạo nguồn dịch vụtrong nước của các Công ty Nhật Bản. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong tương

lai trên một diện rộng hơn các ngành dịch vụ.

1.2.2.2. Kinh nghiệm ở trong nước

a. Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Đức (DNTN)

Hơn 40 năm hình thành và phát triển, DNTN Tuấn Đức chắnh thức được Sở kế hoạch

và đầu tư thành phố Hồ Chắ Minh cấp giấy phép thành lập vào ngày 20 tháng 03 năm

2013, trụ sở chắnh tại 149 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chắ Minh. Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Đức là một trong những doanh nghiệp đi đầu ngành về

nhập khẩu và phân phối linh kiện máy văn phòng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: Nhập khẩu và phân phối máy văn phòng, linh kiện máy photo, máy in, máy fax, cartridge, các loại mực của máy photo, máy in và máy fax; gia công,

đóng gói các loại mực... với vốn điều lệban đầu là 10 tỷVNĐ.

Với đội ngũ lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm, công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, trẻ trung, nhiệt tình, năng động, doanh nghiệp Tuấn Đức đã mang đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng hàng hóa, uy tắn về phương thức làm việc và niềm tin vững chắc vềngành máy văn phòng tiềm năng và phát triển.

Qua những bước đầu khó khăn để hình thành nên doanh nghiệp, hiện nay DNTN Tuấn

ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hơn 500 lao động thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chắ Minh và các tỉnh trên toàn đất nước, tổng tài sản trên 150 tỷđồng.

Theo chiến lược phát triển của DNTN Tuấn Đức, trong thời gian tới DNTN Tuấn Đức sẽ mở rộng phạm vi hoạt động đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tiếp tục có những bước chuyển mình, đáp ứng nhu cầu hội nhập, đóng góp tắch cực cho nền kinh tếđất nước ngày càng vững mạnh.

Hàng hóa: Với tiêu chắ chỉ kinh doanh hàng chắnh hãng và hàng tương thắch chất

lượng cao, doanh nghiệp Tuấn Đức chỉ phục vụ những sản phẩm chất lượng từ các

thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới như Ricoh, Toshiba, Canon, Panasonic,

Samsung, SharpẦvới chếđộ bảo hành chu đáo.

Giá tốt nhất: Với sự hỗ trợ và cam kết của các tập đoàn hàng đầu, Tuấn Đức cũng luôn

mang lại cho khách hàng mức giá tốt nhất khi mua các sản phẩm tại đây. Đồng thời, nhiều ưu đãi mua sắm mỗi ngày được thực hiện trong hệ thống để phục vụ cho nhu cầu các khách hàng mua sắm.

Đa dạng hóa sản phẩm: Với vị thế là hệ thống đại lý trải dài khắp cả nước chuyên ngành vật tư máy văn phòng lớn nhất hiện nay, sản phẩm bày bán tại hệ thống Tuấn

Đức vô cùng đa dạng với hơn 5.000 mặt hàng, trong đó có nhiều loại mặt hàng độc

đáo.

Phong cách phục vụvà tư vấn chuyên nghiệp: Đến với Tuấn Đức, khách hàng sẽ cảm nhận được phong cách phục vụ tận tình, hiếu khách và tinh tế ngay từgiai đoạn giữ xe miễn phắ cho khách hàng.

Miễn phắ vận chuyển: Miễn phắ giao hàng trong phạm vi nội thành Thành phố Hồ Chắ Minh.

b. Công ty Cổ phần Thanh Thanh

Cùng với sự phát triển kinh tế, Công ty Thanh Thanh càng lớn mạnh & trưởng thành

vượt bậc, điều này đòi hỏi Công ty phải hướng đến chuẩn hoá tắnh chuyên nghiệp trong hoạt động cung cấp sản phẩm & dịch vụ. Sau một thời gian triển khai quản lý

theo qui trình, Công ty Thanh Thanh đã được tổ chức BVQI xét cấp chứng chỉ ISO

9002 ngày 19 tháng 3 năm 2001 và vinh dự trở thành nhà cung cấp thiết bị văn phòng đầu tiên đạt được chứng chỉ uy tắn này.

Ngày 18 tháng 3 năm 2002, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại và dịch vụ Thanh Thanh chắnh thức chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Thanh Thanh, tiếp tục khẳng định sự phát triển bền vững, ngày 8 tháng 3 năm 2004, Thanh Thanh đã đạt được chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000 như là một bằng chứng cho sự quyết tâm

đưa tổ chức & hành động của doanh nghiệp hướng đến mục tiêu chất lượng.

Ngày 10 tháng 12 năm 2007, Thanh Thanh được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên Sở

giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chắ Minh và chắnh thức trở thành Công ty đại chúng với mã giao dịch TT8.

Công ty Cổ Phần Thanh Thanh, nhà phân phối thiết bị văn phòng RICOH tại Việt Nam thành lập dựa trên nền tảng chắnh sách phân bổ lợi nhuận & tái đầu tư hợp lý trong suốt chặng đường phát triển, Thanh Thanh đã đạt đến số vốn lên đến 154 tỷđồng

tắnh đến tháng 8 năm 2010, và hoạt động với lực lượng nhân sự chắnh thức hơn 365

cán bộ và nhân viên.

Kết quảdoanh thu được duy trì tăng trưởng đều đặn qua từng năm trung bình 20% đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh hoàng vũ (Trang 35 - 42)