CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Kiểm định và đánh giá thang đo
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Số lượng biến dựa vào thường rất nhiều, do đó, chúng ta cần phải nhóm các biến thành những nhóm nhân tố để có thể sử dụng được, giúp dễ dàng trong việc tiến hành các phép phân tích khác. Trong một nhóm nhân tố, các biến sẽ có mối liên hệ qua lại với nhau, ngược lại các biến thuộc nhóm
nhân tố khác nhau thường có mối liên hệ rất yếu. Đó là cơ sở để tiến hành phân tích nhân tố.
4.3.2.1 Thang đo quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm
Kết quả của các thang đo các thành phần quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềmthỏa yêu cầu về độ tin cậy alpha. Các biến quan sát của các thang đo này được tiếp tục đánh giá bằng nhân tố khám phá EFA. Sau lần đánh giá thang đo bằng EFA lần thứ nhất cho kết quả thì biến cảm nhận 5 (CN5) (thang đo năng lực phục vụ) do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5, nên biến này bị loại. Kết quả EFA của
thang đo chất lượng dịch vụ sau khi loại biến quan sát cảm nhận 5 (CN5) có trọng số nhỏ.
Qua năm lần đánh giá thang đo bằng EFA tiếp theo cho kết quả thì các biến cảm nhận (CN4, CN3, CN1, CN2) do có hệ số tải nhân tố < 0.5, nên các biến này đều bị loại. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối cùng cho kết quả thì biến chi phí 5 (CP5) (thang đo giá cả) do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5, nên biến này bị loại. Sau khi đã loại các biến không thỏa điều kiện, kết quả EFA cuối cùng trích được bốn nhân tố thang quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm và
một nhân tố thang đo chi phí. Hệ số KMO = 0.937 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-quare của kiểm định Bertlett đạt giá trị 4494.709 với mức ý nghĩa 0.000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể; phương sai trích được là 67.777% thể hiện rằng năm nhân tố rút ra được giải thích 67.777% biến thiên của dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1.007. Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được. Các thang đo có biến quan sát bị EFA loại, hệ số được tính lại, kết quả cũngđạt được yêu cầu về độ tin cậy.
Sau khi đã loại hai biến quan sát ở thành phần thuận tiện (TT3) và thành phần chủ đề 3 (CD3) trong phần kiểm định cùng sáu biết quan sát ở thành phần chi phí (CP5) và cảm nhận (CN5, CN4, CN3, CN1, CN2) trong đánh giá phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quảcuối cùng còn lại bốn thang đo quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềmsau khi phân tích nhân tố khám phá EFA với 18 biến quan sát và một thang đo lường chi phí sau khi loại đi một biến thì còn lại bốn biến. Các nhân tố trích ra đều đạt độ tin cậy và giá trị. Thang đo chi phí (CP) có biến quan sát chi phí 5 (CP5) do phân tích EFA bị loại được tính lại Cronbach’s Alpha (0.863) và cũng đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Bảng 4.6. Kết quả EFA các thành phần thang đo quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm
Biến quan sát Nhân tố
1 Thương hiệu 2 Hấp dẫn 3 Chi phí 4 Chủ đề 5 Thuận tiện Thương hiệu 3 0.830
Thương hiệu 5 0.800 Thương hiệu 4 0.788 Thương hiệu 1 0.674 Thương hiệu 2 0.593 Hấp dẫn 2 0.815 Hấp dẫn 3 0.734 Hấp dẫn 1 0.649 Hấp dẫn 5 0.625 Hấp dẫn 4 0.622 Chi phí 4 0.853 Chi phí 3 0.818 Chi phí 1 0.760 Chi phí 2 0.603 Chủ đề 1 0.894 Chủ đề 2 0.818 Chủ đề 4 0.688 Chủ đề 5 0.677 Thuận tiện 1 0.819 Thuận tiện 4 0.743 Thuận tiện 5 0.740 Thuận tiện 2 0.543
Giá trị riêng 8.963 2.193 1.573 1.175 1.007
Phương sai trích 40.739 50.708 57.859 63.199 67.777 Cronbach alpha 0.857 0.838 0.863 0.886 0.836
4.3.2.2. Thang đosự quyết định của học viên
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy tất cả ba biến quan sát trong thành phần của thang đo sự quyết định có hệ số KMO = 0.704 (thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1) nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-quare của kiểm định
Bertlett đạt giá trị 454.107 với mức ý nghĩa 0.000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể; phương sai trích được là 74.979% thể hiện rằng nhân tố rút ra được giải thích 74.979% biến thiên của dữ liệu, tại hệ số
Eigenvalue = 2.249. Do vậy, các thang đorút ra là chấp nhận được.
Bảng 4.7. Kết quả EFA các thành phần thang đo sự quyết định
Biến quan sát
Quyết định 1 0.721
Quyết định 2 0.891
Quyết định 3 0.762
Giá trị riêng (Eigenvalue) 2.249
Phương sai trích 74.979
Cronbach alpha 0.830
Như vậy các kết quả thu được từ độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên cho thấy các thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy.
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo
Khái niệm Thành phần Số biến
quan sát
Độ tin cậy (Alpha)
Phương sai trích
Đán h giá
Quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm
Chủ đề (CD) 4 0.886 67.777 Đạt yêu cầu Thuận tiện (TT) 4 0.836 Thương hiệu (TH) 5 0.857 Hấp dẫn (HD) 5 0.838
H1 H5 H2 H6 H3 H7 H1 H8 Chi phí (CP) 4 0.863 Sự quyết định (QD) 3 0.830 74.979
4.3.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy và dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi đã loại các biến quan sát không thỏa điều kiện, mô hình còn lại các biến phù hợp và không có sự thay đổi nhiều trong cấu trúc của từng nhóm thành phần nhân tố. Tuy nhiên có một nhân tố là cảm nhận (CN) do các biến
đều không thỏa được điều kiện nên nhân tốđó bị loại.
Mô hình vẫn còn bốn thành phần của thang đo quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm, trong đó thang đo chủ đề có bốn biến quan sát, thang đo thương hiệu vẫn còn đủ năm biến quan sát, thang đo thuận tiện có bốn biến quan sát, thang đo hấp dẫn vẫn còn đủ năm biến quan sát. Thang đo chi phí có bốn biến quan sát và
thang đo sự quyết định của học viên vẫn còn đủ ba biến quan sát.
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ EFA
4.4. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
a. Nghiên cứu đã giải quyết được các mục tiêu của đề tài:
Xác định các nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm
của học viên.
Đo lường mức độ tác động của các nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm của học viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
b. Các đóng góp của kết quả nghiên cứu như sau:
Theo kết quả kiểm định, các thang đo của nghiên cứu đều đạt mức độ tin cậy và giá trị cho phép.
Chi phí Hấp dẫn Thuận tiện Chủ đề Thương hiệu Sự quyết định
Thông qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy có bốn nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm (Thương hiệu, Thuận tiện, Hấp dẫn và Chủ đề) và một nhân tố chi phí, có thể tác động đến quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm của học viên.
Sau khi phân tích nhân tố các thang đo lường từ nghiên cứu định lượng cho thấy thang đo quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm của học viên còn ba nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm và một nhân tố chi phí tác động. Đó là: chủ đề, hấp dẫn, thuận tiện và chi phí.
Dựa vào mức độ quan trọng của từng nhân tố trên ta đưa ra những giải pháp để xây dựng chiến lược marketing cho chương trình đào tạo kỹ năng mềm tốt hơn. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần truyền thông đến học viên tốt hơn về các chương trình đào tạo kỹ năng mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả phân tích từ mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ở trên thể hiện rõ cả ba nhân tố chủ đề, hấp dẫn, thuận tiện và một nhân tố chi phí đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với quyết định của học viên.
Trong đó, nhân tố thuận tiện (TT) có tác động mạnh nhất đến sự quyết định của học viên vì có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất với β = 0,415. Đối với nhân tố thuận tiện, biến quan sát “diễn giả được nhiều người biết đến” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu diễn giả để từ đó thu hút học viên tốt hơn, các diễn giả được nhiều người biết đến thì việc thu hút học viên sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố thuận tiện lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này đáng tin cậy, các biến trong tổng quan biến tổng sau lần chạy thứ hai đều lớn hơn 0.3 và còn bốn biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố thuận tiện này vẫn còn đủ bốn biến quan sát.
Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến sự quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềmlà nhân tố chủ đề (CD) với β = 0,312. Đối với nhân tố chủ đề, biến quan sát “Kỹ năng giao tiếp” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần quan tâm đến việc xây dựng chủ đề nhiều hơn, đặt nhu cầu của học viên lên mức quan trọng nhất và có chính sách khuyến học tốt hơn nữa. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố chủ đề lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này
0.3 và còn bốn biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố chủ đề này vẫn còn đủ bốn biến quan sát
Nhân tố tác động mạnh thứ ba đến sự quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm là nhân tố hấp dẫn (HD) với β = 0,282. Đối với nhân tố hấp dẫn, biến quan sát “công tác tổ chức thu hút” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức chương trình phải chuyên nghiệp hơn và sáng tạo hơn gây sự hứng thú cho học viên
khi tham gia. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố hấp dẫn lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này đáng tin cậy, các biến trong tổng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và còn năm biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố hấp dẫn này vẫn còn đủ năm biến quan sát.
Nhân tố tác động mạnh thứ tư đến sự quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềmlà nhân tố chi phí (CP) với β = 0,229. Đối với nhân tố chi phí, biến quan sát “chế độ hậu mãi” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần có chính sách hỗ trợ sau chương trình tốt hơn như hoàn trả 100% học phí cho học viên nếu chưa hài lòng với kết quả đạt được hay chăm sóc sau bán cũng là một trong những cách thức để thu hút học viên. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố chi phí lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này đáng tin cậy, các biến trong tổng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và vẫn còn đủ năm biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố chi phí nàychỉ còn lại bốn biến quan
sát.
4.5. Tóm tắt
Chương bốn đã trình bày khái quát về kết quả của nghiên cứu, các thang đo cho các thành phần: thuận tiện, chủ đề, hấp dẫn và chi phí được đưa ra và phân tích dựa trên dữ liệu đã khảo sát từ học viên. Trong chương này đã trình bày về những đặc điểm của mẫu nghiên cứu, thực hiện kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua công cụ Cronbach’s Alpha, đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, phận tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình SEM cho mô hình nghiên cứu. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được kiểm định lại bằng kiểm định boostrap và cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Thông qua kết quả này cho thấy có mối liên hệ giữa thuận tiện, chủ đề, hấp dẫn và
chi phí đến quyết định của học viên. Chương tiếp theo, chương năm sẽ trình bày các kiến nghị để xây dựng chiến lược marketing cho chương trình kỹ năng mềm.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5.1 Ý nghĩa của nghiên cứu 5.1 Ý nghĩa của nghiên cứu
Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Với mục đích mong muốn mang đến cho hiệu quả cho lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm, kết quả của
nghiên cứu này sẽ trực tiếp giúp cho các đơn vị đào tạo kỹ năng mềm nắm bắt được các nhân tố tiếp cận học viên tốt hơn. Từ đó các đơn vị đào tạo sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng dịch vụ mà mình đang cung cấp, tập trung tốt hơn trong việc hoạch định cải thiện hình ảnh và truyền tải nhiều chương trình hấp dẫn hơn đến với học viên. Trên cơ sở đó các đơn vị đào tạo sẽ từng bước tạo được hình ảnh và thương hiệu quen thuộc trong mắt học viên và đây là nền tảng cho lợi thế cạnh
tranh.
Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu không chỉ giúp cho các đơn vị đào tạo kỹ năng mềm nói riêng mà còn làm cơ sở cho các nghiên cứu tương tự đối với đơn vị đào tạo, giáo dục khác như luyện thi, ngoại ngữ, tin học văn phòng, v.v... Bài nghiên cứu sẽ bổ sung như một tài liệu tham khảo góp một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực.
5.2 Đề xuất các kiến nghị
5.2.1 Nâng cao nhận thức của học viên đối với kỹ năng mềm Kiến nghị đối với nhà nước:
Hiện nay việc nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đang được nhà trường, các đơn vị giáo dục và doanh nghiệp ngày càng chú trọng. Tuy nhiên, việc mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên nói riêng và học viên nói chung vẫn còn khá hạn chế và chỉ mang tính lý thuyết, từ đó khiến học viên chưa có nhiều định hướng đúng đắn cho việc hoàn thiện và phát triển kỹ năng mềm.
Do đó, công tác đầu tiên cần phải làm đó là giúp học viên hiểu được rõ khái niệm thế nào là kỹ năng mềm, phân biệt được đâu là kỹ năng mềm và đâu là kỹ năng cứng. Bên cạnh đó, cần phân loại rõ ràng các kỹ năng mềm nào cần thiết cho công việc mà học viên đang phụ trách, không đánh đồng các kỹ năng mềm nào cũng cần thiết như nhau, tránh tình trạng học viên không biết đâu mới là kỹ năng mềm nào phù hợp với mình.
Nên có những chương trình phổ cập khái niệm và tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho sinh viên nói riêng và học viên nói chung, thông qua các kênh truyền thông như truyền hình, báo chí, v.v...
Có những hoạt động, đề án hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo kỹ năng mềm trong nước trong giai đoạn hiện nay, định hướng và kết nối với các đơn vị mạnh về tài chính và giáo dục lâu năm khác, từ đó làm nền tảng cùng nhau phát triển.
Cụ thể là tổ chức những chương trình như “Định hướng nghề nghiệp”, “Bồi dưỡng kỹ năng cho giảng viên”, “Hướng nghiệp và kỹ năng mềm” cho đối tượng học sinh, sinh viên và thầy cô giáo.
Kiến nghị đối với các đơn vị Đoàn – Hội và các trường Đại học – Cao đẳng:
Trước khi tập trung chuyên sâu vào việc đẩy mạnh chương trình kỹ năng mềm đến với học sinh – sinh viên, thì cần giúp cho học sinh – sinh viên hiểu được kỹ năng mềm là gì, và đâu là kỹ năng mềm phù hợp và cần thiết cho từng giai đoạn học