Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định tham gia chương trình đào tạo kỹ năng mềm (Trang 64 - 65)

Do điều kiện khách quan về mặt thời gian, thông tin và chi phí nên nghiên cứu

này được thực hiện chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất mà cụ thể là phương

pháp chọn mẫu thuận tiện nên có thểlàm cho tính đại diện của kết quảchưa cao. Do đó, để dữ liệu thu thập có tính đại diện và tổng quát hóa cao hơn, các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng những phương pháp chọn mẫu khác. Nghiên cứu này chỉ

thực hiện ở thị trường thành phố Hồ Chí minh và chỉ đối với học viên, chính vì vậy khả năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ không cao do mỗi thị trường có

những đặc trưng khác nhau.

Nghiên cứu này chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng phương pháp marketing nhằm mang những chương trình đào tạo kỹ năng mềm đến với học viên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, ngoài những nhân tố đã được đề cập thì có thể còn rất nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược mà

nghiên cứu này chưa đề cập tới như: hình ảnh thương hiệu, sự mong đợi của học

viên, v.v....

Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đo lường, khám phá ra những nhân tố ảnh

hưởng đến việc xây dựng phương pháp marketing nhằm mang những chương trình đào tạo kỹ năng mềm đến với học viên thuận tiện hơn. Do vậy kết quả nghiên cứu

cũng chỉ là một trong những nguồn thông tin hỗ trợ cho các đơn vị đào tạo kỹ năng mềm đưa ra chính sách phù hợp để xây dựng chiến lược phù hợp.

Mỗi một đơn vị đào tạo kỹ năng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có

những đặc thù riêng. Cho nên, đây là nghiên cứu nhỏ sử dụng cho thực tiễn của các đơn vị đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, không có tính đại diện cho tất cảcác đơn vị trên các tỉnh thành khác khác.

Nghiên cứu tiếp theo cần được xây dựng trên tập thông tin thu thập trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm nói riêng và trong nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Nghiên cứu cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra nhiều khu vực khác nhau. Đồng thời cũng cần thực hiện các nghiên cứu định tính, nghiên cứu các lý thuyết trong hành vi học

viên để phân tích đưa ra các nhân tố mới nhằm bổ sung vào mô hình lý thuyết.

Đây là một nghiên cứu mà đối tượng khảo sát là học viên kỹ năng mềm. Nên có một nghiên cứu mà đối tượng là các tổ chức để có thể thu được kết quả toàn diện, chính xác và cụ thể hơn. Trong các nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu theo

phương pháp chọn mẫu xác suất và phân tần theo nhiều thành phần học viên. Khi

đó kết quả nghiên cứu sẽ có tính tổng quát hóa cao hơn, giúp cho các đơn vị đào tạo kỹ năng có các thông tin và giải pháp chi tiết, rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định tham gia chương trình đào tạo kỹ năng mềm (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)