Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định tham gia chương trình đào tạo kỹ năng mềm (Trang 54)

a. Nghiên cứu đã giải quyết được các mục tiêu của đề tài:

Xác định các nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm

của học viên.

Đo lường mức độ tác động của các nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm của học viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

b. Các đóng góp của kết quả nghiên cứu như sau:

Theo kết quả kiểm định, các thang đo của nghiên cứu đều đạt mức độ tin cậy và giá trị cho phép.

Chi phí Hấp dẫn Thuận tiện Chủ đề Thương hiệu Sự quyết định

Thông qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy có bốn nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm (Thương hiệu, Thuận tiện, Hấp dẫn và Chủ đề) và một nhân tố chi phí, có thể tác động đến quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm của học viên.

Sau khi phân tích nhân tố các thang đo lường từ nghiên cứu định lượng cho thấy thang đo quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm của học viên còn ba nhân tố quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm và một nhân tố chi phí tác động. Đó là: chủ đề, hấp dẫn, thuận tiện và chi phí.

Dựa vào mức độ quan trọng của từng nhân tố trên ta đưa ra những giải pháp để xây dựng chiến lược marketing cho chương trình đào tạo kỹ năng mềm tốt hơn. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần truyền thông đến học viên tốt hơn về các chương trình đào tạo kỹ năng mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả phân tích từ mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ở trên thể hiện rõ cả ba nhân tố chủ đề, hấp dẫn, thuận tiện và một nhân tố chi phí đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với quyết định của học viên.

Trong đó, nhân tố thuận tiện (TT) có tác động mạnh nhất đến sự quyết định của học viên vì có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất với β = 0,415. Đối với nhân tố thuận tiện, biến quan sát “diễn giả được nhiều người biết đến” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu diễn giả để từ đó thu hút học viên tốt hơn, các diễn giả được nhiều người biết đến thì việc thu hút học viên sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố thuận tiện lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này đáng tin cậy, các biến trong tổng quan biến tổng sau lần chạy thứ hai đều lớn hơn 0.3 và còn bốn biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố thuận tiện này vẫn còn đủ bốn biến quan sát.

Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến sự quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềmlà nhân tố chủ đề (CD) với β = 0,312. Đối với nhân tố chủ đề, biến quan sát “Kỹ năng giao tiếp” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần quan tâm đến việc xây dựng chủ đề nhiều hơn, đặt nhu cầu của học viên lên mức quan trọng nhất và có chính sách khuyến học tốt hơn nữa. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố chủ đề lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này

0.3 và còn bốn biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố chủ đề này vẫn còn đủ bốn biến quan sát

Nhân tố tác động mạnh thứ ba đến sự quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềm là nhân tố hấp dẫn (HD) với β = 0,282. Đối với nhân tố hấp dẫn, biến quan sát “công tác tổ chức thu hút” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức chương trình phải chuyên nghiệp hơn và sáng tạo hơn gây sự hứng thú cho học viên

khi tham gia. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố hấp dẫn lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này đáng tin cậy, các biến trong tổng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và còn năm biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố hấp dẫn này vẫn còn đủ năm biến quan sát.

Nhân tố tác động mạnh thứ tư đến sự quyết định tham gia chương trình kỹ năng mềmlà nhân tố chi phí (CP) với β = 0,229. Đối với nhân tố chi phí, biến quan sát “chế độ hậu mãi” có ảnh hưởng cao nhất. Kết quả này cho thấy các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm cần có chính sách hỗ trợ sau chương trình tốt hơn như hoàn trả 100% học phí cho học viên nếu chưa hài lòng với kết quả đạt được hay chăm sóc sau bán cũng là một trong những cách thức để thu hút học viên. Ngoài ra độ tin cậy của nhân tố chi phí lớn hơn 0.7 như vậy cho thấy thang đo này đáng tin cậy, các biến trong tổng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và vẫn còn đủ năm biến quan sát. Sau khi chạy nhân tố khám phá EFA nhân tố chi phí nàychỉ còn lại bốn biến quan

sát.

4.5. Tóm tắt

Chương bốn đã trình bày khái quát về kết quả của nghiên cứu, các thang đo cho các thành phần: thuận tiện, chủ đề, hấp dẫn và chi phí được đưa ra và phân tích dựa trên dữ liệu đã khảo sát từ học viên. Trong chương này đã trình bày về những đặc điểm của mẫu nghiên cứu, thực hiện kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua công cụ Cronbach’s Alpha, đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, phận tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình SEM cho mô hình nghiên cứu. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được kiểm định lại bằng kiểm định boostrap và cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Thông qua kết quả này cho thấy có mối liên hệ giữa thuận tiện, chủ đề, hấp dẫn và

chi phí đến quyết định của học viên. Chương tiếp theo, chương năm sẽ trình bày các kiến nghị để xây dựng chiến lược marketing cho chương trình kỹ năng mềm.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Ý nghĩa của nghiên cứu

Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Với mục đích mong muốn mang đến cho hiệu quả cho lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm, kết quả của

nghiên cứu này sẽ trực tiếp giúp cho các đơn vị đào tạo kỹ năng mềm nắm bắt được các nhân tố tiếp cận học viên tốt hơn. Từ đó các đơn vị đào tạo sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng dịch vụ mà mình đang cung cấp, tập trung tốt hơn trong việc hoạch định cải thiện hình ảnh và truyền tải nhiều chương trình hấp dẫn hơn đến với học viên. Trên cơ sở đó các đơn vị đào tạo sẽ từng bước tạo được hình ảnh và thương hiệu quen thuộc trong mắt học viên và đây là nền tảng cho lợi thế cạnh

tranh.

Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu không chỉ giúp cho các đơn vị đào tạo kỹ năng mềm nói riêng mà còn làm cơ sở cho các nghiên cứu tương tự đối với đơn vị đào tạo, giáo dục khác như luyện thi, ngoại ngữ, tin học văn phòng, v.v... Bài nghiên cứu sẽ bổ sung như một tài liệu tham khảo góp một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực.

5.2 Đề xuất các kiến nghị

5.2.1 Nâng cao nhận thức của học viên đối với kỹ năng mềm Kiến nghị đối với nhà nước:

Hiện nay việc nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đang được nhà trường, các đơn vị giáo dục và doanh nghiệp ngày càng chú trọng. Tuy nhiên, việc mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên nói riêng và học viên nói chung vẫn còn khá hạn chế và chỉ mang tính lý thuyết, từ đó khiến học viên chưa có nhiều định hướng đúng đắn cho việc hoàn thiện và phát triển kỹ năng mềm.

Do đó, công tác đầu tiên cần phải làm đó là giúp học viên hiểu được rõ khái niệm thế nào là kỹ năng mềm, phân biệt được đâu là kỹ năng mềm và đâu là kỹ năng cứng. Bên cạnh đó, cần phân loại rõ ràng các kỹ năng mềm nào cần thiết cho công việc mà học viên đang phụ trách, không đánh đồng các kỹ năng mềm nào cũng cần thiết như nhau, tránh tình trạng học viên không biết đâu mới là kỹ năng mềm nào phù hợp với mình.

Nên có những chương trình phổ cập khái niệm và tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho sinh viên nói riêng và học viên nói chung, thông qua các kênh truyền thông như truyền hình, báo chí, v.v...

Có những hoạt động, đề án hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo kỹ năng mềm trong nước trong giai đoạn hiện nay, định hướng và kết nối với các đơn vị mạnh về tài chính và giáo dục lâu năm khác, từ đó làm nền tảng cùng nhau phát triển.

Cụ thể là tổ chức những chương trình như “Định hướng nghề nghiệp”, “Bồi dưỡng kỹ năng cho giảng viên”, “Hướng nghiệp và kỹ năng mềm” cho đối tượng học sinh, sinh viên và thầy cô giáo.

Kiến nghị đối với các đơn vị Đoàn – Hội và các trường Đại học – Cao đẳng:

Trước khi tập trung chuyên sâu vào việc đẩy mạnh chương trình kỹ năng mềm đến với học sinh – sinh viên, thì cần giúp cho học sinh – sinh viên hiểu được kỹ năng mềm là gì, và đâu là kỹ năng mềm phù hợp và cần thiết cho từng giai đoạn học tập, bám sát với chương trình học mà Bộ giáo dục – đào tạo đề ra.

Kết hợp đào tạo kỹ năng mềm với những chương trình dã ngoại, sinh hoạt Đoàn – Hội và rèn luyện kỹ năng sống khác. Chọn lọc những kỹ năng mềm thật sự phù hợp qua từng năm học.

5.2.2 Nâng cao chất lượng và thương hiệu của diễn giả

Tăng cường về số lượng và đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kỹ năng mềm của các đơn vị giáo dục; xây dựng hồ sơ giảng viên phong phú, thuận lợi trong việc hỗ trợ các chương trình kỹ năng.

Về chất lượng

Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, diễn giả tại cơ sở giáo dục và các đơn vị liên kết.

Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin mới nhất về lĩnh vực đang đào tạo để bắt kịp với xu hướng và tiến độ của xã hội, tránh tình trạng chương trình học lạc hậu, nghèo nàn thông tin và không thú vị.

Về thương hiệu

Một trong những hạn chế khác của việc mang kỹ năng mềm đến với học viên, đó chính là hình ảnh của báo cáo viên, hay còn gọi là diễn giả. Nhiều diễn giả hiện

nay vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc xây dựng một cách nghiêm túc hình ảnh và thương hiệu cá nhân của mình trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Từ đó, chỉ có một số ít diễn giả đã nổi tiếng được nhiều người biết đến có thể tiếp cận được với học viên. Do đó, các diễn giả cần có những chiến lược nhất định trong việc xây dựng hình ảnh đẹp của bản thân đến với cộng đồng.

Phối hợp với các công ty về truyền thông, sự kiện, có những hoạt động phù hợp và thu hút nhằm quảng bá các hình ảnh, chương trình gắn liền với thương hiệu của diễn giả đến nơi học viên.

Chủ động hợp tác với các trường ĐH – CĐ và các đơn vị Đoàn – Hội theo hình thức win – win, giúp diễn giả có lợi về mặt xây dựng hình ảnh và học viên cũng được tiếp cận kỹ năng mềm miễn phí là một trong những phương pháp khá tốt.

Tổ chức những chương trình hợp tác song phương nhằm nâng cao thương hiệu diễn giả và đem lại những giá trị tốt cho học viên như tour kỹ năng “Hành trang lập nghiệp”, “Chìa khóa thành công”.

Ngoài ra, thường xuyên tích cực tham gia chia sẻ kiến thức tại các chương trình dành cho cộng đồng cũng là một trong những kênh quảng bá khá tốt thương hiệu diễn giả.

5.2.3 Phối hợp với các đơn vị giáo dục khác để đẩy mạnh chương trình đến học viên

Kiến nghị với các đơn vị doanh nghiệp đào tạo kỹ năng

Trong xu thế thị trường đào tạo càng ngày càng cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả cao, các đơn vị giáo dục và đào tạo kỹ năng mềm cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng những chương trình đào tạo gần gũi và phong phú hơn đối với học viên. Việc phối hợp đào tạo giữa các đơn vị độc lập sẽ giúp làm tăng thêm nhiều chủ đề hấp dẫn, mang thêm nhiều lựa chọn hơn đến các học viên khi cần thiết.

Bên cạnh đó, cũng giúp cho các đơn vị có thể khai thác tối đa thị trường học viên tiềm năng còn bị bỏ ngỏ mà nếu chỉ có một mình thì sẽ không thể khai thác triệt để được.

Kiến nghị đối với các đơn vị Đoàn – Hội và các trường Đại học – Cao đẳng:

Các trường đại học – cao đẳng cũng cần quan tâm hơn đến việc phối hợp với các đơn vị đào tạo kỹ năng này, tránh tổ chức theo phương pháp nội bộ, dẫn đến việc nhàm chán với người học và không đảm bảo đủ chuyên môn lẫn kinh nghiệm cần thiết nơi người dạy.

Xây dựng nhiều chương trình chia sẻ phong phú hơn, đa dạng về hình thức lẫn nội dung như tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt cùng các diễn giả, doanh nhân khách mời đến giao lưu cùng học sinh – sinh viên nhằm tạo cầu nối giữa diễn giả và học viên. Từ đó giúp học viên tiếp cận được những kiến thức thực tế từ sự chia sẻ của những người đã có kinh nghiệm thực tiễn, tránh trường hợp rập khuôn, lặp lại máy móc theo giáo trình vốn có.

5.2.4 Nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo từ hình thức đến nội dung

Đổi mới hình thức giảng dạy, nâng chất lượng các lớp, chương trình trang bị kỹ năng mềm ngắn và dài hạn hiện nay theo hướng đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm thực tế, tăng cường tính tương tác, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm sinh viên. Hằng năm tổ chức các chương trình trọng điểm phù hợp với từng năm học của sinh viên.

Duy trì, phối hợp tổ chức chương trình đã có sẵn như “Chìa khóa thành công”, “Phỏng vấn thử - Thành công thật” do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố tổ chức.

Xây dựng khung chương trình giảng dạy những kỹ năng mềm cơ bản cho sinh

viên, có cấp chứng nhận để áp dụng rộng rãi trong hệ thống các đơn vị giáo dục và cơ sở Đoàn - Hội, các trường ĐH – CĐ – Trung cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh.

Xây dựng bộ tài liệu trang bị kỹ năng mềm theo từng giai đoạn năm học của

sinh viên; các sách tham khảo, tài liệu điện tử, các giáo cụ hỗ trợ rènluyện kỹ năng phù hợp.

Một số phương pháp giảng dạy chủ động:  Phương pháp động não:

Động não là phương pháp giúp sinh viên trong một thời gian ngắn có thể nảy sinh nhiều ý tưởng, giả định về vấnđề gì đó. Để thực hiện phương pháp này thì giáo

viên phải cần đưa ra một hệ thống thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận: tư duy sáng tạo, giải pháp và đề xuất

Phương pháp suy nghĩ –từng cặp –chia sẻ:

Giảng viên cho sinh viên đọc tài liệu hoặc suy nghĩ về một chủ đề, sau đó sinh viên ngồi bên cạnh nhau để trao đổi ý kiến trong một khoảng thời gian nhất định để chia sẻ với cả lớp. Điều này giúp cho sinh viên tự tin hơn khi nói ra những suy nghĩ của mình (đây là điểm yếu của sinh viên Việt Nam). Phương pháp này

giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về các vấn đề mình học và nhận ra kiến thức của họ đang ở đâu. Ngoài ra, họ có thể nêu ra các vấn đề mới cho bài học

Phương pháp học dựa trên vấn đề

Đây là phương pháp giúp sinh viên học sâu hơn về một vấn đề chứ không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định tham gia chương trình đào tạo kỹ năng mềm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)