Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 39 - 44)

Chƣơng 2 : Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

2.4 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trong mơ hình có 01 biến phụ thuộc:

Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của DN (gồm 03 biến quan sát) và 7 biến độc lập (H1 đến H7) tác động đến biến phụ thuộc (thông qua 33 biến quan sát). Tác giả phân tích các khái niệm nghiên cứu để xác định thang đo và xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến Quyết định sử dụng HĐĐT của DN.

Hình 2.9. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Cơ sở pháp lý

chất

Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT

ứng

Sự hữu ích/ Lợi ích

bạch

Đặc điểm của doanh nghiệp

Yêu cầu về an toàn và bảo mật cảm Nhận thức rào cản chuyển đổi Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT Quyết định sử dụng HĐĐT của Doanh nghiệp

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7

Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử (QĐ)

Quyết định là phải thực hiện cho được việc phải làm, việc mà trước đó đã có ý định và muốn thực hiện. Theo mơ hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) được sử dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ. Thuyết hành động hợp lý (TRA) cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện. Ví dụ như khi đã có đầy đủ các nhân tố về ý định hay xu hướng sử dụng HĐĐT như các nghiên cứu trước (Tác giả Harald (2009); Tác

giả Basware (2012), PayStream (2010) và Harald (2009) và Nguyễn Thị Hồng Liêm (2016)) đã đề cập và có đủ các điều kiện về nguồn lực thì tỷ lệ chấp nhận và

quyết định sớm sử dụng HĐĐT sẽ tăng nhanh hơn.

H1: Cơ sở pháp lý (PL)

Cơ sở pháp lý là một nền tảng và điều kiện có vai trị làm kim chỉ nam hướng

dẫn trong bất kỳ một hoạt động, một mối quan hệ nào nhằm đảm bảo một kỷ luật chung cho mọi người nhận biết và chấp hành. Ở đây cơ sở pháp lý là các văn bản mang tính quy phạm pháp luật (thuộc thể chế chính thống) quy định và hướng dẫn chúng ta trong quá trình áp dụng triển khai HĐĐT như Luật quản lý Thuế, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư quy định về áp dụng HĐĐT và các văn bản hướng dẫn. Vận dụng nội dung nghiên cứu của tác giả Harald, B. (2009) về hệ thống HĐĐT có đề xuất: “ Một khn khổ pháp lý thống nhất được sử dụng rõ ràng cho HĐĐT" và lý thuyết thể chế, tác giả đề xuất nghiên cứu nhân tố: Cơ sở pháp lý”cho rõ nghĩa và phù hợp ngữ cảnh nghiên cứu. Các DN sẽ quyết định áp dụng HĐĐT khi tin tưởng rằng cơ sở pháp lý về HĐĐT được quy định rõ ràng.

H2: Sự hữu ích/ Lợi ích (LI)

Lợi ích là điều có lợi, điều cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu. Theo A.M. Đikovsịj thì: “ Lợi ích được nhận thức sẽ định hướng nhận thức nhu cầu và điều kiện khách quan, chính nó xác định sự tìm kiếm phương thức, con đường và phương tiện để giải quyết những mâu thuẩn trong thực tiễn”. Ngoài ra, nó sẽ mở

rộng các phương thức tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong các tình huống của HĐĐT. (Harald 2009, 37.). Nhận thức về lợi ích của việc áp dụng HĐĐT sẽ giúp DN sớm quyết định áp dụng HĐĐT. Đồng thời phỏng theo nhân tố nhận thức sự hữu ích trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Liêm (2016), tác giả đề xuất nghiên cứu đối với biến Sự hữu ích/ Lợi ích.

H3: Đặc điểm của doanh nghiệp (DN)

Trên cơ sở kế thừa tính ưu việt trong luận văn của tác giả Đỗ Lê Thùy Trang (2013) về khai thuế điện tử, tác giả chọn tên nhân tố là: “ Đặc điểm của doanh nghiệp” bao hàm cả niềm tin, động cơ tuân thủ và năng lực của DN trong việc thực

hiện áp dụng HĐĐT. Theo thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) thi thành phần nhận thức kiểm sốt hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Nếu DN đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ (bao gồm nguồn nhân lực và vật lực) đảm bảo việc dể dàng thực hiện hành vi (việc phát hành HĐĐT), có đặc điểm hoạt động trên nhiều địa bàn, sử dụng lượng hóa đơn nhiều thì chủ DN sẽ có xu hướng ủng hộ việc thực hiện HĐĐT nhiều hơn, có khả năng quyết định sử dụng HĐĐT sớm hơn.

H4: Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT (CC)

Nghiên cứu của tác giả Hoang Ngo (2013) cho thấy Công ty thực hiện HĐĐT gặp những thách thức đối với việc triển khai hệ thống HĐĐT và những lợi ích mà hệ thống HĐĐT mang lại cho các cơng ty. Vì vậy cần có các tổ chức cung cấp hệ thống ứng dụng để triển khai tốt. Các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT cần cung cấp thêm các tính năng bổ trợ và nhiều chương trình làm cho nền tảng lập HĐĐT trở nên mạnh mẽ, dễ dàng thao tác và thân thiện khi sử dụng. Phần mềm HĐĐT cũng phải đảm bảo về tốc độ, độ chính xác và hiệu quả mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT phải có khả năng tương tác và khả năng kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định của pháp luật.

Tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 68/2019 ngày 30/09/2019 của Bộ Tài chính định nghĩa:“ tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT bao gồm: tổ chức cung cấp giải pháp

HĐĐT; cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu HĐĐT và các dịch vụ khác liên quan đến HĐĐT”. HĐĐT được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý

bằng phương tiện điện tử. Thành phần chứa dữ liệu HĐĐT và phương thức truyền nhận HĐĐT với CQT được quy định chặc chẽ tại Quyết định số 635/QĐ-TCT ngày 11/5/2020 của Tổng cục Thuế. Nếu tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT không đáp ứng được các yêu cầu mà pháp luật quy định sẽ có tác động khơng nhỏ đến quyết định sử dụng HĐĐT của DN. Vì vậy tác giả đề xuất khảo sát nghiên cứu đối với nhân tố

Đặc điểm tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT. H5: Nhận thức rào cản chuyển đổi (NTRC)

Nhân tố Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT của tác giả được vận dụng theo thuyết hành vi dự định (TPB) phản ảnh mức độ về việc tin tưởng rằng sự sẵn có của các nguồn lực và cơ hội thực hiện HĐĐT; phỏng theo kết quả nghiên cứu nhân tố rào cản đối với HĐĐT của tác giả Basware (2012, 9), PayStream (2010, 6) và Harald (2009, 17-1). Tác giả Harald (2009) cũng gợi ý rằng tỷ lệ chấp nhận einvoicing có thể nhanh hơn nếu tất cả các trở ngại có thể được loại bỏ. Vì vậy tác giả đề xuất nhân tố Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT và các biến quan sát được chỉnh lại ngữ nghĩa cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Nhân tố Nhận thức rào cản chuyển đổi HĐĐT của DN càng cao làm tăng ý định sử dụng và chấp nhận sử dụng HĐĐT. Khi DN càng nhận thức và chấp nhận vượt qua rào cản chuyển đổi thì càng sớm có quyết định sử dụng HĐĐT.

H6: Yêu cầu về an toàn và bảo mật (AT)

Luật quản lý Thuế quy định CQT có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thơng tin về hóa đơn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn và bảo đảm duy trì, vận hành, bảo mật, bảo đảm an ninh, an tồn hệ thống thơng tin về hóa đơn; xây dựng định dạng chuẩn về hóa đơn. Đây là những mục tiêu gắn với việc đổi

mới công nghệ và đáp ứng sự mong đợi của người thụ hưởng dịch vụ HĐĐT. Vì vậy tác giả chọn nhân tố :” Yêu cầu an toàn và bảo mật” là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Liêm (2015) về nhân tố niềm tin và phù hợp ngữ cảnh nghiên cứu.

H7: Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT (KN)

Nghiên cứu của tác giả Harald, B. (2009) cho thấy khả năng tích hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc vận hành HĐĐT. Doanh nghiệp khi nhận thức về sự tích hợp giữa các dịch vụ điện tử sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng kiến thức cơng nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến ý định của các công ty trong việc áp dụng lập HĐĐT. Do đó các tổ chức đã sử dụng phần mềm kế toán, thực hiện thương mại điện tử hay thanh toán điện tử sẽ có xu hướng và sớm quyết định sử dụng HĐĐT hơn các DN khác. Vì vậy tác giả đề xuất nghiên cứu nhân tố Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT.

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Cơ sở pháp lý (PL) tác động cùng chiều đến Quyết định sử dụng HĐĐT của Doanh nghiệp (QĐ).

Giả thuyết H2: Sự hữu ích/ Lợi ích (LI) tác động cùng chiều đến QĐ.

Giả thuyết H3: Đặc điểm của doanh nghiệp (DN) tác động cùng chiều đến QĐ. Giả thuyết H4: Đặc điểm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT (CC) tác động

cùng chiều đến QĐ.

Giả thuyết H5: Nhận thức rào cản chuyển đổi (NTRC) tác động cùng chiều đến

QĐ.

Giả thuyết H6: Yêu cầu về an toàn và bảo mật (AT) tác động cùng chiều đến

QĐ.

Giả thuyết H7: Khả năng tích hợp dịch vụ điện tử khác với HĐĐT (KN) tác động cùng chiều đến QĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)