Tình hình tổ chức triển khai hóa đơn điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 52 - 64)

Chƣơng 4 : Kết quả nghiên cứu

4.1 Phân tích thực trạng áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn

4.1.2 Tình hình tổ chức triển khai hóa đơn điện tử

Cùng với cả nước phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Chính Phủ đã đề ra Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2020, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đặt ra kế hoạch giám sát việc thực thi các quy định quản lý hóa đơn, tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng HĐĐT đến DN trên địa bàn tỉnh ngay từ những tháng đầu năm 2020.

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã từng bước triển khai nhiều biện pháp, nhằm tác động đến tất cả các DN chưa tham gia áp dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh để đảm bảo lộ trình triền khai chung. Cụ thể Cục Thuế đã tiến hành:

Lập kế hoạch: Cục Thuế Khánh Hịa đã lập và thơng báo kế hoạch triển khai

công tác HĐĐT trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đã giao chỉ tiêu số lượng DN triển khai sử dụng HĐĐT trong năm 2020 cụ thể cho các đơn vị trực thuộc.

Phân công nhiệm vụ: Thực hiện phân công rõ ràng bằng văn bản chỉ đạo từ cấp Cục đến cấp Chi cục. Phân cơng Phịng Tun truyền & Hỗ trợ NNT làm đầu mối triển khai, phối hợp với các Chi cục Thuế để theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục Thuế.

Công tác phối hợp: Ban hành 02 văn bản nhằm phối hợp tăng cường triển

khai HĐĐT với các tổ chức, DN có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ HĐĐT. Triển khai rà soát và lập danh sách DN chưa sử dụng HĐĐT khơng thuộc diện rủi ro cao về hóa đơn cung cấp cho các tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ HĐĐT để tiếp cận DN. (Xem phụ lục 1).

Tổ chức hội thảo, hội nghị: Ban hành văn bản 04 văn bản về việc tổ chức

hội nghị thực hiện triển khai HĐĐT năm 2020. Tính đến hết tháng 6/2020, Cục Thuế tổ chức được 01 cuộc Hội thảo về HĐĐT. Công tác tổ chức Hội nghị tập huấn đối thoại, tuyên truyền cho DN trong 6 tháng đầu năm gặp khó khăn nhất định do đại dịch COVID.

Thông tin tuyên truyền: Đã thường xuyên cập nhật văn bản tuyên truyền về

HĐĐT trên các kênh truyền thông. Trong 6 tháng 2020, Cục Thuế đã xây dựng 02 chuyên mục thuế, 03 tin thời sự - 02 phóng sự tuyên truyền về HĐĐT trên truyền hình Khánh Hịa; 12 tin bài về HĐĐT trên Báo Khánh Hịa, tun truyền các cơng văn hướng dẫn về HĐĐT trên website Cục Thuế.

Công tác hỗ trợ: Thông qua công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa

và qua điện thoại nhằm vận động tìm hiểu, thăm dị, nắm bắt ý kiến của DN trong việc thực hiện HĐĐT.

Tổ chức sự kiện: Ngành Thuế tỉnh Khánh Hịa có tổ chức hoạt động hỗ trợ

DN mang tính trọng tâm trọng điểm để triển khai thường xuyên nhiều giải pháp. Triển khai “Tháng cao điểm đồng hành cùng người nộp thuế”, tổ chức giải đáp chủ yếu qua điện thoại và thư điện tử để phù hợp với bối cảnh Covid trong những tháng đầu năm.

Tính đến cuối năm 2018, tồn tỉnh Khánh hịa chỉ có khoảng 7,8%. Cuối năm 2019 là khoảng 26,6% DN đã đăng ký và thực hiện HĐĐT. Như vậy số DN năm 2019 tăng đáng kể trong khi số DN sử dụng hình thức HĐĐT 06 tháng đầu năm lại tăng với tốc độ rất chậm. Tính đến thời điểm cuối quý I/2020 đạt khoảng 30,5% DN tổ chức áp dụng hình thức HĐĐT; Thời điểm cuối quý II/2020 đạt khoảng 33,4% tổ chức, DN áp dụng HĐĐT. Tăng 6,8% so với số lượng DN tham gia áp dụng HĐĐT so với thời điểm cuối năm 2019. Chi tiết xem phụ lục 2.

Như vậy trong thời gian qua, ngành thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã nổ lực phối hợp tốt với các tổ chức cung cấp HĐĐT, các cơ quan truyền thông trong tỉnh triển khai HĐĐT nhưng kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Với tốc độ tăng 6,8% trong vịng 6 tháng thì khơng thể đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn trong công tác quản lý thuế và xây dựng dữ liệu quốc gia. Nếu khơng có giải pháp trong q trình triển khai thì khó có thể thực hiện được mục tiêu 100 % DN và người nộp thuế sử dụng hóa đơn và chứng từ điện tử trước ngày 01/7/2022.

Có thể nói q trình nghiên cứu của tác giả gắn liền với các hoạt động triển khai về HĐĐT của Cục Thuế Khánh Hòa. Trong thời gian 6 tháng cuối năm, đồng thời với cuộc khảo sát về HĐĐT, tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã cố gắng tăng cường hơn các nội dung triển khai. Tính đến cuối tháng 12/2020, Cục Thuế phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT đã triển khai được 09 cuộc Hội thảo về HĐĐT trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng 05 chuyên mục thuế, 10 tin thời sự - phóng sự tun truyền về HĐĐT trên truyền hình Khánh Hịa. Cục Thuế đã thực

hiện đăng tải 7 tin bài tuyên truyền về HĐĐT trên Báo Khánh Hòa, 03 tin bài tuyên truyền về HĐĐT trên Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Thuế, 10 tin bài tuyên truyền. và đăng tin trên trên website Cục Thuế (30 công văn). Đăng trên trang cải cách hành chính nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; các trang mạng xã hội Facebook, zalo với nội dung tăng cường công tác triển khai sử dụng HĐĐT. Cục Thuế Khánh Hòa tăng cường tổ chức giải đáp trực tuyến các vướng mắc tại mục hỏi đáp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid; Đặc biệt trong tháng 8/2020, Cục Thuế tiếp tục triển khai “Tuần lễ

đồng hành cùng người nộp thuế” để hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc kịp thời cho DN về

HĐĐT.

4.1.3 Phân tích thực trạng áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Mặc dù Cục Thuế đã cố gắng nhiều biện pháp, đóng vai trị là cầu nối giữa DN và tổ chức cung cấp dịch vụ để triển khai mạnh mẽ HĐĐT nhưng một số DN vẫn nêu vướng mắc, khó khăn, trở ngại của mình để từ chối chuyển đổi HĐĐT. Nhiều DN chưa có ý định sử dụng HĐĐT nếu quy định của pháp luật chưa bắt buộc. Nói chung chưa tháo gỡ được các khó khăn từ nhiều phía khi triển khai rộng rãi HĐĐT.

Thực tế cũng có khơng ít rào cản do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trong 06 tháng đầu năm 2020, việc triển khai các hội nghị hội thảo, tập huấn HĐĐT có phần bị hạn chế. Hội nghi tổ chức chỉ giới hạn với số lượng ít DN. Cơ quan Thuế chủ yếu phối hợp tổ chức hội nghị về HĐĐT với DN thông qua các tổ chức dịch vụ HĐĐT. Tình hình kinh doanh của DN trong giai đoạn này không mấy khả quan nên tạm thời ít quan tâm đến việc đầu tư để chuyển đổi sang HĐĐT. Sử dụng HĐĐT tuy có nhiều tiện ích nhưng nhiều DN cũng chưa có cơ hội kiểm chứng. DN chưa tin vào tính hiệu quả của HĐĐT, khơng sẵn sàng chi mức chi phí ban đầu phải trả cho các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT để thực hiện. Một số DN vẫn chần chừ, ngại thay đổi nên chưa thực hiện. Có trường hợp DN đã đăng ký thông báo phát hành HĐĐT

vẫn liên hệ đề nghị CQT cho phép tạm thời chưa sử dụng vì cho rằng quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 chưa bắt buộc.

Nhiều DN chưa sử dụng HĐĐT hầu hết là do bản thân các DN không đáp ứng được yêu cầu công nghệ của việc sử dụng HĐĐT. Đặc biệt là có DN nhỏ và siêu nhỏ tìm cách né tránh việc chuyển đổi sang HĐĐT hoặc thậm chí có thái độ khó chịu. Một số DN cho rằng có một số nội dung được hướng dẫn ở nhiều văn bản gây khó hiểu, chưa được rõ ràng nên không muốn sử dụng HĐĐT. Hiện nay, một số DN còn tồn nhiều hoá đơn giấy nên cũng không chấp nhận sử dụng song song với HĐĐT. Ngồi ra có DN cịn muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy để có thể sử dụng sai quy định nhằm mục đích trốn thuế.

Cuộc khảo sát diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9/2020 đã có tác động khơng nhỏ đến nhận thức về việc chuyển đổi sử dụng HĐĐT đến từng DN. Dù DN có tham gia khảo sát hay không cũng đều được tác giả gởi mẫu và giới thiệu mục đích của cuộc khảo sát. Vì vậy các DN phần nào cũng thấy được trách nhiệm phải tìm hiểu để thực hiện HĐĐT của mình. Nhờ đó, cơng tác triển khai HĐĐT trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả rất tương đối tốt trong 6 tháng cuối năm. Số DN sử dụng hình thức HĐĐT cũng đã tăng đáng kể. Cụ thể: cuối quý III/2020, tồn tỉnh đã có 4.536 DN sử dụng HĐĐT, đạt khoảng 37,36% trong tổng số tổ chức, DN có phát hành hóa đơn. Thời điểm cuối q IV/2020, tồn tỉnh đã có 5.603 DN áp dụng HĐĐT trên tổng số 12.405 DN có phát hành hóa đơn.

Tính đến thời điểm cuối năm 2020 số DN áp dụng HĐĐT chiếm tỷ lệ: 45,17 % trong tổng số tổ chức, DN có phát hành hóa đơn (tăng 18,57 % so với thời điểm cuối năm 2019).

Riêng năm 2020, Cục Thuế đã vận động được 3.133 DN chuyển đổi sang áp dụng HĐĐT tạo đà cho việc triển khai trong các năm tiếp theo. Số liệu DN đã áp dụng HĐĐT theo từng Chi cục Thuế đang quản lý toàn ngành thuế tỉnh Khánh Hòa 3 năm 2018-2020 được minh họa tại phụ lục 1.

Hình 4.2. Số DN áp dụng HĐĐT tại các mốc thời gian

Nguồn: Theo báo cáo triển khai HĐĐT của Cục Thuế Khánh Hòa Nếu xem xét phân tích các nhân tố tác động thì rõ ràng năm 2020 là một năm đầy khó khăn. Mọi hoạt động của xã hội nói chung và hoạt động của DN, của cơ quan Thuế nói riêng đều chịu tác động rất lớn của dịch bệnh covid. Công tác triển khai HĐĐT chưa đem lại kết quả tối ưu vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó lý do về quy định chưa bắt buộc chuyển đổi hoàn toàn sang HĐĐT đã được rất nhiều DN nêu ra để trì hỗn áp dụng. Chính vì vậy ngành Thuế phải nhìn nhận phân tích các khó khăn và ngun nhân trong qua trình chuyển đổi HĐĐT để có hướng đề ra các giải pháp thích hợp và hiệu quả.

4.1.3.1 Khó khăn trong q trình chuyển đổi HĐĐT của Doanh nghiệp Khó khăn về cơ sở hạ tầng của quốc gia và yêu cầu đổi mới công nghệ

Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính được Bộ Tài chính ban hành nhằm quy hoạch, xây dựng, phát triển các thành phần trong một chỉnh thể thống nhất, đảm bảo tính liên kết, tích hợp, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Cuối năm 2019 Cuối tháng 3/2020 Cuối tháng 6/2020 Cuối tháng 9/2020 Cuối năm 2020 Số DN sử dụng HĐĐT

giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngồi ngành Tài chính. Tuy nhiên đến nay mơ hình kiến trúc tổng thể của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính vẫn chưa hồn chỉnh, các chức năng từ việc cung cấp dữ liệu nguồn, tích hợp, thu nhận, chuẩn hóa, lưu trữ, phân tích, trực quan hóa dữ liệu tổng hợp từ các nguồn, đến việc phân phối sử dụng dữ liệu chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa đảm bảo sự thống nhất đồng bộ của dữ liệu. Ngành Thuế đã thực hiện thí điểm HĐĐT có mã xác thực của CQT từ tháng 06/2015 theo quyết định số 1209/QĐ-BTC và quyết định số 2660/QĐ-BTC. Trước mắt đã triển khai tại 03 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh và TP Hà Nội và T.P Đà Nẵng nhưng hiện nay vẫn chưa thể triển khai rộng rãi được do cịn hạn chế về cơ sở nền tảng cơng nghệ.

Hóa đơn điện tử được thực hiện bằng phần mềm phải có chứng thư số, địi hỏi hạ tầng ngành viễn thơng cũng như các điều kiện khác từ phía các DN, phải kết nối CQT và các cơ quan liên quan thì mới có thể sử dụng được. Đặc biệt khi sử dụng phần mềm HĐĐT, bản thân các DN phải liên kết với ngân hàng, người mua, người bán. Người bán có thể thực hiện HĐĐT nhưng với người mua thì vẫn cịn q khó để kết nối đồng bộ khiến cho việc triển khai thực hiện HĐĐT tiến triển chậm. Cơ sở dữ liệu của dịch vụ tra cứu HĐĐT của quốc gia chưa đầy đủ, đồng bộ nên nhiều trường hợp khơng tìm thấy thơng tin khách hàng để xuất hóa đơn, khơng tra cứu được thơng báo phát hành hóa đơn, khơng kiểm tra được tính pháp lý của hóa đơn kịp thời. Đây chính là một trong những lý do mà các DN còn do dự chưa chuyển đổi sang áp dụng HĐĐT.

Phần mềm tra cứu hóa đơn trên trang Website: tracuuhoadon.gdt.gov.vn của Tổng cục Thuế giúp tra cứu thơng tin về hóa đơn trên phạm vi tồn quốc. Nhờ đó DN có thể tra cứu được tình trạng của hóa đơn (hợp lệ hay khơng hợp lệ, thơng qua tra cứu nhận biết được hóa đơn đã được phát hành hay chưa, có giá trị sử dụng hay hết giá trị sử dụng do: xóa bỏ, hủy, mất cháy hỏng). Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế lớn: khi tra cứu chỉ biết được tình trạng của hóa đơn là đã phát hành và có giá trị sử dụng nhưng không biết thực tế tại thời điểm tra cứu hóa đơn đã được sử dụng hay chưa, hoặc có bị hóa đơn xóa bỏ khơng. Chương trình chỉ có thể tra cứu được

các trạng thái về thực tế hóa đơn sau khi đến kỳ báo cáo và DN đã báo cáo tình hình SD hóa đơn (Mẫu BC26/AC) theo quy định.

Bên cạnh đó đối với CQT, phần mềm quản lý ấn chỉ là hệ thống do tổng Cục Thuế xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác quản lý ấn chỉ của CQT. Tuy nhiên đối với trường hợp các số hóa đơn trước đây bị cưỡng chế nhưng sau đó có thơng báo được tiếp tục sử dụng của CQT, khi tra cứu trên website “tra cứu hóa đơn” sẽ cho ra các kết quả bao gồm các Thơng báo hóa đơn hết giá trị sử dụng và Thông báo khôi phục số...Nhưng các thông báo này không được thể hiện theo thứ tự ngày tháng năm gây khó khăn cho việc tra cứu hóa đơn để biết có cịn giá trị sử dụng hay không ? Đối với các loại hóa đơn đặc thù như hóa đơn của ngân hàng hay các loại vé, xổ số thì phần mềm quản lý ấn chỉ vẫn chưa tích hợp tự động khi nhận Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC) hay Báo cáo kết quả hủy hóa đơn (TB03/AC) nên cán bộ ấn chỉ vẫn phải nhập thủ cơng. Nói chung phần mềm cũng cịn có nhiều lỗi ở một số tình huống cần phải khắc phục để đảm bảo hóa đơn được cập nhật kịp thời cho cơ sở dữ liệu quốc gia.

Khó khăn liên quan đến quy định và hướng dẫn về HĐĐT

Cuộc khảo sát được tiến hành trong bối cảnh khi Nghị định số 123/2020/NĐ- CP chưa ra đời nên một số DN cho rằng có một số nội dung được hướng dẫn ở nhiều văn bản gây khó hiểu, khơng nhất qn hoặc cịn có điểm chưa được rõ ràng. Mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn vẫn cịn áp dụng theo thơng tư 32/2011/TT-BTC trong khi nhiều nội dung khác lại thực hiện theo thông tư 68/2019/TT-BTC mới phù hợp. Vướng mắc khi áp dụng cho loại vé (điện tử) cổng ra vào, chưa có giải pháp về cách lập và giao như hóa đơn giấy.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 đã quy định cụ thể về việc triển khai HĐĐT trên diện rộng, đánh dấu bước ngoặt trong việc chuyển dịch sử dụng hóa đơn giấy sang HĐĐT. Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc quan trọng. Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ chuyển đổi áp dụng HĐĐT hiện nay, văn bản pháp quy cũng có sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 52 - 64)